- Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành:
3.4.2. Những điều còn chưa chắc chắn trong đánh giá, đề xuất
3.4.2.1. Đối với các nguồn không liên quan đến chất thải
- Biến đổi chất lượng nước hồ và ảnh hưởng đến vùng hạ du giai đoạn đầu tích nước:
Sự biến đổi chất lượng nước hồ và hạ du phụ thuộc vào: mùa lũ cụ thể của thời gian tính từ thời điểm nút hầm dẫn dòng, chế độ vận hành của tổ máy số một, trong quá trình tính toán sinh khối lòng hồ chỉ lấy được số liệu hiện trạng lòng hồ năm 2004 nên từ năm 2005 đến khi tích nước hồ hiện trạng thảm phủ thực vật có những biến đổi nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng thiết kế và thi công thu dọn lòng hồ.
Tác động do sự sạt lở, tái tạo bờ hồ và bồi lắng lòng hồ phụ thuộc vào lượng bùn cát do sạt lở tái tạo bờ hồ. Lượng bùn cát do sạt lở, tái tạo bờ hồ được dự báo dựa trên các mặt cắt địa chất và mặt cắt thuỷ văn.
- Thay đổi hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực hồ chứa:
Hiện nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu, quan trắc môi trường sinh thái của hồ chứa thuỷ điện trong giai đoạn vận hành là hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ Thác Bà,...Sự thay đổi hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực hồ chứa được dự báo dựa trên kết quả quan trắc của các hồ này.
- Chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chấtdinh dưỡng của hồ:
Chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chất dinh dưỡng của hồ được dự báo trên cơ sở các số liệu quan trắc kiểm soát môi trường của các hồ chứa đã đi vào hoạt động như: Hồ chứa Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Sông Hinh,…Hiện nay, rất nhiều các dự án thuỷ điện cũng căn cứ vào các kết quả quan trắc của các hồ này để dự báo chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chất dinh dưỡng của hồ như: Srêpôk 3, Trung Sơn, Buôn Tua Srah, Buôn Kuôp, Srêpôk 4,…
- Thay đổi vi khí hậu:
Sự biến đổi của điều kiện khí hậu khu vực hồ Krông Hnăng được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu khả năng biến đổi của điều kiện khí hậu ở hồ Hòa Bình của nhiều tác giả và các số liệu đo đạc, tính toán các đặc trưng khí hậu của một số trạm khí tượng giai đoạn trước và sau khi hồ Hòa Bình đi vào vận hành.
Chương 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG