III. ĐÁNH GIÁ HIÊU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
3.2.1/ Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp phản ánh một cách khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy đây là chỉ tiêu được lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm
Số vòng quay của vốn kinh doanh
( Doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh)
Bảng 8: Số vòng quay vốn kinh doanh
Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1 DT thưc hiện Nđ 14508247 1558731 0 18905291 20080000 16080807 2 VKD Nđ 2536300 0 26754000 28841000 25355000 26621000 3 Số vòng quay VKD Vòng 0.572 0.583 0.656 0.792 0.65 4 Tốc độ tăng % 100 96.6 64.4 79.7 61
Chỉ tiêu số vòng quay của vốn kinh doanh có mức tăng trưởng từ năm 2000-2004 liên tục tăng trên 100%, xét về giá trị tuyệt đối thì binh quân một năm vốn kinh doanh chỉ quay được 0.642 vòng là tương đối thấp. Nguyên nhân là do tốc độ lưu chuyển của vốn cố định và vốn lưu động còn thấp. Tài sản cố định mới được đầu tư từ năm 2000 chưa phát huy hết công suất ( công suất thực tế bằng 75% công suất thiết kế) Tài sản lưu động còn tồn kho khá lớn (năm2004 hàng tồn kho chiếm 50% tài sản lưu động ). Cụ thể ảnh hưỏng của hai nhân tố trên tới số vòng quay vốn kinh doanh được phân tích cụ thể ở phần sau:
Bảng 9: Sức sinh lời của vốn kinh doanh Stt Chỉ tiêu Đv 2000 2001 2002 2003 2004 1 LN thực hiện Ngđ 150000 152000 109599 120000 97000 2 Vốn KD Ngđ 2536300 0 26754000 28841000 25355000 26621000 3 DT thực hiện Ngđ 14508247 1558731 0 18905291 20080000 16080807 4 Sức sinh lời VKD 0.0059 0.0057 0.0038 0.0047 0.0036 5 Tốc độ tăng % 100 96.6 64.4 79.7 61 6 Tỷ suất LN 0.01 0.0098 0.0058 0.0059 0.006 7 tốc độ tăng % 100 98 58 59 60
Qua bảng trên ta thấycả hai chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận đều có xu hướng giảm, trong đó tỷ suất sinh lợi giảm nhanh hơn (bình quân là 29%năm ) so với sức sinh lợi của vốn kinh doanh (bình quân là19.66% năm )
Hai chỉ tiêu trên đều chịu ảnh hưởng bởi nhân tố lơi nhuận. Từ năm 2000-2003 trong khi doanh thu tăng lên không ngừng nhưng tốc độ doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Đặc biệt là năm 2004 cả doanh thu và lợi nhuận giảm đột biến: Tốc độ giảm của doanh thu so với năm 2003 là -20% lớn hơn tốc độ giảm của lợi nhuận là-
Số vòng quay của VKD
DT Vốn KD
19%. Đó là do hoạt động của sản xuất kinh doanh công ty gặp một số khó khăn sau:
Khó khăn về đơn hàng:
Đến tháng 9 năm 2004 công ty mới bắt đầu nhận được đơn hàng sản xuất phía công ty Footech cung cấp. Thông thường hàng năm tháng 4công ty đã nhận được đơn hàng. Như vậy công ty vào vụ giầy muộn hơn mọi năm 5 tháng. Do đó sản phẩm sản xuất không kịp xuất khẩu sản lượng xuất khẩu năm 2004 được chuyển sang năm 2005
Để minh chứng cho điều này ta có thể làm phép so sánh hoạt động xuất khẩu của công ty ở quý 1 năm 2004-2005
- Quý 1/2004
+Tổng sản phẩm xuất khẩu là 86.000 sản phẩm + Kim ngạch xuất khẩu là 296.000 USD
- Quý 1 năm 2005
+ Tổng sản phẩm xuất khẩu là 110.000 sản phẩm ( tăng 137,5%) + Kim ngạch xuất khẩu là 380000USD ( tăng 142,6%)
Vậy doanh thu năm 2004 giảm chủ yếu là do một phần doanh thu sản phẩm xuất khẩu được chuyển sang năm 2005
-Khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào và mặt hàng sản xuất
Năm 2004 giá cả đầu vào sản xuất của công ty đều tăng đáng kể: Nguyên vật liệu tăng 5-7%, cao su tăng 36% điện tăng 13%, hoá chất xăng dầu tăng. Hơn nữa một số nguyên phụ liệu phải nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi tỷ giá tăng lên càng làm tăng lên chi phí sản xuất.
Bên cạnh đó giá cả đầu ra giảm so với năm trước, kết cấu mặt hàng sản xuất thay đổi, mặt hàng có giá trị thấp chiếm tỷ trọng cao hơn so với mặt hàng có giá trị cao, giầy vải trẻ em nhiều hơn giầy người lớn càng làm cho doanh thu giảm mạnh
Khó khăn về các khoản chi phí
Trong 5 tháng ( tháng 4-8 ) nghỉ việc chờ sản xuất nhưng công ty vẫn đóng bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn theo quy định của Nhà nước là 285.191.901 đồng
Công nhân cũ thôi việc phải tốn chi phí đào tạo công nhân mới …
Qua sự phân tích trên ta thấy ró ràng của công ty năm 2004 giảm xuống trong khi các chi phí khác tăng lên là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty cần phải có những biện pháp tiết kiện chi phí, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh