- Chương trình thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ: Thực hiện các biện pháp thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ
9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU
9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
9.1.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
Báo cáo "Đánh giá tác động môi trường - công trình thuỷ điện Krông Hnăng" được tiến hành trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu tham khảo sau:
- Báo cáo Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Ba do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện năm 2001.
- Các số liệu, tài liệu, bản đồ chuyên ngành đã có sẵn về các yếu tố môi trường tại khu vực dự án lưu trữ tại Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
- Niên giám thống kê năm 2000 - 2003 của tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Phú Yên. - Niên giám thống kê năm 2001- 2003 của huyện Sông Hinh, huyện Ea Kar và huyện M’Đrăk.
- Các tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội thu thập trong đợt khảo sát tháng 10 - 11/2006 của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4:
Niên giám thống kê năm 2005 của huyện Sông Hình và Ea Kar;
Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện Ea Kar và huyện Sông Hinh. Tài liệu về động thực vật KBTTN Ea Sô.
9.1.1.2. Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
Nguồn tài liệu, số liệu nêu trên đã được Chủ dự án, cơ quan tư vấn của chủ dự án thu thập trong quá trình thực hiện dự án, cả trong phòng và ngoài thực địa. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu vực dự án nên mức độ tin cậy của các tài liệu này phụ thuộc vào cơ quan ban hành.
Kinh tế - xã hội là yếu tố biến động thường xuyên theo thời gian nên đã được cơ quan thực hiện dự án thu thập bổ sung, cập nhật theo các giai đoạn thực hiện dự án.
9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án, tư vấn tạo lập
9.1.2.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Một số tài liệu liên quan do Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Điện sông Ba cung cấp: Hồ sơ thiết kế dự án.
- Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi công trình thuỷ điện Krông Hnăng; Báo cáo Nghiên cứu khả thi công trình thuỷ điện Krông Hnăng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện.
- Các số liệu điều tra, khảo sát về các yếu tố môi trường khu vực dự án được Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thực hiện vào tháng 5 và 6 năm 2003.
- Số liệu phân tích mẫu nước, không khí do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 Phối hợp với phòng Môi trường Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ thực hiện 11/2006.
- Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện 11/2006.
- Tài liệu về đền bù tái định cư do Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba cấp tháng 10/2006: Phương án đền bù giải toả dự án thuỷ điện Krông Hnăng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; Phương án TĐC - ĐC thủy điện Krông Hnăng xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk; Bảng thống kê số liệu điều tra thiệt hại vùng ảnh hưởng;…
9.1.2.2. Đánh giá nguồn tài liệu dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
Các tài liệu, dữ liệu do cơ quan thực hiện dự án lập chủ yếu là kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, lấy mẫu phân tích ngoài thực địa khu vực dự án, khu vực lân cận có khả năng bị ảnh hưởng, phục vụ công tác đền bù tái định cư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu vực dự án. Các tài liệu được điều tra, thu thập bổ sung theo các giai đoạn của dự án.
Do đó, tài liệu sử dụng cho báo cáo có độ tin cậy và tính cập nhật cao.
9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường - công trình thuỷ điện Krông Hnăng” giai đoạn TKKT chúng tôi có kế thừa các kết quả nghiên cứu về các yếu tố môi trường của các viện nghiên cứu và các cơ quan liên quan đến chuyên ngành môi trường. Sử dụng số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên, cũng như kinh tế - xã hội khu vực dự kiến xây dựng công trình và toàn lưu vực.
Trong quá trình tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án tới các yếu tố môi trường, chúng tôi có sử dụng các nhóm phương pháp và các phương pháp: Phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp so sánh; phương pháp đánh giá nhanh; phương pháp ma trận; phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm (nhóm phương pháp chung được sử dụng để lập báo cáo); Phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh; phương pháp tính toán thực nghiệm bao gồm: phương pháp tính xói mòn đất, phương pháp dự báo sạt lở tái tạo bời hồ, phương pháp hệ số ô nhiễm, phương pháp lan truyền chất ô nhiễm, phương pháp lan truyền tiếng ồn, phương pháp tính sinh khối lòng hồ,… (nhóm phương pháp sử dụng trong đánh giá và dự báo các tác động).
- Nhóm phương pháp chung (sử dụng lập báo cáo):
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng các tài liệu thống kê thu thập được của địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), cũng như các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện từ trước tới nay của các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Những tài liệu này được hệ thống lại theo thời gian, được hiệu chỉnh và giúp cho việc xác định hiện trạng môi trường, cũng như xu thế biến đổi môi trường trong khu vực dự án, làm cơ sở cho việc dự báo tác động môi trường khi thực hiện dự án, cũng như đánh giá mức độ tác động đó.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về môi trường đã có sẵn, tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất, cũng như khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực dự án.
