Thực trạng phát triển nôngnghiệp tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 74)

2.2.1. Khái quát chung

2.2.1.1 Vị trí và vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hà Nam Nông nghiệp là ngành giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế chung của tỉnh. Dựa trên những ưu thế về điều kiện tự nhiên và KT - XH nhất là nguồn lao động dồi dào và có trình độ thâm canh cao, nông nghiệp Hà Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

- Xét về giá trị GDP: khu vực nông - lâm - ngư nghiệp năm 2011, tăng gấp hơn 3,6 lần so với năm 2000 (từ 937 lên 3.384,4 tỷ đồng, giá thực tế). Trong cơ cấu GDP của tỉnh, khu vực I vẫn chiếm tỉ trọng khá cao (20%) và đang có xu hướng giảm tỉ trọng theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH – HĐH của nền kinh tế.

Bảng 2.4.Tổng sản phẩm và cơ cấu GDP tỉnh Hà Nam phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2011 (theo giá thực tế)

(đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng số Nông - lâm - ngư % Công nghiệp - xây dựng % Dịch vụ % 2000 2.382,7 937 39,3 687,3 28,8 758,4 31,9 2005 4.357,7 1.244,3 28,6 1.729,3 39,7 1.384,1 31,7 2007 6.203,6 1.624,6 26,2 2.609,3 42,0 1.969,7 31,8 2009 10.857,7 2.464,3 22,7 5.111,6 47,1 3.281,8 30,2 2011 16.876,2 3.384,4 20,0 8.449,2 50,1 5.042,6 29,9

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

- Về tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp đã từng giữ vai trò quan trọng hàng đầu về cả giá trị tuyệt đối và tỉ trọng so với hai khu vực kinh tế còn lại, (năm 2000, chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

65

39,3%) chiếm lớn nhất, thì đến (năm 2011, chiếm 20%), chiếm nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Về cơ cấu: lao động có việc làm của tỉnh Hà Nam vẫn tập trung chủ yếu trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp với gần 60% tổng lao động có việc làm, nhưng đang có xu hướng giảm: từ 78% năm 2000 đã giảm xuống còn 58,2 % năm 2011. Như vậy, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là khu vực kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

- Về năng suất lao động: khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, từ 4,8 triệu đồng/lao động/năm (năm 2000) tăng lên 26,3 triệu đồng/lao động/năm (năm 2011). So với năng suất lao động trung bình của toàn nền kinh tế và của hai khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thì khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có năng suất lao động rất thấp.

- Về cơ cấu sử dụng đất:

Bảng 2.5. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Năm 2000 2011 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng số 86.049,4 100 86.049,4 100 Đất nông - lâm – ngƣ 62.266 72,4 55.286,4 64,2

- Đất sản xuất nông nghiệp 47.621,3 76,5 43.738,3 50,8

- Đất lâm nghiệp 9.737 15,6 6.357,9 7,4

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 4.887,7 7,9 4.788,2 5,6

- Đất nông nghiệp khác 20 0,0 402,0 0,5

Đất phi nông nghiệp 15.897,3 18,5 27.004,5 31,4 Đất chƣa sử dụng 7.886,1 9,1 3.758,5 4,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

Theo số liệu thống kê đất đến năm 2011 thì tổng diện tích đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam là 55.286,4 ha, chiếm 64,2% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 43.738,3 ha , chiếm 50,8% diện tích đất tự nhiên. Điều này khẳng định nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Đặc biệt diện tích đất để trồng lúa chiếm vị trí chính (36.183,3 ha - chiếm 42%).

Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm diện tích, từ 47.621,3 ha năm 2000 xuống còn 43.738,3 ha năm 2011 do nhu cầu mở rộng đất chuyên dùng và thổ cư.

Hình 2.4. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

2.2.1.2. Về quy mô giá trị sản xuất khu vực nông - lâm - ngư nghiệp

Giai đoạn 2000 - 2011, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng liên tục và khá ổn định. Năm 2011 GTSX của khu vực này đạt 7.732,7 tỷ đồng, tăng 6.290,9 tỷ đồng so với năm 2000 (1.441,8 tỷ đồng - giá thực tế), chiếm 19,1% tổng GTSX của toàn tỉnh, đứng sau công nghiệp - xây dựng với 62 % (năm 2011).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

Hình 2.5. Giá trị sản xuất khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp giai đoạn 2000 - 2011 (giá thực tế)

Trong khi GTSX của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng khá ổn định (theo giá thực tế) thì tỉ trọng của nó so với GDP toàn bộ nền kinh tế lại liên tục giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, thể hiện xu hướng phát triển của tỉnh đang chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ.

