3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
* Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH cũng như CNH nông nghiệp, nông thôn. Nhanh chóng đưa Hà Nam trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSH. Đến năm 2020, Hà Nam trở thành tỉnh công nghiệp và 2025 trở thành đô thị loại 1. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực giữa Hà Nam so với cả nước và vùng ĐBSH. Chủ động hội nhập mạnh mẽ quốc tế nhằm nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh lên một cách rõ rệt. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội, trong đó ưu tiên chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cùng giải quyết việc làm ở đô thị. Thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
* Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu kinh tế:
+ Phấn đấu tăng trưởng bình quân khoảng 15,5% (nông nghiệp tăng 2,8%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng khoảng 19,0%/năm; dịch vụ khoảng 10,0%)
+ Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm và thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi tiến bộ với các ngành sản xuất vật chất có sự phát triển tốt, hài hòa so với ngành dịch vụ. Theo đó, đến năm 2020, tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 7,5%, công nghiệp là 60,3% và dịch vụ là 32,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
123
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vào khoảng 0,8%/năm với qui mô dân số vào năm 2020 khoảng 850 nghìn người.
+ Đến năm 2020 toàn bộ dân số sẽ được dùng nước hợp vệ sinh; tỉ lệ nghèo theo tiêu chuẩn hiện nay sẽ giảm còn 3%; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15%; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng lên trên 60%.
+ Nhanh chóng giảm mức chênh lệch bình quân GDP/người giữa tỉnh Hà Nam so với cả nước và vùng ĐBSH. Đến năm 2020, phấn đấu vượt mức GDP/ người bình quân cả nước và của vùng ĐBSH.
+ Bộ mặt nông thôn và đô thị có tiến bộ rõ rệt. Đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học, 100% trường học được kiên cố hóa và giáo dục đào tạo có bước tiến bộ căn bản.
- Mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Giữ vững độ che phủ rừng, tăng lên 15 - 20% vào năm 2020 nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ đất đai, điều hòa nguồn nước,... và góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như giảm nghèo.
+ Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường các khu công nghiệp, khu du lịch trên cơ sở giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ tài nguyên môi trường.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp
* Mục tiêu tổng quát
- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở vừa mở rộng diện tích, vừa chú ý thâm canh tăng năng suất thông qua ứng dụng nhanh các tiến bộ kĩ thuật để đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng phát triển cây trồng, vật nuôi trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
124
điểm nhằm tạo khối lượng, tạo hàng hoá lưu thông và xuất khẩu, tạo nguồn nguyên liệu lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến, làm tiền đề thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường các hoạt động khuyến nông theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động phù hợp với yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất; gắn với các dịch vụ KHKT để từng bước xã hội hoá hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có sản phẩm đạt chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện và bền vững, có CSVCKT hiện đại. Cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết việc làm để nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, giảm sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
* Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam được tổng kết ở bảng sau.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020
Các chỉ tiêu 2011 - 2015 2016 - 2020
1. Tăng trưởng GDP bình quân (%) 3 4
2. Tỷ trọng NN trong tổng GDP (%) 15 10
3. Tốc độ tăng trưởng GTSX NN (%) 3,5 4
4. GTSX NN (tỷ đồng - giá thực tế) 7.155 7.730 5.GTSX NN bình quân/1ha đất sản xuất (triệu
đồng)
147 174
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
125
3.1.3. Định hƣớng phát triển và phân bố nông nghiệp
Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân xấp xỉ khoảng 3% giai đoạn 2011 – 2020. Đến năm 2020, GTSX nông nghiệp (giá so sánh 1994) phấn đấu đạt giá trị khoảng 3.500 tỉ đồng; năng suất lao động tăng lên 4 lần; tỉ trọng của ngành phấn đấu giảm xuống còn khoảng 10%; tỉ lệ thiếu việc làm thường xuyên còn khoảng 6 – 8%. Tăng thu nhập cho nông dân bằng những giải pháp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất.
Đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh, thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng hóa, chuyên môn hóa.Từng bước phát triển ngành nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, phát triển ngành nghề để thu hút lao động, chuyển một số lượng lao động nông nghiệp sang công nghiệp và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp khác.
Đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh, trong nước và thị trường xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân làm giàu, cải thiện đời sống nhân dân thông qua sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nguồn vốn và áp dụng mạnh các tiến bộ KHKT, tiến bộ quản lí trang trại, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.
Chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH với xu hướng tăng mạnh chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đồng thời tăng trưởng trồng trọt ở mức độ hợp lí, mở rộng vụ đông. Sản xuất ra nhiều hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn ISO, hướng mạnh tới xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạng thâm canh vùng nguyên liệu và đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
126
Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành, các lĩnh vực khác, giải quyết tốt vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo công ăn việc làm, giảm thời gian nông nhàn, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.
a) Trồng trọt
Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh, sạch và tăng mạnh sản xuất vụ đông, đẩy mạnh phát triển cánh đồng 50 – 70 triệu đồng/ha/năm, tạo ra giá trị cao nhất/đơn vị diện tích.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, cải thiện chất lượng giống, đưa giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng vùng, đáp ứng yêu cầu của thị trường để đạt giá trị kinh tế cao nhất, giảm giá thành sản phẩm.
* Với cây lương thực
Bảng 3.2: Định hƣớng phát triển sản xuất lúa, ngô đến năm 2020
Hạng mục Đơn vị tính 2015 2020
Lúa
Diện tích ha 60.779,6 53.320
Năng suất tạ/ha 61,8 63,6
Sản lượng tấn 375.000 338.931
Ngô
Diện tích ha 8.090 8.678
Năng suất tạ/ha 56,3 57,0
Sản lượng tấn 45.513 49.467
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Cây lúa: đến năm 2020 diện tích gieo trồng lúa cả năm còn khoảng 53,32 nghìn ha, giảm 16,89 nghìn ha so với năm 2011. Nguyên nhân giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
127
chủ yếu do chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (phát triển đô thị, đất ở nông thôn, khu công nghiệp, giao thông, đất chuyên dùng khác...) và chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản...
Năng suất lúa trong thời gian tới tập trung theo hướng sản xuất lúa chất lượng cao, nhất là những vùng có các điều kiện diện tích tập trung, hệ thống tưới tiêu chủ động. Dự kiến năng suất lúa bình quân toàn tỉnh sẽ ổn định ở mức 61 - 64 tạ/ha.
Trong thâm canh lúa, tiếp tục thực hiện việc sử dụng giống chất lượng cao, lúa lai, còn lại là các giống tiến bộ kỹ thuật, lúa thuần, giống lúa chất lượng, giống lúa đặc sản trong sản xuất đại trà phù hợp với đất đai và sinh thái từng tiểu vùng; xây dựng vùng lúa đặc sản năng suất cao (từ 10.000 đến 20.000 ha) tại các huyện: Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Thanh Liêm. Nâng cao chất lượng tưới tiêu; làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh từ khâu gieo mạ, cấy, thu hoạch và bón phân cân đối. Tập trung chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa để có thể áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
- Cây ngô: với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về canh tác và có nhiều giống ngô mới phù hợp phát triển trong vụ đông do đó diện tích gieo trồng ngô trong những năm tới dự kiến sẽ tăng lên (chủ yếu là ngô vụ đông trên đất lúa, chuyển một phần diện tích vụ đông trồng rau màu sang trồng ngô), đến năm 2020 diện tích ngô ổn định khoảng 8,6 nghìn ha, trong đó tăng diện tích ngô vụ đông.
Với việc tập trung đầu tư thâm canh (đưa các giống ngô lai năng suất cao, thích hợp gieo trồng vụ đông vào sản xuất đại trà, dự kiến diện tích ngô lai đạt trên 99% diện tích). Dự kiến đến năm 2020 năng suất bình quân 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
128
tạ/ha, sản lượng khoảng 49,4 nghìn tấn. Tiếp tục thực hiện mô hình trồng ngô rau, ngô ngọt phục vụ chương trình phát triển bò sữa và cung ứng rau ngọt cho thị trường.
* Với cây rau, đậu thực phẩm
Bên cạnh sản phẩm lương thực thì sản phẩm quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt của Hà Nam là rau đậu thực phẩm, rau an toàn, rau sạch, hoa cây cảnh và cây ăn quả đặc sản; đây là những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn.
