Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 165)

- Chương trình thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ: Thực hiện các biện pháp thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ

7.2.1.Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình

a) Chương trình giám sát chất thải

Kinh phí thực hiện chương trình giám sát chất thải lỏng theo các chỉ tiêu quan trắc và tần suất giám sát như sau:

4 lần/năm x 4 năm = 16lần lấy mẫu

16 lần x 1mẫu/vị trí x 3vị trí x 2.000.000 đồng/mẫu = 96.000.000 đồng

Chương trình giám sát chất thải rắn

Kinh phí thực hiện bao gồm các chi phí giám sát nguồn phát thải (chất thải trong xây dựng, sinh hoạt, ...); khối lượng phát thải; việc thu gom, xử lý và thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Kinh phí này nằm trong kinh phí của nhà thầu.

b) Chương trình giám sát môi trường xung quanh

Chương trình giám sát môi trường không khí

Kinh phí thực hiện chương trình giám sát môi trường không khí theo các chỉ tiêu quan trắc và tần suất quan trắc đề xu t trong m c 6.2.2.1 nh sau:ư

07 vị trí x 2 lần/năm x 4 năm x 4.000.000đ/vtrí/lần = 224.000.000 đ

Chương trình giám sát môi trường nước (tính c trong giai o n thiả đ ạ

công v v n h nh công trình)à ậ à

* Kinh phí th c hi n chự ệ ương trình giám sát môi trường nước theo các ch tiêuỉ quan tr c v t n su t quan tr c ắ à ầ ấ ắ đề ấ xu t trong chương 6 nh sau:ư

- Chi phí giám sát chất lượng nước sông: + Giai đoạn xây dựng:

((02 lần x 2năm) + (04 lần x 02năm)) x 3 vị trí x 3.000.000đ = 108.000.000đ + Giai đoạn vận hành:

((02 lần x 5năm) + (01lần x 05 năm)) x 3 vị trí x 3.000.000đ = 135.000.000đ

Tổng kinh phí giám sát chất lượng môi trường nước: 243.000.000đ

* Kinh phí quan trắc thuỷ văn:

+ Vị trí (i): Quan trắc 30 năm x 12lần x 1.000.000 đ = 360.000.000đ + Vị trí (ii): kinh phí trong quản lý vận hành nhà máy

+ Vị trí (iii): Quan trắc 10 năm x 12 lần x 1000.000đ = 120.000.000đ

Tổng kinh phí quan trắc thuỷ văn: 480.000.000đ

c) Chương trình giám sát môi trường khác

Chương trình giám sát môi trường sinh thái

Kinh phí bao gồm: trồng mới rừng và giám sát các hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán các động vật hoang dã, khai thác lâm sản,… trái phép của công nhân xây dựng.

- Kinh phí trồng mới rừng (175ha): 8.000.000 đồng/ha x 175ha = 1.400.000.000 VNĐ.

- Kinh phí giám sát tính trong chi phí chung của nhà thầu xây dựng.

Giám sát y tế và an toàn lao động

Giám sát y tế và an toàn lao động gồm: giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động đối với y tế và an toàn lao động; kiểm soát, thực hiện các biện pháp y tế khác: tiêm phòng, phòng chống lao, sốt rét,…

Kinh phí thực hiện cho công tác giám sát y tế và an toàn lao động được tính trong chi phí chung của nhà thầu xây dựng.

Giám sát công tác bồi thường và di dân tái định cư - định canh

Kinh phí cho các hoạt động giám sát công tác bồi thường di dân tái định cư - định canh nằm trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình

a) Giám sát xói lở bờ sông, hồ

Kinh phí cho các hoạt động giám sát xói lở bờ sông hồ gồm: khảo sát để phát hiện kịp thời các hiện tượng xói lở bờ hồ, bờ sông (quy mô và mức độ). Chi phí giám sát tính trong chi phí vận hành.

b) Giám sát bồi lắng lòng hồ

Kinh phí giám sát bồi lắng lòng hồ bao gồm: chi phí đo địa hình lòng hồ định kỳ. Chi phí tính trong chi phí vận hành.

c) Giám sát hệ sinh thái

Kinh phí giám sát bao gồm:

Kinh phí đóng góp cho khu BTTN Ea Sô: 300.000.000đ

Chi phí giám sát thuỷ sinh vật sẽ do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm (tạm tính) là: 1lần/năm x 5 năm x 20.000.000 đồng/lần = 100.000.000VNĐ.

d) Giám sát môi trường khu vực tái định cư

Kinh phí giám giám môi trường khu vực tái định cư do Chủ đầu tư chi trả để giám sát về cuộc sống và sản xuất của các hộ dân tại khu vực TĐC - ĐC nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện bất hợp lý.

e) Giám sát an toàn đập

Kinh phí giám sát an toàn đập được tính trong chi phí xây dựng (chi phí lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động).

