ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 137)

- Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành:

3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp

3.4.1.1. Phương pháp tính xói mòn đất

Để xác định lượng đất bị xói mòn trên lưu vực hồ chứa đã sử dụng Phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier và Smith.

Phương trình mất đất phổ dụng của Whischmeier và Smith là công thức tính xói mòn được sử dụng nhiều nhất. So với các phương pháp, phương pháp này có nhiều ưu thế trong công tác nghiên cứu xác định lượng đất bị mất do xói mòn, cụ thể:

- Phương trình đã thể hiện được mối tương quan chặt chẽ giữa: lượng đất bị xói mòn, lượng mưa, độ dốc, chiều dài sườn dốc, hệ số che phủ lưu vực.

- Thể hiện được mối quan hệ tương tác giữa hệ sinh thái, kỹ thuật canh tác nông nghiệp và lớp phủ.

Vì vậy, phương pháp này đã được áp dụng tính toán lượng đất bị mất do xói mòn trên lưu vực cho hàng loạt các công trình thuỷ điện như: thuỷ điện Buôn Tua Srah, thuỷ điện Buôn Kuốp, thuỷ điện Srêpôk 3, thuỷ điện Srêpôk 4, thuỷ điện Sông Ba Hạ, thủy điện Trung Sơn,… có thể khẳng định dùng phương pháp này là đúng đắn và thích hợp.

3.4.1.2. Phương pháp hệ số ô nhiễm

Bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động nổ mìn, các phương tiện giao thông, máy thi công chủ yếu trong quá trình thi công, giai đoạn vận hành gần như không có.

Hiện tại trên thế giới có khảo sát về lượng khí thải trung bình của các loại xe và thiết bị thi công. Cụ thể, hệ số phát thải khí từ các phương tiện giao thông của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, tổ chức Y tế Thế giới và Netherlands; hệ số phát thải khí từ các máy móc trong quá trình san gạt đào đắp đất đá của NATZ Transport của Mỹ. Bụi phát ra từ nổ mìn; do hoạt động đào đắp đất; do các máy móc, thiết bị xây dựng sử dụng tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới, Phạm Ngọc Đăng và Netherlands. Tiếng ồn phát sinh do các máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải sử dụng tài liệu của FHA của Mỹ.

Các phương pháp này đã được nhiều công trình sử dụng trong dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, bụi, tiếng ồn) như: Thuỷ điện Srêpôk 3, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy An Hoà tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang công suất 130.000 tấn/năm, Thuỷ điện Srêpôk 4, Dự án mở rộng công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 -250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm,… Như vậy, có thể sử dụng phương pháp nêu trên để tính toán.

3.4.1.3. Phương pháp lan truyền chất ô nhiễm

Để tính toán nồng độ của chất thải và xác định phạm vi ảnh hưởng của dự án đã sử dụng mô hình vệt khói GAUSS và mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong khí quyển.

Phương pháp này đã được đơn giản hoá trên cơ sở thừa nhận một số điều kiện xấp xỉ bằng cách đưa ra các giả thiết như: Nguồn thải được coi là một điểm; các điều kiện là tựa dừng; tính cho một hướng gió cố định thịnh hành; chất bẩn là một khí trơ về mặt hoá học - không tham gia vào bất kỳ phản ứng hoá học nào; bỏ qua sự hấp thụ của chất bẩn khi tiếp xúc với mặt đất, sự khuyếch tán rối theo hướng gió được coi là

không đáng kể,…Các kết quả tính toán theo mô hình đã được kiểm chứng, so sánh với số liệu đo đạc và cho kết quả tương đối tốt, có thể chấp nhận (Bùi Tá Long - Hệ thống thông tin môi trường - NXB ĐHQG T.P Hồ Chí Minh, 2006).

Trên công trường chất thải khí, bụi phát sinh từ nhiều nguồn ở đây chỉ đưa vào tính toán cho một số nguồn thải chính.