Bảng 3.3: Định hƣớng phát triển rau đậu thực phẩm đến năm 2020
Hạng mục Đơn vị tính 2015 2020
- Diện tích gieo trồng ha 7.660 9.005
- Năng suất bình quân tạ/ha 170,5 180,4
- Sản lượng tấn 130.603 162.450,2
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Chú trọng phát triển theo hướng kết hợp cả về quy mô rau vùng chuyên canh và rau thời vụ, đa dạng về chủng loại sản phẩm gồm cả rau ăn lá, tăng diện tích các loại rau ăn củ, quả (như dưa chuột, bí, củ cải, su hào, cà rốt, bầu, cà, đầu đõ các loại...). Bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển quy mô sản xuất các sản phẩm rau cao cấp, đặc sản (như nấm, suplơ, củ cải đỏ, ớt ngọt, bắp cải đỏ...) nhằm đáp ứng tích cực thị trường đa dạng của tỉnh, phát huy lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Đi đôi với phát triển quy mô sản xuất, sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất rau theo công nghệ an toàn nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
129
nâng cao giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại một số xã thuộc các huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Lý Nhân, Thanh Liêm.
* Với cây hoa, cây cảnh
Dự kiến diện tích gieo trồng hoa, cây cảnh ổn định của Hà Nam từ 2011 - 2020 tăng bình quân 3,1%/năm. Trong cơ cấu sản xuất, dự kiến các chủng loại sản phẩm chính là hoa cắt cành (hồng, cúc, layơn, ly, huệ, phong lan, địa lan...), các loại cây cảnh (đa, si, xanh, tùng la hán, lộc vừng...). Việc phát triển hoa, cây cảnh Hà Nam tập trung đầu tư phát triển theo hướng thâm canh, công nghệ cao, gia tăng tỷ trọng sản xuất các loại hoa, cây cảnh cao cấp nhằm đáp ứng thị trường trong tỉnh và các đô thị lớn trong nước.
* Với cây ăn quả
Phát triển cây ăn quả là hướng sản xuất hiệu quả và giàu tiềm năng của sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang có xu hướng gia tăng tích cực về quy mô sản xuất, tuy nhiên chất lượng và sản lượng nhiều loại sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt với một số sản phẩm truyền thống được ưa chuộng như: bưởi, cam, quýt, nhãn... Do vậy, cây ăn quả được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt trong giai đoạn phát triển đến năm 2020. Dự kiến đến năm 2020, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là 7.057ha, so với năm 2010 diện tích sản xuất cây ăn quả tăng 2,7%, được chuyển đổi từ 1 phần diện tích đất hiện đang trồng sắn, trồng màu, vùng bãi ven sông.
Trong cơ cấu cây ăn quả, tập trung phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như nhãn, vải, cây ăn quả có múi, các cây ăn quả đặc sản như chuối ngự Đại Hoàng (ngày 30/9/2009 Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 1895/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
130
phẩm chuối ngự Đại Hoàng), vải Do Lễ, hồng Nhân Hậu, quýt hương Văn Lý... Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam như đu đủ, các giống táo, ổi, chanh dây, xoài... góp phần khai thác, phát huy tổng hợp và hiệu quả các thế mạnh của vùng kinh tế nông nghiệp vùng Thủ đô.
* Với cây công nghiệp
Trong phương hướng phát triển cây công nghiệp của tỉnh Hà Nam thì thế mạnh chủ yếu thuộc về cây công nghiệp hàng năm, trong đó lạc và đậu tương là những cây chính.
Bảng 3.4: Định hƣớng phát triển cây đậu tƣơng, cây lạc đến năm 2020
Hạng mục Đơn vị 2015 2020
Đậu tương
- Diện tích ha 9.328 9.814
- Năng suất tạ/ha 17,4 19,1
- Sản lượng tấn 16.212,3 18.749 Lạc
- Diện tích ha 450 400
- Năng suất tạ/ha 28,3 29,8
- Sản lượng tấn 1.273 1.190
Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Cây đậu tương: tiếp tục có vai trò quan trọng trong phát triển cây công