2.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp

Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2000 - 2011 là 4%/năm. Tuy nhiên, xét trong tương quan chung, ta thấy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp là thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế là 11,1%/năm; tăng trưởng GTSX của khu vực công nghiệp - xây dựng 18,6%/năm và tăng trưởng GTSX khu vực dịch vụ 9%/năm. Điều đó có thể lý giải do tính chất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên của sản xuất nông - nghiệp, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm... Tuy nhiên, có thể nói tốc độ tăng trưởng của ngành đạt được như đã phân tích ở trên là một thành tựu đáng ghi nhận.

Trong giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ tăng trưởng GTSX nông - lâm - ngư nghiệp đạt bình quân 4%/năm, trong đó ngành trồng trọt 1,4%/năm; chăn nuôi 7,7%/năm; dịch vụ nông nghiệp 19,6%/năm.

2.2.1.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68

nông - lâm - ngƣ nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011 (giá thực tế)

Chỉ tiêu 2000 2005 2011 tỉ đồng % tỉ đồng % tỉ đồng % Tổng 1.441,8 100 2.216,1 100 7.732,7 100 - Nông nghiệp 1.387,6 96,2 2.041,2 92,1 7.216,3 93,3 - Lâm nghiệp 20.5 1,4 32,1 1,4 21,5 0,3 - Ngư nghiệp 33,7 2,4 142,8 6,5 494,9 6,4 Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất trong những năm qua, tỉnh Hà Nam tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng dần tỉ trọng ngành ngư nghiệp.

Năm 2011, cơ cấu GTSX của ngành nông nghiệp chiếm 93,3% tổng GTSX của khu vực I, giảm 2,9 % so với năm 2000 (96,2%).

1% 2,60% 75,2% 66,2% 62,8% 56,3% 23,8% 31,2% 34,5% 41% 2,7% 2,7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2000 2005 2008 2011

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Hình 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

- Vị trí của ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu GTSX khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, hiện chiếm 93,3% (năm 2011). Quy mô GTSX nông nghiệp cao gấp 92,8 lần so với ngành lâm nghiệp và 11,8 lần so với ngành ngư nghiệp (theo giá thực tế).

- Quy mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

GTSX của ngành ngày càng tăng nhưng mức tăng không cao, giai đoạn 2000 - 2011, tăng gấp 5,3 lần (từ 1.441,8 lên 7.732,7 tỉ đồng), trung bình một năm tăng 571,9 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn gần đây (2005 - 2011) có mức tăng nhanh nhất (từ 2.216,1 lên 4.948 tỉ đồng), trung bình một năm tăng 581,4 tỉ đồng do giá cả các mặt hàng nông nghiệp đang dần được cải thiện.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp

Trên cơ sở những thuận lợi về tự nhiên, trình độ sản xuất, tỉnh Hà Nam đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong từng ngành cũng lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế của tỉnh, những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, thị trường có nhu cầu lớn.

Cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng chung về phát triển nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên , sự chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định.

Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, nhưng có xu hướng giảm mạnh, giảm 18,9% (giai đoạn 2000 - 2011).

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2000 - 2011 (giá thực tế)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70 Năm Tổng

số

Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %

2000 1.387,6 1.043,8 75,2 330,6 23,8 13,2 1,0

2005 2.041,2 1.351,0 66,2 636,7 31,2 53,5 2,6

2008 4.556 2.861,1 62,8 1.571,8 34,5 123,1 2,7

2011 7.216,3 4.063,1 56,3 2.959,3 41,0 193,8 2,7 Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá lớn và đang có xu hướng tăng mạnh trong suốt giai đoạn trên, tăng 17,2 %.

Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ (2,7%, năm 2011), không ổn định nhưng cũng đang có xu hướng tăng.

2.2.2. Các ngành nông nghiệp

2.2.2.1 Trồng trọt

Ngành trồng trọt là một ngành chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp, là ngành thu hút chủ yếu nguồn lao động, có trình độ thâm canh cao, có truyền thống sản xuất từ lâu đời. Dựa trên những điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi là đất đai, khí hậu, nguồn nước cho phép Hà Nam có một cơ cấu cây trồng phong phú với các loại cây trồng chủ yếu là: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp,...

Hoạt động trồng trọt đã có những chuyển biến đáng kể và ngày càng có xu hướng đa dạng hóa với sự phát triển mạnh mẽ của cây rau màu, cây công nghiệp có giá trị hàng hóa, đặc biệt là cây ăn quả.

