III. ĐÁNH GIÁ HIÊU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
3.4.2: Chỉ tiêu tăng thu nhập của từng lao động
Chỉ tiêu này phản ánh nâng cao mức sống cho người lao động của doanh nghiệp
Bảng 14:
Stt Chỉ tiêu ĐV 2000 2001 2002 2003 2004
1 Tăng thu nhập người lđ Nd 544 560 560 640 546 2 Tốc độ tăng % 100 102.9 102.9 117.6 100.4
Thu nhập bình quân của ngưòi lao động cả kỳ 2000-2004 là 570 nghìn đồng /người/tháng. Mức thu nhập này còn khá khiêm tốn (so với thu nhập bình quân của toàn ngành giầy là 700 nghìn đồng/ người / tháng) công ty cần tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty để nâng cao mức thu nhập cho người lao động
Năm 2004 mức thu nhập của người lao động giảm mạnh so với năm 2003 là 94 nghìn đồng ( tương đương với 85.3%) bởi công ty vào vụ muộn hơn ,thời gian cháy vụ lớn, công nhân phải nghỉ việc từ 4 đến 6 tháng trong 3 tháng đầu người lao động chỉ được hưởng 75% lương cơ bản còn lại họ được hưởng 15 % theo mức phí BHXH. Vì vậy tính bình quân trong cả 12 tháng thu nhập của người lao động khá thấp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nỗ lực của công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất trên cơ sở mở rộng thị
trường , các hình thức kinh doanh … đồng thời công ty cũng đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lên hàng đầu. Thực tế trong thời gian qua công ty chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh còn mục tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực hiện được. Đây là vấn đề tồn tại không chỉ của bản thân công ty mà là của mọi doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Việc chưa thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là do bên cạnh những thuận lợi và nỗ lực của công ty còn có nhiều khó khăn từ môi trường và hạn chế trong công ty đã có tác động tiêu cực không nhỏ đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.5. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của công ty