Bảng 7.1: Khái toán chi phí các hoạt động bảo vệ môi trường

TT Các hoạt động Chi phí

(đồng) Ghi chú

I Giai đoạn xây dựng 11.290.000.000

1 Xử lý nước thải sinh hoạt Tính trong kinh phí chung của nhà thầu

2 Xử lý rác thải

Xử lý chất thải CNXD Tính trong kinh phí chung của nhà thầu

Xử lý rác thải sinh hoạt 51.500.000 Tính trong kinh phí chung của nhà thầu

3 Thu dọn lòng hồ

Khu dân cư 189.000.000

Các khu nghĩa địa 29.500.000

Rừng 387.000.000

Thảm cây trồng lâu năm 280.000.000

Phát đốt 40.000.000

4 Xử lý bom mìn, vật nổ, chất độc hoá học

Dò phá bom mìn, vật nổ 7.870.000.000

5 Giám sát chất thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất thải lỏng 96.000.000

Chất thải rắn Tính trong kinh phí chung của nhà thầu

6 Giám sát môi trường xung quanh

Môi trường không khí 224.000.000

Môi trường nước 723.000.000

TT Các hoạt động Chi phí

(đồng) Ghi chú

Trồng rừng 1.400.000.000

Giám sát các hoạt động trái

phép Tính trong kinh phí chung của nhà thầu

8 Giám sát y tế và an toàn lao động Tính trong kinh phí chung của nhà thầu

9 Giám sát công tác bồi thường và di dân TĐC - ĐC Tính trong kinh phí bồi thường hỗ trợ TĐC.

II Giai đoạn vận hành 400.000.000

10 Giám sát chất thải

Giám sát chất thải lỏng Tính trong chi phí vận hành nhà máy

Giám sát chất thải rắn Tính trong chi phí vận hành nhà máy

11 Giám sát môi trường khí tượng - thuỷ văn Tính trong chi phí vận hành nhà máy

12 Giám sát xói lở bờ sông, hồ Tính trong chi phí vận hành nhà máy

13 Giám sát bồi lắng lòng hồ Tính trong chi phí vận hành nhà máy

14 Giám sát môi trường sinh thái Giám sát hệ sinh thái, đa dạng sinh học (đóng góp cho

KBTTN Ea Sô) 300.000.000 Tính trong chi phí vận hành nhà máy

Giám sát thuỷ sinh vật 100.000.000 Tính trong chi phí vận hành nhà máy

15 Giám sát môi trường khu vực tái định cư Tính trong chi phí vận hành nhà máy

16 Giám sát an toàn đập Tính trong chi phí vận hành nhà máy

Chương 8

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

8.1. Ý ki n c a UBND các xã và UBMTTQ các xã và Ban Qu n Lý KBTTN EA SÔế ủ ả

Công tác tham vấn cộng đồng đã được tiến hành theo 2 hình thức, đến địa phương làm việc trực tiếp với đại diện các xã trong vùng ảnh hưởng (thời giam tham vấn từ ngày 27 /10 /2006 đến ngày 03/11/2006) và hình thức tham vấn bằng văn bản của Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư đã có công văn số 216/07/CV-S3-KT ngày 16 /04/2007 của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” đến UBND xã và UBMTTQ các xã Ea Sô - huyện Ea Kar, xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk, xã Ea Ly - huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên, kèm theo bản Tóm tắt báo cáo ĐTM của dự án. Các xã có văn bản phúc đáp công văn số 216 /07/CV-S3-KT của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông 3 như sau:

- Xã Ea Ly có văn bản về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” ngày 19 tháng 4 năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xã Cư Prao có văn bản về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” ngày 18 tháng 4 năm 2007

- Xã Ea Sô có văn bản về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” ngày 18 tháng 4 năm 2007

Chủ đầu tư đã có công văn số 273/07/CV-S3-KT ngày 4 /05/2007 của Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng” gửi tới Ban Quản lý KBTTN Ea Sô kèm theo bản Tóm tắt báo cáo ĐTM của dự án.

BQL khu BTTN Ea Sô văn bản phúc đáp ngày 08 tháng 05 năm 2007 về việc “Đóng góp ý kiến về Báo cáo ĐTM thuỷ điện Krông Hnăng”

Các văn bản của các xã và các biên bản làm việc được pho tô đóng kèm ở phần phụ lục.

Nội dung các ý kiến tham vấn của địa phương và BQL khu BTTN Ea Sô được liệt kê như sau:

8.1.1. Ý kiến đồng ý:

UBND xã Ea Ly ; UBMTTQ xã Ea Ly

Sau khi nghiên cứu thảo luận ban lãnh đạo UBND xã , UBMTTQ xã có ý kiến:

Thống nhất địa điểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình.

Thống nhất các tác động xấu và các giải pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường như đã nêu.

Kiến nghị Công ty xem xét, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định.

UBND xã Ea Sô; UBMTTQ xã Ea Sô

Nhất trí địa diểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình.

môi trường như đã nêu.

Đề nghị Công ty xem xét, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định khi thi công vận hành công trình.

UBND xã Cư Prao ; UBMTTQ xã Cư Prao

Thống nhất địa điểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình.