Hiện nay, trồng trọt đang chiếm tới 57,3% GTSX ngành nông nghiệp (giá thực tế, năm 2011) và tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm mạnh, thể hiện sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 - 2011 (giá thực tế)

(đơn vị: triệu đồng)

Năm 2000 2005 2011

Tổng số 1.043.861 1.350.968 4.063.150

Cây lương thực 742.500 960.569 3.030.038

Cây thực phẩm rau, đậu 98.652 161.750 444.786

Cây công nghiệp 39.870 83.079 264.881

Cây ăn quả 119.783 80.812 242.049

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012 Về GTSX, cây lương thực chiếm ưu thế (74,6 % GTSX các loại cây trồng của tỉnh, năm 2011), tiếp đến là cây ăn quả, cây thực phẩm rau, đậu và cây công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

Biên tập : Trịnh Thùy Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Bảng 2.9. Diện tích và sản lƣợng một số loại cây trồng giai đoạn 2000 - 2011

(diện tích: ha; sản lượng: tấn)

Các loại cây trồng 2000 2005 2011

Nghìn ha % Nghìn ha % Nghìn ha % Tổng số 104.874 100 100.952 100 105.915 100

Cây lương thực 83.304 79,4 78.646 77,9 78.634,9 74,2 Cây CN hàng năm 4.175 4,0 7.848 7,8 12.766 3,4

Cây CN lâu năm 104 0,1 46,3 0,05 8,9 1,0

Cây ăn quả 4.657 4,44 3.307 3,28 5.907 7,5

Cây khác 12.634 12,0 11.104,7 10.9 8.598 8,12

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt thấp (1,4%/năm, giai đoạn 2000 - 2011) và thường không ổn định, ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai lũ lụt, hạn hán thì điều này cũng đặt ra vấn đề về hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh.

GTSX trên một ha đất canh tác của ngành trồng trọt tăng khá nhanh, năm 2000 mới đạt 9,5 triệu đồng/ha thì đến năm 2011 đạt 28,5 triệu đồng/ha, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, mở rộng các mô hình cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm.

Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm đa số về diện tích cũng như sản lượng. Trong khi đó, diện tích cây rau đậu, cây ăn quả chiếm tỷ lệ rất ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Hình 2.8. Cơ cấu diện tích, cây trồng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Diện tích và sản lượng cây lương thực ở Hà Nam chiếm tỷ lệ cao (74,2%) và đang có xu hướng giảm về diện tích từ 2000 – 2011 giảm 4669,1 ha, nhưng sản lượng vẫn tăng 59.986,2 tấn. Trong khi một số loại cây khác vẫn còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thì còn hạn chế về diện tích và sản lượng như cây công nghiệp, cây ăn quả… làm hạn chế quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Trong cơ cấu các nhóm cây trồng trên, cây công nghiệp, cây ăn quả có xu hướng tăng về diện tích. Nguyên nhân chính là do vài năm gần đây, nhóm cây này đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nên bà con nông dân đã thực hiện chuyển đổi một phần diện tích các cây khác sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cho sản lượng và giá trị cao, ổn định hơn.

a) Cây lương thực

Đây là loại cây chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Nam. Hiện nay với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành trồng cây lương thực đã có những thay đổi. Cơ cấu cây lương thực cũng đa dạng hơn, có năng suất cao, sức chống chịu tốt đem lại hiệu quả cao và thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương. Từng là vùng đồng bằng chiêm trũng, thiếu đói, đến nay Hà Nam đã có dự trữ về lương thực và có lương thực hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu sản xuất lƣơng thực của tỉnh Hà Nam

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010

1. Diện tích cây lương thực có hạt - % so với ĐBSH

+ Diện tích trồng lúa cả năm

+ % Diện tích cây lương thực có hạt ha % ha % 83.304 6,4 75.407 90,5 78.646 7,0 72.227 91,8 77.742 6,6 70.200 90,3 2. Sản lượng lương thực có hạt - % so với ĐBSH

+ Sản lượng lúa cả năm

+ % sản lượng lương thực có hạt tấn % tấn % 408.853 6,0 385.574 94,3 401.715 6,2 374.790 93,3 445.000 6,5 405.000 91,0 3.Lương thực có hạt bình quân/người + % so với ĐBSH kg/người % 506,4 125,6 487,3 134,8 566 156,2

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Nhờ việc áp dụng tiến bộ KHKT, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất (nhất là lúa, ngô) nên sản lượng cây lương thực vẫn tăng do việc tăng năng suất. Năm 2011 sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh đạt 445.000 tấn gấp 1,1 lần năm 2000 (408.853 tấn), cùng giai đoạn này năng suất tăng 1,2 lần (49,1 tạ/ha lên 57,1 tạ/ha) còn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)