CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 159)

- Chương trình thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ: Thực hiện các biện pháp thu dọn vệ sinh khu vực lòng hồ

6.2.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.2.1. Chương trình quản lý môi trường

6.2.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong quá trình thi công công trình

Để quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công Chủ đầu tư thành lập một bộ phận chuyên trách đại diện cho chủ đầu tư tổ chức quản lý, triển khai thực hiện: Môi trường - Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Nhiệm vụ:

Quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình như: quản lý môi trường xung quanh, quản lý chất thải và phòng chống sự cố môi trường, tổ chức thực hiện giám sát môi trường trong quá trình thi công.

Yêu cầu Nhà thầu xây dựng phải quản lý cán bộ, công nhân xây dựng không được xâm hại tài nguyên rừng, thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong thi công.

Tiếp nhận thông tin phản hồi về vấn đề môi trường của các đơn vị thi công, người dân địa phương, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường địa bàn đặt dự án,… trong quá trình thực hiện dự án.

- Tư vấn cho Chủ dự án giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến dự án trong giai đoạn thi công.

- Là đầu mối theo dõi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, các chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường của các đơn vị, cán bộ, công nhân xây dựng của nhà thầu.

- Cán bộ giám sát môi trường của chủ dự án có trách nhiệm:

+ Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của các đơn vị nhà thầu thi công.

+ Thu thập các thông tin về diễn biến tác động môi trường trong giai đoạn thi công.

- Phối hợp với cộng đồng địa phương và các đơn vị chuyên trách xử lý kịp thời những sự cố môi trường. Sau khi xử lý các thông tin này cần được thông báo cho các tổ chức liên quan.

- Sau khi có các chương trình giám sát thường xuyên tại công trường, ban quản lý sẽ có các báo cáo thường xuyên theo định kỳ cho địa phương, cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên. Chu kỳ báo cáo là 6 tháng hoặc một năm tuỳ theo từng hoạt động giám sát.

6.2.1.2. Chương trình quản lý môi trường trong quá trình vận hành công trình

Để quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành Ban quản lý nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng cử 01 cán bộ quản lý môi trường.

Nhiệm vụ :

Quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành công trình như: quản lý môi trường xung quanh, quản lý chất thải và phòng chống sự cố môi trường.

Sự xâm hại tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của cán bộ, công nhân vận hành,…

Việc sử dụng tài nguyên nước hồ chứa.

Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trong hồ chứa.

Theo dõi việc thu gom, xử lý dầu mỡ thải,…trong quá trình vận hành.

Đề xuất các phương án phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra trong quá trình vận hành công trình: nguy cơ mất nước hồ chứa, nguy cơ vỡ đập,…

Thu thập các thông tin, giám sát mọi sự thay đổi của môi trường trong quá trình vận hành.

- Theo dõi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, các chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường của các đơn vị, cán bộ, công nhân vận hành.

- Tiếp nhận thông tin phản hồi về vấn đề môi trường của người dân địa phương, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý môi trường địa bàn đặt dự án,… trong quá trình vận hành.

- Báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

- Tư vấn cho cho Ban quản lý nhà máy giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan.

- Thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng, cộng đồng địa phương xử lý kịp thời những sự cố môi trường.

6.2.2. Chương trình giám sát môi trường

6.2.2.1. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn thi công công trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Chương trình giám sát chất thải

Chương trình giám sát chất thải lỏng

- Kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải lỏng: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp (dầu mỡ thải,…).

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải lỏng. - Giám sát việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, dầu mỡ thải theo quy trình kỹ thuật đã được đưa ra.

* Vị trí giám sát: 1 vị trí tại điểm tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt; 1 vị trí tại trạm trộn bê tông; 1 vị trí tại trạm bảo dưỡng phương tiện, máy móc.

* Thông số giám sát:

Khối lượng thải, pH, chất rắn lơ lửng, DO, BOD, COD, tổng N, tổng P, coliform, chất tẩy rửa, dầu mỡ thải.

* Tần suất giám sát: 1 quý/lần trong giai đoạn thi công.

Chương trình giám sát chất thải rắn

- Kiểm soát các nguồn phát sinh chất thải rắn: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp (đất đá thải, vỏ bao bì,…).

- Theo dõi khối lượng chất thải rắn phát sinh: Khối lượng rác thải sinh hoạt; khối lượng đất đá thải trong quá trình thi công;…

- Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn. - Giám sát việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, đất đá thải,… theo quy trình kỹ thuật đã được đưa ra.

Vị trí giám sát: Khu vực lán trại công nhân, khu mặt bằng công trình, khu mỏ vật liệu, khu vực xây dựng khu tái định cư - định canh.

* Tần suất giám sát: 1 quý/lần trong giai đoạn thi công.

b) Chương trình giám sát môi trường xung quanh

Chương trình giám sát môi trường không khí

- Quan trắc môi trường không khí trong thời gian thi công, bao gồm: bụi lắng tổng cộng, bụi PM10, tiếng ồn, độ rung, các khí th i c h i CO, NOả độ ạ 2, SO2, Pb, O3,...