3.4.1.4. Phương pháp lan truyền tiếng ồn

Phương pháp lan truyền tiếng ồn mà U.S departmant of transportation (1972) đưa ra đã được nhiều dự án vận dụng để dự báo sự lan truyền tiếng ồn như: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy An Hoà, Tuyên Quang; Dự án mở rộng công ty giấy bãi bằng giai đoạn 2 - 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm; Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Srêpôk 3;…

Theo phương pháp này mức ồn tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới nguồn do đó đã được vận dụng để dự báo phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra bởi các hoạt động của dự án.

3.4.1.5. Phương pháp tính sinh khối lòng hồ

Sinh khối lòng hồ được tính theo phương pháp tính các loại sinh khối cây đứng của TS. Trần Tý cho vùng rừng Tây Nguyên và phương pháp tính sinh khối cây đứng của Kato, Oga Wa.

Theo điều tra, khu vực lòng hồ thuỷ điện Krông Hnăng vừa được phủ bởi thảm rừng tự nhiên (phần lớn diện tích rừng thuộc KBTTN Ea Sô), trảng cỏ cây bụi, vừa được phủ bởi cây trồng nông nghiệp.

Phương pháp tính sinh khối cây đứng của Trần Tý cho phép tính sinh khối của thảm rừng bị ngập ở khu vực lòng hồ.

Đối với thảm cây trồng nông nghiệp, nông sản được người dân thu hoạch, phần sinh khối còn lại được tính theo phương pháp tính sinh khối cây đứng của Kato, Oga Wa. Do đó, việc dùng kết hợp 2 phương pháp để tính sinh khối bị ngập khu vực lòng hồ là hợp lý.

3.4.1.6. Phương pháp dự báo sự biến đổi chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong nước giai đoạn đầu tích nước

a) Phương pháp dự báo hàm lượng ôxy tiêu thụ do quá trình phân huỷ chất hữu cơ bị ngập khu vực lòng hồ.

Hàm lượng ôxy sử dụng cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ (thực vật, sinh vật sống trong đất, xác các sinh vật bị ngập trong lòng hồ,…) được dự báo bằng công thức thực nghiệm của A.I. Denhinova, nên khi áp dụng cho các điều kiện của Việt Nam kết quả nhận được chỉ mang tính dự báo, Tuy nhiên nhu cầu ô xy cho phân huỷ chất hữu cơ trong đất chỉ chiêm 25% so với nhu cầu ô xy phân huỷ thảm phủ thực vật. Nên vẫn có thể sử dụng phương pháp trên.

b) Mô hình đánh giá sự phú dưỡng hoá

Mô hình phú dưỡng hoá hồ chứa đã được vận dụng trong các nghiên cứu về dự báo diễn biến chất lượng nước và ô nhiễm nước.

Sự phú dưỡng của hồ được đánh giá dựa trên phương pháp tính tải lượng cho phép cực đại của P trong hồ chứa của Vollenewider (1976), trên mức đó hiện tượng phú dưỡng có thể xảy ra. Trong mô hình giả định hồ ở trạng thái ổn định, tốc độ nước vào ra không đổi theo thời gian và được khuấy trộn đều. Phần lớn các thông

số trong mô hình có thể đo được. Mô hình này sử dụng để tính giá trị nhập vào của nitơ và phốt pho có thể chấp nhận được cho hồ có độ sâu khác nhau và giá trị có thể gây nguy hại đến hồ.

Sự phú dưỡng của hồ liên quan đến nhiều nguồn thải (sinh khối bị ngập; các chất hữu cơ đưa vào hồ theo dòng chảy; chất thải sinh hoạt ,…). Tuy nhiên, lượng các chất hữu cơ đưa vào hồ từ các nguồn thải khác rất nhỏ nên sự phú dưỡng chỉ tính cho lượng các chất hữu cơ được phân huỷ từ sinh khối bị ngập khu vực lòng hồ. Việc tính toán dự báo hiện tượng phú dưỡng là cơ sở để đưa ra biện pháp thu dọn lòng hồ, vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ môi trường nước.