Cơ bản nhất trí với những tác động xấu mà Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba đã nêu, tuy nhiên cần bổ sung những vấn đề sau: có thể gây xáo trộn đời sống nhân dân trong vùng ảnh hưởng do đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp.

Nhất trí với các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tuy nhiên cần bổ sung thêm các biện pháp sau: Công khai giá cả bồi thường, tiến độ bồi thường để ít gây xáo trộn đời sống nhân dân. Sớm tiến hành công tác bồi thường TĐC-ĐC, thực hiện theo quy định để sớm ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

Ban quản lý KBTTN Ea Sô

Nhất trí với địa điểm xây dựng công trình, nội dung chính của dự án, các hạng mục xây dựng công trình.

Thống nhất với các tác động xấu và các giải pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường như đã nêu.

Đề nghị quý Công ty xem xét thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định khi thi công và vận hành công trình.

8.1.2. Ý kiến không đồng ý: Không có.

Chương 9

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

9.1.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

Báo cáo "Đánh giá tác động môi trường - công trình thuỷ điện Krông Hnăng" được tiến hành trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu tham khảo sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Ba do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện năm 2001.

- Các số liệu, tài liệu, bản đồ chuyên ngành đã có sẵn về các yếu tố môi trường tại khu vực dự án lưu trữ tại Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

- Niên giám thống kê năm 2000 - 2003 của tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Phú Yên. - Niên giám thống kê năm 2001- 2003 của huyện Sông Hinh, huyện Ea Kar và huyện M’Đrăk.

- Các tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội thu thập trong đợt khảo sát tháng 10 - 11/2006 của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4:

Niên giám thống kê năm 2005 của huyện Sông Hình và Ea Kar;

Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện Ea Kar và huyện Sông Hinh. Tài liệu về động thực vật KBTTN Ea Sô.

9.1.1.2. Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

Nguồn tài liệu, số liệu nêu trên đã được Chủ dự án, cơ quan tư vấn của chủ dự án thu thập trong quá trình thực hiện dự án, cả trong phòng và ngoài thực địa. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu vực dự án nên mức độ tin cậy của các tài liệu này phụ thuộc vào cơ quan ban hành.

Kinh tế - xã hội là yếu tố biến động thường xuyên theo thời gian nên đã được cơ quan thực hiện dự án thu thập bổ sung, cập nhật theo các giai đoạn thực hiện dự án.

9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án, tư vấn tạo lập

9.1.2.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Một số tài liệu liên quan do Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Điện sông Ba cung cấp: Hồ sơ thiết kế dự án.

- Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi công trình thuỷ điện Krông Hnăng; Báo cáo Nghiên cứu khả thi công trình thuỷ điện Krông Hnăng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện.

- Các số liệu điều tra, khảo sát về các yếu tố môi trường khu vực dự án được Viện Địa chất và Môi trường, Viện Địa lý và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thực hiện vào tháng 5 và 6 năm 2003.

- Số liệu phân tích mẫu nước, không khí do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 Phối hợp với phòng Môi trường Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ thực hiện 11/2006.

- Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện 11/2006.

- Tài liệu về đền bù tái định cư do Công ty Đầu tư và Phát triển Điện Sông Ba cấp tháng 10/2006: Phương án đền bù giải toả dự án thuỷ điện Krông Hnăng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; Phương án TĐC - ĐC thủy điện Krông Hnăng xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk; Bảng thống kê số liệu điều tra thiệt hại vùng ảnh hưởng;…

9.1.2.2. Đánh giá nguồn tài liệu dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

Các tài liệu, dữ liệu do cơ quan thực hiện dự án lập chủ yếu là kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, lấy mẫu phân tích ngoài thực địa khu vực dự án, khu vực lân cận có khả năng bị ảnh hưởng, phục vụ công tác đền bù tái định cư và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu vực dự án. Các tài liệu được điều tra, thu thập bổ sung theo các giai đoạn của dự án.

Do đó, tài liệu sử dụng cho báo cáo có độ tin cậy và tính cập nhật cao.

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNGĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường - công trình thuỷ điện Krông Hnăng” giai đoạn TKKT chúng tôi có kế thừa các kết quả nghiên cứu về các yếu tố môi trường của các viện nghiên cứu và các cơ quan liên quan đến chuyên ngành môi trường. Sử dụng số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên, cũng như kinh tế - xã hội khu vực dự kiến xây dựng công trình và toàn lưu vực.

Trong quá trình tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của dự án tới các yếu tố môi trường, chúng tôi có sử dụng các nhóm phương pháp và các phương pháp: Phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp so sánh; phương pháp đánh giá nhanh; phương pháp ma trận; phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm (nhóm phương pháp chung được sử dụng để lập báo cáo); Phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh; phương pháp tính toán thực nghiệm bao gồm: phương pháp tính xói mòn đất, phương pháp dự báo sạt lở tái tạo bời hồ, phương pháp hệ số ô nhiễm, phương pháp lan truyền chất ô nhiễm,

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 165)