- Vị trí quan trắc: 07 vị trí: 2 vị trí tại khu vực khai thác nguyên vật liệu (mỏ đất, mỏ đá); 1 vị trí tại khu vực xây dựng đập; 1 vị trí tại khu vực đổ thải (bãi thải sinh hoạt); 1 vị trí tại khu vực trạm nghiền sàng, trộn bêtông, 1 vị trí tại khu nhà ở của ban quản lý công trường và lán trại công nhân; 1 vị trí KBTTN Ea Sô (cách công trình trên 3km). Sơ đồ vị trí giám sát: xem hình 14.

- Tần xuất quan trắc:

6 tháng/lần trong 04 năm xây dựng.

- Kinh phí giám sát được trình bày trong chương 7.

Chương trình giám sát môi trường nước (tính c trong giai o n thiả đ ạ

công v v n h nh công trình). à ậ à S ơ đồ ị v trí giám sát : xem hình 14.

- Trong thời gian thi công và vận hành nhà máy sẽ tiến hành công tác giám sát môi trường nước.

Ngoài việc giám sát chất lượng nước cần theo dõi các diễn biến của các yếu tố khác của môi trường nước như: sự biến đổi dòng chảy, cường độ và tần suất xuất hiện lũ,…

- Việc quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn sẽ tuân thủ đúng theo quy trình quy phạm của ngành khí tượng thuỷ văn trực thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường.

- Mục đích quan trắc:

+ Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước.

+ Giám sát môi trường nước nhằm phát hiện kịp thời các biến đổi về chất lượng nước trong khu vực và trong trường hợp cần thiết áp dụng tức thời các biện pháp xử lý bảo vệ môi trường nước.

+ Chỉ tiêu hoá: độ pH, COD, BOD, DO, Pb, tổng Nitơ (NH4, NO3, NO2), PO4-, tổng sắt (Fe+2, Fe+3), dầu mỡ, độ đục, chất rắn lơ lửng, Coliform (theo TCVN 5942:1995) . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chỉ tiêu thuỷ văn: Quan trắc mực nước, lưu lượng - Các vị trí quan trắc:

Nước sông: 1 vị trí tại thượng lưu hồ chứa (i), 1 vị trí tại hồ chứa (ii), 1 vị trí tại hạ lưu nhà máy (iii).

- Tần xuất quan trắc: + Chỉ tiêu hoá:

6 tháng/lần trong 02 năm đầu xây dựng. 1 quý/lần trong 02 năm xây dựng tiếp theo

6 tháng/lần trong thời gian thi công còn lại và 5 năm đầu hồ tích nước. 1 năm/lần trong 5 năm vận hành tiếp theo.

+ Chỉ tiêu thuỷ văn:

Vị trí(ii) : Lưu lượng, mực nước quan trắc theo quy định trạm TV cấp II liên tục trong thời gian thi công; trong thời gian vận hành chỉ quan trắc mực nước suốt quá trình vận hành.

Vị trí (iii): giai đoạn thi công không quan trắc, Giai đoạn vận hành quan trắc trong 10 năm ( 06 tháng / lần vào mùa lũ và mùa khô) quan trắc cả mực nước và lưu lượng.

Kinh phí giám sát được trình bày trong chương 7.

c) Chương trình giám sát môi trường khác

Chương trình giám sát môi trường sinh thái

Tác động của công trình thuỷ điện Krông Hnăng đến môi trường sinh thái vùng lòng hồ là đáng kể, đặc biệt đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Vì vậy, việc giám sát môi trường sinh thái là rất cần thiết. Giám sát môi trường sinh thái bao gồm các hoạt động sau:

- Giám sát việc trồng mới 175ha rừng .

- Nhà thầu trong quá trình thi công phải tự giám sát các hoạt động trái phép như săn bắt, vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã, khai thác lâm sản, cây rừng,... của công nhân xây dựng.

Giám sát y tế và an toàn lao động

Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động đối với y tế và an toàn lao động đối với công nhân xây dựng công trình.

- Kiểm soát, thực hiện các biện pháp y tế khác như tiêm phòng, phòng chống lao, sốt rét, … khả năng cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh,…

Giám sát công tác bồi thường và di dân tái định cư - định canh

Nhìn chung, công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư - định canh là công tác phức tạp. Cơ cấu tổ chức cơ quan giám sát phải thể hiện tính trách nhiệm tổng hợp của chính quyền địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, xã, thôn và đại diện những người bị ảnh hưởng. Chương trình di dân, giám sát tái định cư - định canh đã được đề cập cụ thể ở phần kế hoạch bồi thường di dân TĐC - ĐC.

- Đối với các hoạt động giám sát môi trường nền, Chủ đầu tư sẽ đào tạo, tuyển dụng nhân viên giám sát, hợp đồng với các cơ quan có đủ chức năng thực hiện quan trắc giám sát.