3.4.1.7. Phương pháp dự báo sự sạt lở tái tạo bờ hồ

“Do tính chất phức tạp và sự đa dạng của các hiện tượng thuộc quá trình khai phá lại bờ và sự thiếu tài liệu quan sát trực tiếp về động lực học phát triển của các hiện tượng đó nên cho đến nay vẫn chưa có các phương pháp dự báo sự khai phá lại bờ của hồ chứa đáng tin cậy. Cho tới nay chúng ta chưa có đủ số liệu quan trắc trực tiếp tại các trạm cố định về sự khai phá lại bờ của các hồ chứa do đó chưa có số liệu để kiểm tra các phương pháp đã đưa ra” (V. Đ. Lômtadze - Địa chất động lực công trình - Địa chất công trình - NXB Đại học và THCN - Hà Nội, 1982). Vì vậy, các phương pháp đã đưa ra được dùng để phán đoán có tính chất định hướng sơ bộ về quy mô có thể có của hiện tượng.

Phương pháp của Zôlôtarev là một trong các phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Phương pháp này dựa trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa mạo, thuỷ văn; áp dụng cho cả các hồ chứa nước ở đồng bằng lẫn ở miền núi, là một trong phương pháp có triển vọng nhất nhưng cần được hoàn thiện để dự báo đáng tin cậy hơn.

Vì vậy, để dự báo sạt lở bờ hồ chứa Krông Hnăng đã sử dụng phương pháp dự báo sự khai phá lại bờ của hồ chứa nước của Zôlôtarev.

Dựa trên bản đồ địa hình, bản đồ địa chất, mặt cắt địa chất khu vực lòng hồ tỷ lệ 1:10.000 do PECC4 thành lập, các số liệu khí tượng - thủy văn đã phân vùng ổn định tái tạo bờ hồ và vùng bán ngập và tính toán được quy mô, khối lượng sạt lở bờ hồ (bảng 3.16).

Kết quả dự báo về khả năng sạt lở bờ hồ là cơ sở đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động khi vận hành hồ chứa.

3.4.2. Những điều còn chưa chắc chắn trong đánh giá, đề xuất

3.4.2.1. Đối với các nguồn không liên quan đến chất thải

- Biến đổi chất lượng nước hồ và ảnh hưởng đến vùng hạ du giai đoạn đầu tích nước:

Sự biến đổi chất lượng nước hồ và hạ du phụ thuộc vào: mùa lũ cụ thể của thời gian tính từ thời điểm nút hầm dẫn dòng, chế độ vận hành của tổ máy số một, trong quá trình tính toán sinh khối lòng hồ chỉ lấy được số liệu hiện trạng lòng hồ năm 2004 nên từ năm 2005 đến khi tích nước hồ hiện trạng thảm phủ thực vật có những biến đổi nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng thiết kế và thi công thu dọn lòng hồ.

Tác động do sự sạt lở, tái tạo bờ hồ và bồi lắng lòng hồ phụ thuộc vào lượng bùn cát do sạt lở tái tạo bờ hồ. Lượng bùn cát do sạt lở, tái tạo bờ hồ được dự báo dựa trên các mặt cắt địa chất và mặt cắt thuỷ văn.

- Thay đổi hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực hồ chứa:

Hiện nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu, quan trắc môi trường sinh thái của hồ chứa thuỷ điện trong giai đoạn vận hành là hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ Thác Bà,...Sự thay đổi hệ sinh thái thuỷ sinh khu vực hồ chứa được dự báo dựa trên kết quả quan trắc của các hồ này.

- Chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chấtdinh dưỡng của hồ:

Chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chất dinh dưỡng của hồ được dự báo trên cơ sở các số liệu quan trắc kiểm soát môi trường của các hồ chứa đã đi vào hoạt động như: Hồ chứa Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Sông Hinh,…Hiện nay, rất nhiều các dự án thuỷ điện cũng căn cứ vào các kết quả quan trắc của các hồ này để dự báo chế độ nhiệt, độ khoáng hoá, chất dinh dưỡng của hồ như: Srêpôk 3, Trung Sơn, Buôn Tua Srah, Buôn Kuôp, Srêpôk 4,…

- Thay đổi vi khí hậu:

Sự biến đổi của điều kiện khí hậu khu vực hồ Krông Hnăng được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu khả năng biến đổi của điều kiện khí hậu ở hồ Hòa Bình của nhiều tác giả và các số liệu đo đạc, tính toán các đặc trưng khí hậu của một số trạm khí tượng giai đoạn trước và sau khi hồ Hòa Bình đi vào vận hành.

