- Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành:
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi chế độ dòng chảy
Biện pháp giảm thiểu
- Đối với hạ lưu sau nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng: Việc điều tiết dòng chảy sẽ tuân thủ đúng quy định điều phối. Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về việc xả nước, xả lũ và luôn thông tin kịp thời vùng hạ du nhằm đảm bảo an toàn cho người dân địa phương và cho các công trình vùng hạ du, hạn chế tối đa các thiệt hại về người và của có thể xảy ra.
Trong trường hợp xả lũ làm thiệt hại đến hoa màu hoặc cơ sở vật chất của nhân dân Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường.
- Đoạn sông Krông Hnăng sau đập đến kênh xả nhà máy: Sau khi xây dựng hồ chứa đoạn sông này bị mất nước, sinh vật thuỷ sinh, thực động vật, hoạt động sản xuất khu vực ven bờ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên do chiều dài của sông không lớn khoảng 3km, có các con suối Ea Gbou (F = 8km2), Ea Khang (F = 2km2) đổ vào, nước mưa và lượng nước thấm qua đập. Theo tính toán lượng nước gia nhập trong lưu vực khu giữa là 0,25m3/s bao g m: l u lồ ư ượng nướ ừ ốc t su i 0,22m3, th m t ấ ừ đập 0,03m3. Hai bên bờ đoạn sông này không có hộ dân sinh sống, sinh hoạt và thảm thực vật chủ yếu là trảng cỏ cây bụi nên với lượng nước như trên tuy không lớn nhưng vẫn có thể đảm bảo duy trì được hệ sinh thái.
Hiệu quả của biện pháp
Việc tuân thủ quy chế vận hành, điều tiết hồ chứa; thông báo và cảnh báo kịp thời sẽ giảm được các thiệt hại về người và của gây ra cho hạ du nhà máy.