Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 145)

- Các nguyên nhân có thể làm vỡ đập khi vận hành:

4.1.2.Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm đất khu vực lòng hồ, mặt bằng công trình và mỏ vật liệu làm giảm diện tích lớp phủ thực vật, mất tính liên tục và thu hẹp không gian sống của động thực vật

Biện pháp giảm thiểu

Biện pháp giảm thiểu các thiệt hại về đất đai, nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng:

Xây dựng khu tái định cư - định canh cho 140hộ/560 khẩu bị thiệt hại về đất thổ cư, nhà cửa và các công trình kiến trúc có nguyện vọng tái định cư. Các hộ ảnh hưởng công trình kiến trúc không có nguyện vọng tái định cư được bồi thường bằng tiền để các hộ tự tìm nơi ở mới.

Các hộ bị ảnh hưởng phải bố trí TĐC - ĐC được dự kiến bố trí ở 2 khu TĐC - ĐC số 1 và số 2 đều thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk.

Khu TĐC - ĐC số 1: được dự kiến bố trí cho những hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Zô và những hộ có nguyện vọng thuộc thôn 1, 2, 3. Khu TĐC - ĐC số 1 có diện tích 255,6ha, phân bố ở phía Nam khu dân cư thôn 1, cách đường đất đi huyện M’Đrăk 1,5km, khu này cách nơi ở cũ của các hộ ảnh hưởng thôn 1, 2, 3 khoảng 1 - 1,5km, cách nơi ở cũ các hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Zô khoảng 6 - 7km.

Khu TĐC - ĐC số 2: dự kiến bố trí cho những hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Năng, buôn Hoang, buôn Pa. Khu TĐC - ĐC số 2 có diện tích 455,93ha, nằm bên trái trục đường từ cầu Đăk Phú vào buôn Pa, nằm liền kề buôn Hoang và buôn Pa, khu này cách nơi ở cũ của các hộ ảnh hưởng khoảng 1 - 2km.

Các hộ được bố trí TĐC- ĐC theo 2 phương án:

Phương án 1: - Tái định canh:

+ Đối với các hộ dân người Kinh từ Phú Yên sang canh tác trong vùng ngập và sinh sống rải rác trong các khu đất thu hồi, có nguồn gốc di cư tự do, tự phát chỉ được bồi thường thiệt hại bằng tiền theo quy định hiện hành và tự liên hệ mua đất khác để sản xuất.

+ Đối với các hộ đang cư trú tại địa phương:

Chia đều quỹ đất hiện có cho các hộ bị mất đất trong vùng ngập theo hướng: Các hộ người Kinh ở 3 thôn TĐC -ĐC trong khu TĐC - ĐC số 1; các hộ đồng bào dân tộc sẽ được tái định canh tại khu TĐC - ĐC số 2.

Theo phương án này, khả năng bố trí quỹ đất cho mỗi hộ được khoảng 0,80÷0,90 ha/hộ.

- Tái định cư:

+ Đối với các hộ ở các thôn người Kinh: Di dời các hộ bị ngập của 3 thôn về định cư tại giáp ranh vùng ngập trong khu TĐC - ĐC số 1.

+ Đối với các hộ bị ngập ở 4 buôn:

- Di chuyển toàn bộ buôn Zô về khu không ngập kề buôn Năng.

- Dời các hộ bị ngập của buôn Năng, buôn Pa, buôn Hoang lên vùng cao hơn không ngập, liền kề với các buôn này.

Phương án 2:

- Các hộ dân tộc Kinh: Vận động tất cả các hộ từ Phú Yên, các thôn 1,2,3

đang canh tác trong vùng ngập cũng như trong các khu TĐC - ĐC số 1 và khu TĐC - ĐC số 2 nhận tiền đền bù tài sản, cây lâu năm, đất đai bị thiệt hại theo giá quy định hiện hành của tỉnh, sau đó tự tìm mua lại đất canh tác ở nơi khác trong hoặc ngoài huyện. Riêng đối với các hộ dân bị ảnh hưởng tại thôn 1, 2, 3 sau khi vận động nếu hộ nào không đồng ý di dời đi nơi khác thì sẽ bố trí trong khu TĐC - ĐC số1.