Chương 4

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNHCÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi và tiếng ồn

a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải

 Biện pháp giảm thiểu:Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

- Các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị xây dựng phải được kiểm định thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ.

- Điều tiết xe phù hợp để tránh làm gia tăng mật độ xe.  Ưu điểm: Các biện pháp giảm thiểu đơn giản, dễ thực hiện.  Nhược điểm: Không giảm thiểu được một cách triệt để.  Mức độ khả thi: Có tính khả thi cao.

 Hiệu quả của biện pháp: Do được kiểm định trước khi vận hành và điều tiết phù hợp nên khối lượng các chất khí thải từ phương tiện giao thông, máy móc đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường.

b) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi

Biện pháp giảm thiểu

- Tất cả các loại xe phải có bạt phủ vật liệu khi vận chuyển.

- Áp dụng biện pháp phun ẩm trong quá trình san ủi mặt bằng 01 lần/ngày. - Vào những thời điểm có nắng to và gió, đặc biệt là vào mùa khô, từ tháng I đến tháng VII cần phun ẩm ít nhất là 2 lần mỗi ngày những đoạn đường thi công đi nằm gần khu vực lán trại công nhân, khu dân cư: tỉnh lộ 645, VH6.

- Không được để nồng độ bụi dọc tuyến đường tỉnh lộ 645, VH6 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (xem tiêu chuẩn trong chương 5).

Ưu điểm

- Dễ thực hiện, chi phí giảm thiểu thấp.  Nhược điểm

- Chỉ giảm thiểu được lượng bụi phát sinh do các hoạt động giao thông, hoạt động san gạt, đào đắp đất. Không giảm thiểu được hàm lượng bụi do nổ mìn thi công và khai thác nguyên vật liệu.

Mức độ khả thi

- Việc tiến hành che phủ, phun ẩm trong quá trình thi công xây dựng và vận chuyển dễ thực hiện và có tính khả thi cao.

c) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Biện pháp giảm thiểu

- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp.

- Có chế độ điều tiết các phương tiện, máy móc, thiết bị phù hợp.  Ưu điểm

- Dễ thực hiện.  Nhược điểm

- Chỉ giảm thiểu tác động của tiếng ồn đối với công nhân xây dựng thông qua việc sắp xếp thời gian làm việc thích hợp theo tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn

(TCVN 3985-1999).

Mức độ khả thi

- Việc xắp xếp thời gian làm việc, điều tiết hoạt động của các phương tiện máy móc để giảm thiểu tiếng ồn có tính khả thi cao.

Hiệu quả của biện pháp

- Việc điều tiết xe, các phương tiện, máy móc và bố trí thời gian làm việc hợp lý sẽ giảm được mức ồn do cộng hưởng, do tập trung quá nhiều phương tiện, máy móc tại một thời điểm thi công.

- Biện pháp được thực hiện sẽ giảm thiểu được tác động của tiếng ồn đối với sức khoẻ của công nhân xây dựng.

* Các biện pháp nêu trên sẽ được đưa vào trong hồ sơ mời thầu như là một điều kiện bắt buộc đối với các nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5939 - 2005 - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; TCVN 6438 - 2001 - Giới hạn lớn nhất cho phép của các phương tiện giao thông đường bộ và TCVN 5948 - 1999 - Tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn.

4.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng

Biện pháp giảm thiểu

- Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

Nguồn tiếp nhận nước thải là sông Ea Krông Hnăng. Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, nước thải này được thu gom vào bể phốt để xử lý, lắng lọc

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)