+ Phương pháp đánh giá nhanh: Bằng kinh nghiệm của các chuyên gia, trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu việc đánh giá tác động đã được thực hiện sơ bộ đối với một số yếu tố môi trường như: môi trường sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội,...
+ Phương pháp ma trận: Để đánh giá tổng hợp tác động môi trường chúng tôi đã lập ma trận các tác động, đồng thời tiến hành cho điểm tác động. Việc định lượng hoá các tác động môi trường là một công việc khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Krông Hnăng chúng tôi đã cố gắng thực hiện việc cho điểm các tác động theo một thang điểm nhất định.
+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm: Để đánh giá hiện trạng môi trường nước, không khí, đất,… chúng tôi đã tiến hành đi thực địa, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. So sánh kết quả phân tích với TCNV để đánh giá chất lượng của môi trường nền.
- Nhóm phương pháp sử dụng để đánh giá, dự báo các tác động:
+ Phương pháp chuyên gia: Báo cáo có sự tham gia của chuyên gia trong lĩnh vực môi trường thuộc: Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,...
+ Phương pháp tính toán thực nghiệm: Sử dụng các phương trình thực nghiệm của các tác giả trong nước, cũng như nước ngoài để tính toán, dự báo sạt lở bờ hồ, xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện tại toàn lưu vực dự án, tính toán lượng phù sa lắng đọng trong lòng hồ, tính toán sinh khối bị ngập, dự báo biến đổi chất lượng nước,...
+ Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các diễn biến môi trường tại một số các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi đã và đang được xây dựng và vận hành như Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Yaly, Sông Hinh, Dầu Tiếng, Trị An,... để dự báo các tác động có thể xảy ra đối với các yếu tố như địa chất, khí hậu, thuỷ văn, chất lượng nước,... cho công trình.
9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng
Hầu hết các phương pháp trên đã được rất nhiều các công trình, dự án sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá và dự báo các tác động môi trường như: thuỷ điện Srêpok 3, thuỷ điện Srêpok 4, thuỷ điện Trung Sơn, thuỷ điện Buôn Tua Srah, thuỷ điện Sông Ba Hạ,…do đó việc sử dụng chúng trong nghiên cứu, đánh giá dự báo các tác động môi trường của dự án là phù hợp, đúng đắn và kết quả dự báo có thể chấp nhận được. Mức độ tin cậy của các dự báo và đánh giá được trình bày trong mục 9.3.
Tính đúng đắn, mức độ tin cậy của nhóm phương pháp sử dụng đánh giá và dự báo các tác động đã được phân tích đánh giá chi tiết trong mục 3.4. Riêng phương pháp chuyên gia là phương pháp phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá. Báo cáo có sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực môi trường thuộc: Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,... (xem phần mở đầu). Đây là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, công tác lâu năm trong lĩnh vực khác nhau về môi trường như: sinh thái, địa chất, địa lý,…và đã tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhiều công trình, dự án thuỷ điện như: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3, A Vương, Tuyên Quang, Thác Mơ,… Vì vậy,
những nhận xét, đánh giá, dự báo về các vấn đề môi trường của các chuyên gia trong báo cáo này là đáng tin cậy.
9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ9.3.1. Nhận xét chung9.3.1. Nhận xét chung 9.3.1. Nhận xét chung
- Khi thực hiện dự án từ giai đoạn thiết kế công trình đã tiến hành khảo sát, thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và Quốc tế do đó đã đề ra các phương án thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tối đa khối lượng đất đá phải đào đắp và thải ra ngoài môi trường. Khối lượng di dân tái định cư phải di chuyển, diện tích đất bị ngập trong vùng hồ và công trình nhất là đất rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là nhỏ nhất. Số liệu về di dân và đất bị ảnh hưởng đảm bảo độ tin cậy.
- Tài liệu thu thập được, gồm có:
+ Tài liệu về môi trường sinh thái đã được các chuyên gia đầu ngành của Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện tại công trình và phân tích theo các phương pháp đánh giá khác nhau đều cho một kết quả hợp lý. Do đó các đánh giá về nơi thực hiện dự án là các kết quả đánh giá có chất lượng tốt và đáng tin cậy.