- Các hộ đồng bào dân tộc: + Buôn Zô:

Chuyển toàn bộ về tái định canh - định cư tại khu TĐC - ĐC số 1 và bố trí cho mỗi hộ 1.000 m2 đất ở và từ 1 - 2 ha đất sản xuất (đã trồng điều cao sản 3 năm). Ngoài ra, các hộ đồng bào dân tộc chuyển về buôn Zô mới sẽ được phân từ 1 đến 2 ha đất chưa sử dụng để khai hoang, tạo thêm quỹ đất sản xuất. Vị trí được chọn để xây dựng khu tái định cư dọc theo đường trục chính để thuận lợi cho việc đi lại và

bố trí dân cư chung quanh khu ao hồ hiện có để đảm bảo cho giải pháp xây dựng hồ chứa, trạm bơm cấp nước sinh hoạt cho điểm dân cư này.

+ Các buôn Pa, buôn Hoang, buôn Năng:

Tái định cư: Các hộ dân buôn Hoang, buôn Pa có nhà nằm trong chỉ giới

vùng ngập sẽ được di dời và bố trí tái định cư đối diện với buôn Hoang hiện nay (lấy đường hiện có làm trục).

Vị trí khu tái định cư mới của buôn Năng giáp ranh với khu quy hoạch ruộng lúa nước kéo dài đến bờ suối sau buôn này.

Tái định canh: Phân bổ quỹ đất của khu TĐC - ĐC số 2 cho các hộ trong 3

buôn theo tiêu chuẩn mỗi hộ được nhận từ 1 đến 2ha (đã trồng điều cao sản 3 năm) - Biện pháp giảm thiểu thiệt hại đất sản xuất, cây cối hoa màu:

Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giao thông, thiết kế xây dựng đồng ruộng và bồi thường lại đất sản xuất đã bị thu hồi, hỗ trợ lương thực, hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ di chuyển, …để các hộ gia đình phục hồi thu nhập, sớm ổn định sản xuất và đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, có thể hỗ trợ tạo việc làm cho người dân để phương để giúp họ tăng thu nhập bằng cách thuê lao động địa phương làm những công việc phù hợp với năng lực và trình độ của họ, đặc biệt là những công việc lao động giản đơn, lao động chân tay không đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao như: thu dọn đá đáy móng bằng phương pháp thủ công, trồng cỏ, trông trẻ,…

- Thiệt hại công trình công cộng, cơ sở hạ tầng: Đối với những công trình nào có nhu cầu cần phải tiếp tục hoạt động thì phải đầu tư xây dựng hoàn trả, đối với những công trình không có nhu cầu dùng lại thì bồi thường bằng tiền cho chủ sở hữu theo quy định của Nhà nước. Trong đó chú ý đến 2,67km đường tỉnh lộ 645 bị ngập, đây là tuyến đường giao thông nối QL 1 (TP. Tuy Hoà) với QL 26 (đi TP. Buôn Mê Thuột) nên phải làm đường tránh ngập.

- Chính sách bồi thường thiệt hại đúng chính sách của Nhà nước và những quy định cụ thể của địa phương nhằm giúp dân nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất ở nơi mới.

* Quá trình xây dựng công trình phục vụ tái định cư - định canh như: xây dựng đường giao thông, điện, nhà tái định cư, công trình công cộng, công trình thuỷ lợi, hệ thống cấp nước sinh hoạt, khai hoang đất rừng phục vụ tái định cư - định canh. Khối lượng phải đầu tư tái định cư, định canh công trình Krông Hnăng được t ng h p trong B ng 4.1; kinh phí b i thổ ợ ả ồ ường h tr và T C- C xem chi ti tỗ ợ Đ Đ ế

b ng 4.2

Bảng 4.1: Khối lượng đầu tư xây dựng tái định cư - định canh

TT NỘI DUNG CHI PHÍ ĐƠNVỊ LƯỢNGKHỐI

1 Khai hoang đất để làm đất nông nghiệp ha 478,03 2 Khai hoang, san ủi mặt bằng khu tái định cư ha 21,2 3 Công trình cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cho 20ha sản xuất lúa nước ha 20

5 Xây dựng trạm y tế khu vực TĐC của 3 buôn (diện

tích sàn) m2 137,5

6 Trạm T6 Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô m2 100

7 Nhà sinh hoạt cộng đồng buôn Zô công trình 1

8 Nhà ở gia đình và công trình phụ hộ 140

9 Công trình cấp nước sinh hoạt buôn Zô (công trình) công trình 1 10 Đường làm mới tránh ngập (đường cấp 5 miền núi) + đường khu tái định cư km 17,3

11 Hỗ trợ di chuyển trong tỉnh hộ 189

12 Hỗ trợ đời sống khẩu 935

13 Hỗ trợ gia đình chính sách hộ 30

14 Hỗ trợ mua giống phát triển chăn nuôi hộ 189

(Nguồn: phương án tái định cư - định canh thuỷ điện Krông Hnăng xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk tháng 01/2007 - Công ty Đầu tư và Phát triển Điện

sông Ba cung cấp tháng 05/2007)

Tổng giá trị bồi thường và hỗ trợ tái định cư khu vực lòng hồ, MBCT và khu mỏ vật liệu là 86.335.458.045 đồng.

