Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 69)

2.1.4.1. Những thuận lợi cơ bản

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng, có thể đánh giá Hà Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp như sau:

- Hà Nam nằm ở phía Nam của vùng ĐBSH, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên tạo cho Hà Nam khả năng, cơ hội và nguồn lực lớn hơn trong việc khai thác, phát huy các nguồn nội lực cũng như thu hút ngoại lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

- Với đặc điểm địa hình khá bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh tạo thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đưa vụ đông trở thành vụ chính trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đủ cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến nông - lâm - ngư nghiệp.

- Hệ thống sông ngòi phong phú có thể đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

- Nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn dồi dào, cơ cấu dân số trẻ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nên có khả năng ứng dụng nhanh những tiến bộ của KHKT vào sản xuất nông nghiệp.

- CSHT, CSVCKT phục vụ sản xuất nông nghiệp đang ngày càng được đầu tư và hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản của tỉnh, tạo nhiều cơ hội mới cho ngành nông nghiệp khi gia nhập vào thị trường trong nước và quốc tế.

- Thể chế, chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh đã được bổ sung, sửa đổi với cơ chế thông thoáng, thuận tiện và những ưu đãi hơn so với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

quy định chung là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào Hà Nam, đồng thời là động lực lớn tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời Hà Nam nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của ĐBSH, tạo động lực mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển. Đảng bộ, các cấp chính quyền, hệ thống chính trị đoàn thể và nhân dân trong tỉnh có những nỗ lực, quyết tâm to lớn trong việc xây dựng và phát triển quê hương.

2.1.4.2. Những khó khăn và thách thức

Bên cạnh những lợi thế có được, tỉnh Hà Nam cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển nông nghiệp.

- So với các tỉnh khác trong vùng ĐBSH, Hà Nam vẫn là tỉnh có mức sống thấp, quy mô nền kinh tế còn hạn chế, GDP/người thấp. Vốn là tỉnh thuần nông nhưng Hà Nam lại không thể so sánh với các tỉnh như Hà Tây (cũ), Nam Định, Thái Bình về sản xuất nông nghiệp do địa hình không bằng phẳng, có nhiều núi đá bên cạnh các ô trũng nên hay gây ra ngập lụt, vùng phía tây sông Đáy lại nằm trong vùng phân lũ của thủ đô Hà Nội đã gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Khả năng tích lũy và đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

- Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô và gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đã đặt cho Hà Nam thời cơ nhưng cũng không ít thách thức trong cạnh tranh thu hút đầu tư, thu hút lao động có chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm. Năng suất lao động còn thấp trong khi yêu cầu đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ lại cao, công tác quy hoạch còn hạn chế.

- Là tỉnh có một phần địa hình phía Đông Nam thấp trũng nên thường xảy ra ngập lụt khi có mưa lớn vào mùa mưa và một phần phía Tây, Tây Nam địa hình không bằng phẳng, nhiều núi đá thường bị hạn về mùa khô vì thế ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

- Trình độ dân trí của người dân còn thấp, việc quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Nguồn lao động mặc dù dồi dào song trình độ kĩ thật còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao.

- Ngành nông nghiệp chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, khả năng thu hút vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, mới chủ yếu là vốn Nhà nước và vốn tự có của nông dân, mô hình liên kết “4 nhà” vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

- Các mặt hàng nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng qui mô còn nhỏ, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế nên giá trị xuất khẩu chưa xứng với tiềm năng vì nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật và trình độ chuyên môn quản lí còn hạn chế so với mặt bằng cả nước cũng như so với một số tỉnh vùng ĐBSH.

Do đó trong quá trình phát triển nông nghiệp, cần phải có những chiến lược, kế hoạch, những giải pháp, định hướng đúng đắn cụ thể cho cả tỉnh nói chung và từng địa phương trong tỉnh nói riêng để phát huy được tối đa lợi thế sẵn có. Đồng thời khắc phục những khó khăn để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần đảm nhiệm được vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

63

Biên tập : Trịnh Thùy Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

64

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 69)