+ Tài liệu về nước và không khí đơn vị tư vấn PECC4 thu thập đã tiến hành điều tra và phân tích các mẫu nước và không khí theo đúng tiêu chuẩn hiện hành, các số liệu được thực hiện tại các vị trí khác nhau, có tính đặc trưng của công trình. Các số liệu này đã được sử dụng để đánh giá tác động khi có công trình, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình khác.
- Các số liệu đưa ra để dự báo cho các tác động trong giai đoạn thi công và vận hành của công trình được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Các chuyên gia tham gia thực hiện báo cáo đều là các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đất, nước và sinh thái, các số liệu, tài liệu liên quan đến báo cáo đều được các chuyên gia phân tích và đánh giá một cách đúng mực, tập trung vào nơi xây dựng công trình.
- Các phương pháp để đánh giá tác động trong quá trình xây dựng đã được cụ thể hoá thông qua các mô hình tính toán của các nghiên cứu trước bởi các tác giả trong và ngoài nước và đã được áp dụng thực tế cho nhiều công trình.
9.3.2. Các rủi ro về sự cố môi trường khi không triển khai dự án và thực hiện dự án dự án
9.3.2.1. Đánh giá về các rủi ro khi không thực hiện dự án
Nếu không triển khai dự án, thì phần đất sản xuất của các hộ trong khu bảo tồn Ea Sô vẫn hiện diện, đoạn giao thông cầu Đăk Phú theo thông tin dân địa phương thỉnh thoảng phat hiện có người dân di chuyển từ phía Phú Yên qua cầu Đăk Phú vào khu BTTN để săn bắn thú.
9.3.2.2. Đánh giá về các rủi ro khi thực hiện dự án
An toàn lao động, nếu không thực hiện tốt biện pháp an toàn có thể gây tai nạn trong quá trình thi công. An toàn cháy nổ không thực hiện đúng quy trình quy phạm về nổ mìn, vận chuyển chất nổ…có thể gây cháy nổ dãn đền thiệt hại về người và vật chất
Trong quá trình vận hành trước khi xả lũ nếu không có dự báo tốt về thuỷ văn, không có thông báo kịp thời và tổ chức tốt có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu đến hạ
lưu nhà máy cụ thể là chế độ vận hành hồ Sông Ba Hạ, đất sản xuất hoa màu của các hộ dân hạ lưu nhà máy và tuyến đập.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Sau khi nghiên cứu các tác động của công trình tới các yếu tố môi trường, chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Thuỷ điện Krông Hnăng nằm trên sông Ea Krông Hnăng, thượng lưu của thuỷ điện sông Ba Hạ, có dung tích hồ ứng với MNDNT 255 m là 171,6.106m3, công suất lắp máy 64W. Công trình có nhiệm vụ cung cấp lên lưới điện Quốc gia và khu vực sản lượng điện hằng năm 247,72 triệu kWh.
2. Trong thời kỳ chuẩn bị, thi công, cũng như vận hành công trình, dự án thuỷ điện Krông Hnăng sẽ gây ra một số tác động tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong khu vực. Các tác động này bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
Các tác động tiêu cực bao gồm:
- Đời sống của người dân địa phương vùng công trình sẽ bị xáo trộn trong thời gian xây dựng:
Có 189 hộ bị ảnh hưởng bởi việc triển khai xây dựng dự án, trong đó có 140 hộ/436 khẩu bị ảnh hưởng cả nhà và đất sản xuất phải tiến hành TĐC -ĐC, 49 hộ bị ảnh hưởng đất sản xuất phải tái định canh. Các hộ bị ảnh hưởng chủ yếu là dân tộc Ê Đê (136 hộ), 1 số là người Kinh. Đây là một tác động đáng kể của công trình đối với môi trường kinh tế - xã hội, có liên quan đến chính sách dân tộc của Nhà nước. Bởi vậy, việc soạn thảo một kế hoạch bồi thường, tái định canh chi tiết và thực hiện hợp lý tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Việc tập trung nhiều công nhân xây dựng và dân nhập cư không chỉ gây nên sự xáo trộn, làm phức tạp thêm đời sống văn hoá - xã hội và an ninh địa phương mà còn có thể tác động xấu đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái ở KBTTN Ea Sô và xung quanh khu vực dự án do hoạt động chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản, săn bắt động vật trái phép.
Với các biện pháp giảm thiểu đã nêu thì mức độ tác động sẽ được giảm rất nhiều. Tác động này sẽ được khắc phục sau khi ổn định tái định cư - định canh và kết thúc thời kỳ thi công công trình.