Bảng 4.2: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và TĐC - ĐC

STT Hạng mục Giá trị (đồng)

A TỈNH PHÚ YÊN 4.798.487.048

Chi phí bồi thường khu mỏ đất, đường vào mỏ

đất, đường dây cấp điện thi công 4.798.487.048

B TỈNH ĐẮK LẮK 71.682.447.644

I Bồi thường 53.464.032.335

1 Bồi thường các loại đất (theo kiểm kê) 16.063.212.780 2 Cây trồng, nhà cửa, vật kiến trúc (theo kiểm kê) 11.085.258.755 3 Bồi thường công trình công cộng, cơ sở hạ tầng 26.315.560.800

II Hỗ trợ 18.218.415.309 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hỗ trợ theo quy định hiện hành 2.415.000.000

a Hỗ trợ di chuyển trong tỉnh 378.000.000

b Hỗ trợ đời sống 1.683.000.000

c Thưởng di dời đúng tiến độ (tạm tính) 120.000.000

d Đỗ trợ gia đình chính sách 45.000.000

e Hỗ trợ mua giống phát triển chăn nuôi 189.000.000

2 Hỗ trợ theo chính sách của Chủ đầu tư (xây dựng khu tái định cư, định canh, cấp nước,...) 15.803.415.309

a Xây dựng nhà tái định cư 8.430.809.310

b Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt buôn Zô 2.528.550.755

c Xây dựng khu tái định canh 4.844.055.244

C TỔNG CHI PHÍ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ (A+B) 76.480.934.692

E CHI PHÍ CHO HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG 205.326.064

F KINH PHÍ DỰ PHÒNG 7.956.751.689

G TỔNG CỘNG 86.335.458.045

(Nguồn: Phương án đền bù giải toả Dự án thuỷ điện Krông Hnăng- huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên tháng 06/2006; Phương án TĐC - ĐC Công trình thuỷ điện Krông Hnăng-xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk tháng 01/2007. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện

sông Ba cung cấp tháng 05/2007).

(Toàn bộ kế hoạch bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư - định canh được nêu chi tiết trong báo cáo bồi thường thiệt hại và tái định cư - định canh).

Biện pháp giảm thiểu thiệt hại thảm thực vật tự nhiên, hệ động thực vật hoang dã và môi trường sinh thái:

- Trồng rừng: Chủ đầu tư phải hợp đồng với chính quyền địa phương và khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô để xác định vị trí và tổ chức trồng rừng bồi thường 175 ha theo đúng quy hoạch phục hồi và phát triển rừng của tỉnh.

Sau khi xây dựng công trình, ngoài một số cơ sở cố định như nhà làm việc, các đường vận hành,… được sử dụng tiếp tục (khu vực đất chiếm dụng vĩnh viễn), các cơ sở khác ở khu vực đất chiếm dụng tạm thời (lán trại công nhân, bãi trữ vật liệu,…) cần được dỡ bỏ; thu dọn sạch; san ủi để trả lại mặt bằng. Khu vực bãi thải khi hết khả năng chứa cần được san ủi, đầm nén, trả lại mặt bằng. Riêng ở khu vực mỏ vật liệu cần tận dụng đất đá không sử dụng được trong quá trình khai thác và bóc mỏ để đổ xuống những hố của mỏ vật liệu sau khi sử dụng xong. Sau khi san lấp những vị trí khai thác mỏ vật liệu, đầp nén mặt bằng khu bãi thải cần phải tiến hành trồng cây xanh một cách hợp lý tránh để đất hoang, hạn chế xói mòn đất.

Ngoài ra, rừng còn được trồng bổ sung ở một số khu vực đất trống, hoang hoá ven hồ và thượng lưu hồ chứa để giữ nước và hạn chế xói mòn đất.

Các loài cây trồng rừng phục hồi bao gồm các loài cây bản địa có khả năng phục hồi rừng nhanh và thích nghi cao với điều kiện của khu vực như các cây họ dầu (cây khộp) và một số loài có hiệu quả kinh tế đang được trồng phổ biến ở địa phương như keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn, keo lai, … Đối với khu vực chiếm dụng đất tạm thời cần tiến hành trồng rừng hoàn trả ngay sau khi thi công xong (khu vực lán trại công nhân, các bãi trữ vật liệu,…), sau khi khai thác (khu mỏ vật liệu), khi hết khả năng chứa (bãi rác, bãi đất đá thải),…Kinh phí thực hiện xem mục 7.2.1

Ưu điểm

Nếu các giải pháp được thực hiện tốt thì những người phải di chuyển ra khỏi khu vực dự án và tái định cư ở nơi ở mới sẽ có điều kiện sống được cải thiện hơn so với trước; môi trường sinh thái được phục hồi.

Nhược điểm

Công tác bồi thường di dân tái định cư và trồng rừng cần có sự phối hợp chặt chẽ của Ban quản lý KBTTN Ea Sô, chính quyền và người dân với chủ dự án, nhà thầu và các đơn vị thi công để thực hiện.

Mức độ khả thi

Công tác bồi thường di dân tái định cư định canh và trồng rừng bổ sung, hoàn trả sau khi kết thúc xây dựng là một yêu cầu bắt buộc đối với các dự án, do chủ dự án chịu trách nhiệm và phối hợp với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện.

Chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công, ban quản lý KBTTN Ea Sô, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành, công bằng, minh bạch và đảm bảo tiến độ thì đạt được tính khả thi cao.

Hiệu quả của biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp được thực hiện có hiệu quả cao trong việc ổn định và cải thiện đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường.

4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu do sự thay đổi các vấn đề kinh tế - xã hội của người dân trong vùng ảnh hưởng

Biện pháp giảm thiểu

- Đối với tài nguyên rừng, thực động vật:

Do tập trung đông công nhân và dân di cư tự do, lại nằm trong lâm phận của khu bảo tồn nên việc xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng không chỉ tạo nên mối đe doạ tới môi trường sống của các loài động thực vật hoang dã quý hiếm mà còn tạo cơ hội thuận lợi cho lâm tặc vào phá rừng, khai thác lâm sản và săn bắt động vật bất hợp pháp. Vì vậy, để giảm thiểu tác động này cần:

+ Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu và các đơn vị thi công và công nhân xây dựng trên công trường phải cam kết là không được săn bắt động vật hoang dã; không được tác động, khai thác lâm sản với bất kỳ mục đích gì trong khu bảo tồn và khu vực xung quanh, trong quá trình thi công không được sử dụng đất đá, nguyên vật liệu trong khu bảo tồn để thi công công trình và phải tuân theo nội quy, quy chế của KBTTN Ea Sô.

+ Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương giáo dục ý thức bảo vệ rừng cũng như các sản phẩm của rừng cho công nhân xây dựng, dân địa phương và dân nhập cư tự do.

+ Để bảo vệ tính đa dạng sinh học trong KBTTN Ea Sô và khu vực xung quanh Chủ đầu tư sẽ chủ động bàn bạc, lập kế hoạch kết hợp với Ban Quản lý KBTTN Ea Sô, chính quyền địa phương đề ra các nội quy, quy chế nhằm hạn chế tối đa sự xâm hại đa dạng sinh học của công nhân xây dựng và dân cư trong khu vực. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ ngoài hiện trường.

- Đối với hệ thống quản lý và an ninh trật tự xã hội: Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu thi công quản lý chặt chẽ lao động, khai báo tạm trú với địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu. Phổ biến quán triệt công nhân xây dựng nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự không gây mất đoàn kết với nhân dân địa phương. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ công nhân trên công trường. Chủ đầu tư kiến nghị địa phương tăng cường cán bộ quản lý an ninh, trật tự tại địa phương khu vực công trình đầu mối.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ: Chủ đầu tư, địa phương thường xuyên kiểm tra địa bàn để phát hiện kịp thời và loại bỏ các hoạt động dịch vụ phi pháp như mại dâm, buôn bán động vật cấm.

- Y tế: Tuyên truyền, vận động giữ gìn vệ sinh nơi ở; sử dụng nước sạch; tiêm chủng phòng ngừa một số bệnh; diệt trừ muỗi và các côn trùng; tăng cường trang thiết

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường thủy điện krông hnăng (Trang 145)