1.2.1.1. Những thành tựu chủ yếu
a) Nông nghiệp nước ta phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt từ sau đổi mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp hàng năm ở mức 3 - 5%.
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp và
tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nƣớc giai đoạn 2000 – 2011
Năm GDP nông nghiệp theo giá hiện hành (tỷ đồng) % trong tổng GDP Tốc độ tăng trƣởng GDP Toàn bộ nền kinh tế Nông nghiệp 2000 108.356 24,5 6,8 4,6 2005 175.984 21,0 8,4 4,0 2007 232.586 20,3 8,5 3,8 2009 346.786 20,9 5,3 1,8 2010 407.647 20,6 6,7 2,8 2011 558.284 22,0 5,8 2,3
Nguồn : Niên giám thống kê 2011 – NXB Thống kê 2012
Có thể thấy, tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2011 tăng liên tục trong khi đó tỉ trọng của ngành so với GDP cả nước lại giảm. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,6% năm 2010 và tăng trở lại 22,0% năm 2011. Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2011 có nhiều biến động và có xu hướng giảm. Năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn có bước tăng trưởng đáng khích lệ, đạt 2,3%, cao hơn mức tăng trưởng của năm 2009 là 1,8%. Điều này chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo xu thế chung của thời đại, đó là sự chuyển dịch hợp quy luật theo hướng CNH, HĐH nền kinh tế.
- Sản lượng lương thực tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của thị trường, đảm bảo an ninh lương thực. Đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
năm 2011, sản lượng lương thực của cả nước đạt 47,1 triệu tấn, nâng mức lương thực bình quân đầu người lên 536 kg/người năm 2011.
- Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành chăn nuôi trong nhiều năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao về GTSX, trung bình giai đoạn 2000 - 2011 đạt 7,2%. Tổng đàn bò, lợn và gia cầm có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó đàn trâu giảm.
b) Nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hoá
Đối với một nước mà nông nghiệp vẫn giữ địa vị trọng yếu như nước ta thì việc chuyển đổi cơ cấu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Bảng 1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng GTSX nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2011
(đơn vị: %)
Năm Tổng số Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2000 100,0 78,3 19,3 2,4 2005 100,0 73,6 24,6 1,8 2007 100,0 73,8 24,4 1,8 2009 100,0 71,3 27,1 1,6 2010 100,0 73,4 25,1 1,5 2011 100,0 72,1 26,5 1,4
Nguồn : Niên giám thống kê 2011 – NXB Thống kê 2012
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn đang giữ vai trò chủ đạo, chiếm gần 3/4 giá trị sản xuất của cả ngành (72,1% - năm 2011). Trong khi đó, chăn nuôi còn ở vị trí thứ yếu (26,5%), ngành dịch vụ nông nghiệp gần như không đáng kể, chỉ chiếm 1,4%. Cơ cấu nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả tăng rõ rệt. Xu hướng chung là giảm tỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch cơ cấu. Trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu. Trong ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia cầm và tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi gia súc. Sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta như trên hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp nước ta.
Nền nông nghiệp nước ta đang hướng tới một nền sản xuất hàng hoá. Từ sau đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, các mặt hàng nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, số lượng nhiều hơn và lượng ngoại tệ thu về lớn hơn nhiều lần. Năm 2000, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 2,56 tỉ USD chiếm 17,7% giá trị xuất khẩu của cả nước, đến năm 2011 tăng lên 13,7 tỉ USD. Các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta trong năm 2011 là : gạo (3,7 tỉ USD), cà phê ( 2,7 tỉ USD), cao su (3,3 tỉ USD), hạt điều (1,5 tỉ USD),…chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu.
c) Nông nghiệp đã hình thành bức tranh rõ nét về sự phân hoá lãnh thổ và tạo ra những vùng sản xuất chuyên môn hoá
Căn cứ vào tiềm năng sẵn có về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, các vùng sản xuất chuyên môn hoá chính của nước ta đã được hình thành.
* Trong sản xuất lương thực, thực phẩm: hình thành hai vùng chuyên
canh lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. Ở đây tập trung tới 70% sản lượng và 90% lượng lương thực, thực phẩm xuất khẩu. Riêng cây lúa, vùng chiếm tới 51% diện tích và trên 50% sản lượng lúa toàn quốc. Ngoài ra, đây còn là vùng dẫn đầu cả nước về sản xuất đậu tương, mía, cây ăn quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực, thực phẩm với 14,2% diện tích và 18,0% sản lượng lúa cả nước với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm.
* Về cây công nghiệp: Trên cả nước hình thành ba vùng chuyên canh
cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm) lớn nhất cả nước với các sản phẩm chính là: cao su, cà phê, điều. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai về quy mô với các sản phẩm đặc trưng: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hình thành các vùng chuyên canh chè trên các cao nguyên (Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La); lạc và thuốc lá (Lạng Sơn, Bắc Giang), hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng).
Ngoài ra còn có các vùng chăn nuôi đại gia súc (Trung du và miền núi Bắc Bộ), gia cầm (các đồng bằng), vùng nông nghiệp - thực phẩm (vành đai xanh) ven các thành phố lớn.
* Về cây ăn quả : Diện tích trồng cây ăn trái của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh, với tốc độ tăng bình quân đạt trên 8,5 %/năm. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng). Chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19% trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như vải thiều trồng tập trung ở Bắc Giang, có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn..Cam sành được trồng tập trung ở ĐBSCL, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn. Chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ, với diện tích 14,2 ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm chôm cả nước). Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước). Ngoài ra còn nhiều cây ăn quả có giá trị và nổi tiếng như bưởi, xoài,măng cụt,….
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế
- Tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp còn chưa cao trong khi tốc độ giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong tổng GDP lại đang có xu hướng chậm lại. Giai đoạn 1990 - 2000, tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng GDP bình quân mỗi năm giảm hơn 1,4% thì giai đoạn 2000 - 2011, tốc độ giảm chỉ còn dưới 0,4%/năm. Điều đó có nghĩa là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch còn chậm so với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.
- Nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó trước những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
- Chất lượng nông sản hàng hoá thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế. Công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch còn yếu và thiếu. Mối liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) còn lỏng lẻo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
nghiệp còn chiếm tới 48,4%, thời gian lao động dư thừa ở nông thôn còn nhiều, tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn còn cao 3,56%.