- Đối với các hoạt động giám sát môi trường sinh thái, các hoạt động liên quan đến thảm thực vật rừng và hệ động vật hoang dã trong quá trình xây dựng cũng như vận hành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm quan sát và báo cáo với các cơ quan về môi trường ở địa phương, cơ quan quản lý môi trường phê duyệt báo cáo môi trường, khi thấy có các biểu hiện bất thường.

- Kiến nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có các biện pháp hợp lý và khả thi để giám sát các hoạt động săn bắt, khai thác sản phẩm rừng của dân địa phương trong thời gian thi công và nhất là sau khi dự án đi vào hoạt động.

- Việc giám sát bồi thường tái định cư được thực hiện thường xuyên và do ban di dân tái định cư chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng có các cuộc kiểm tra hàng năm, do các nhóm chuyên gia độc lập thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan.

- Báo cáo định kỳ cho chính quyền địa phương và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên 6 tháng hoặc 1 năm tuỳ theo từng hoạt động giám sát.

6.2.2.2. Chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình

Sau khi công trình thuỷ điện Krông Hnăng hoàn thành, giai đoạn vận hành sẽ bắt đầu từ cuối năm 2008. Trong giai đoạn vận hành, các tác động môi trường xảy ra trên một phạm vi rộng: từ thượng du, khu vực lòng hồ đến hạ du công trình. Thời gian tác động cũng kéo dài, nhiều tác động còn tiềm ẩn cho đến nay chưa thể dự báo hết được. Ở nước ta, một số quan trắc, nghiên cứu về môi trường ở khu vực các hồ thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Thác Bà đã kéo dài được 15 - 20 năm từ khi vận hành nhưng các số liệu quan trắc này còn chưa đồng bộ và liên tục, các kết quả còn hạn chế. Vì vậy, chương trình giám sát môi trường giai đoạn vận hành công trình thuỷ điện Krông Hnăng cụ thể là:

a) Giám sát xói lở bờ sông, hồ

Trong thời gian vận hành, hàng năm tổ chức các đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xói lở bờ hồ, bờ sông, xác định quy mô và mức độ xói lở nhằm kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp.

Tần suất: 6 tháng/lần trong những năm đầu tích nước (5năm). 1 lần/năm trong 10 năm vận hành tiếp theo.

Vị trí giám sát: khu vực bờ hồ sát đập dài khoảng 2,0km về phía thượng lưu; khu vực từ kênh xả nhà máy dài khoảng 2,0km về phía hạ lưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Giám sát bồi lắng lòng hồ

Tiến hành đo địa hình lòng hồ định kỳ. Mục đích là giám sát bồi lắng lòng hồ, phát hiện và kịp thời xử lý các biến cố bất thường.

Tần xuất: 10 năm/lần.

Thời gian quan trắc: trong thời gian vận hành của công trình.

Khảo sát định kỳ hàng năm về cá và thuỷ sinh trong vùng lòng hồ và khu vực hạ du (sau đập và sau nhà máy) từ khi bắt đầu tích nước hồ nhằm phát hiện các thay đổi về thành phần loài và sự phát triển của chúng sau khi có hồ.

Tiếp tục thực hiện các chuyến khảo sát định kỳ hàng năm về hệ sinh thái tại khu vực dự án và tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nhằm phát hiện các biến đổi về đa dạng sinh học. Kiểm kê tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu vực làm cơ sở thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động, đặc biệt là khu vực đoạn sông khoảng 3km từ sau đập đến trước nhà máy.

Lực lượng thực hiện là các chuyên gia về môi trường sinh thái, cá và thuỷ sinh. Thời gian: 5năm từ khi vận hành.

Tần suất quan trắc: 01năm/lần.

Riêng các hoạt động giám sát thuỷ sinh vật sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia sinh thái học và kinh phí do Chủ đầu tư chịu trách nhiệm.

e) Giám sát môi trường khu vực tái định cư

Sau khi quá trình TĐC - ĐC ổn định, Chủ đầu tư tiếp tục có các hoạt động giám sát về cuộc sống và sản xuất của các hộ dân tại khu vực TĐC - ĐC nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện bất hợp lý.

Hình thức giám sát: Hàng năm tổ chức các cuộc tiếp xúc, lấy ý kiến của người dân TĐC - ĐC và chính quyền địa phương, kịp thời giải quyết những vướng mắc của người dân, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.

Thời gian: 5năm sau khi TĐC-ĐC. Tần suất quan trắc: 01năm/lần.

f) Giám sát an toàn đập

Trong suốt quá trình vận hành, Chủ đầu tư thực hiện chương trình giám sát, quản lý an toàn đập bằng hệ thống quan trắc tự động bằng các thiết bị chuyên dụng.

Đối tượng quan trắc: độ thấm nước qua đập, độ biến dạng đập.

Khi có biểu hiện biến động bất thường, Chủ đầu tư sẽ kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục.

g) Tổ chức hoạt động giám sát

Các hoạt động giám sát sẽ được Chủ đầu tư, đại diện là Ban quản lý nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng chịu trách nhiệm. Việc triển khai thực hiện sẽ theo phương

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 159)