2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a) Dân cư
Hà Nam có quy mô dân số nhỏ và khá ổn định. Đến năm 2011 dân số Hà Nam có 786.860 người, chiếm 0,89% dân số cả nước và chiếm 3,9% dân số của vùng ĐBSH. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nam đang có xu hướng giảm theo thời gian do ở đây thực hiện tốt các chính sách dân số. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 1,17% (năm 2000) xuống còn 0,07 % (năm 2011). Với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên như trên, Hà Nam có mức tăng dân số thấp hơn mức tăng trung bình cả nước và của vùng ĐBSH. Các huyện có mức giảm tốc độ tăng dân số khá nhất là Thanh Liêm, Duy Tiên, thành phố Phủ Lý và đó cũng là nơi có tỷ lệ gia tăng dân số thấp. Phần lớn dân số là dân tộc Kinh có trình độ thâm canh lúa nước cao.
Cơ cấu dân số Hà Nam có những biến đổi tích cực. Mặc dù cơ cấu dân số theo giới tính vẫn có sự mất cân đối nhưng đang có xu hướng biển đổi với tỉ trọng nam trong tổng dân số có xu hướng tăng lên từ 48,5% năm 2000 lên 48,8% năm 2011.
Mật độ dân số của Hà Nam năm 2011 là 914 người/km2, cao gấp 3,4 lần mật độ dân số cả nước nhưng lại thấp hơn mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (949 người/ km2
) . Tuy nhiên, dân số lại phân bố không đều theo lãnh thổ, có sự chênh lệch về mật độ giữa các huyện, thành phố; giữa thành thị và nông thôn; giữa các địa phương. Thành phố Phủ lý có mật độ dân số cao nhất với 2.433 người/km2, tiếp đến là huyện Lý Nhân với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
1.053 người/km2, huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Kim Bảng với 678 người/km2.
Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo đơn vị hành chính và thành thị - nông thôn Các huyện thị Mật độ dân số (người/km2 ) Dân số trung bình (người)
Trong đó phân theo Thành thị (%) Nông thôn (%) Toàn tỉnh 914 786.860 10,5 89,5 TP. Phủ Lý 2.433 83.448 50,3 49,7 H. Duy Tiên 923 127.069 7,7 92,3 H. Kim Bảng 678 126.560 8,3 91,7 H. Thanh Liêm 720 128.309 7,3 92,7 H. Bình Lục 930 145.430 3,6 96,4 H. Lý Nhân 1.053 176.044 3,1 96,9
Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012
Về mức độ đô thị hoá, dân thành thị của Hà Nam chiếm 10,5% dân số cả tỉnh, thấp hơn nhiều lần mức trung bình của cả nước (31,7% - năm 2011). Dân cư tập trung phần lớn tại nông thôn đặc biệt ở các huyện Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân mức độ chênh lệch giữa dân cư thành thị và nông thôn rất cao. Nếu so sánh chỉ tiêu này với ĐBSH, rõ ràng Hà Nam đang có tỉ lệ dân thành thị rất thấp, phản ánh tính chất thuần nông của nền kinh tế và mức độ đô thị hóa khá chậm. Mặc dù đây là lực lượng lao động quan trọng trong sản xuất nông nghiệp song dân cư nông thôn quá đông trong khi tỉ lệ dân thành thị lại thấp cũng phản ánh nền kinh tế nơi đây còn chậm phát triển, tốc độ đô thị hoá thấp, đồng thời làm hạn chế quá trình CNH, HĐH của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
Về nguồn lao động, do tỉ lệ sinh cao trong những năm trước đây nguồn lao động của tỉnh có quy mô lớn và tốc độ tăng nhanh. Nếu năm 2000, tổng số lao động đang làm việc là 388.903 người, chiếm 48,2% tổng dân số thì đến năm 2011, tổng số lao động đang làm việc đã tăng lên 454.310 người, chiếm 57,7% tổng dân số.
Lao động có việc làm của tỉnh Hà Nam vẫn tập trung chủ yếu trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp nhưng đang có xu hướng giảm: từ 78,0% năm 2000 đã giảm xuống còn 58,2 % năm 2011, tương đương với các tỉnh của vùng ĐBSH. Số lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm còn trên 11.500 người (chiếm gần 2,6% lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động).
Năng suất lao động tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp vẫn thấp. Mặc dù là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lao động có việc làm nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất với 26,3 triệu đồng/lao động/năm 2011.
Phần lớn lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao với tỷ lệ lao động được đào tạo tăng nhanh từ 16% năm 2000 đã tăng lên 37% năm 2011. Về trình độ dân trí, Hà Nam đã được công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bình quân số năm đến trường của một lao động là 8,1 năm.
Bảng 2.3. Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2011 Tổng số (người) % Tổng số (người) %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
Cơ cấu lao động theo ngành 388.903 100 454.310 100
Nông – lâm – ngư 303.399 78,0 264.510 58,2
Công nghiệp - xây dựng 45.690 11,7 96.870 21,3
Dịch vụ 39.814 10,3 92.930 20,5
Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012 Bên cạnh trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, một trong những đặc điểm nổi trội dân cư và nguồn lao động Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có truyền thống sản xuất trong nông nghiệp. Đây được coi là nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển nông - lâm - ngư nghiệp của Hà Nam theo hướng bền vững.
Có thể nói, lực lượng lao động khá dồi dào là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp - một ngành sử dụng nhiều lao động.
Như vậy, với gần 90% dân số nông thôn, gần 60% lao động trong khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) thì nông nghiệp, nông thôn, nông dân càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Hà Nam. Trong khi đó tỉ trọng lao động ở khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) còn khá thấp. Trong giai đoạn 2000 - 2011, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 13.000 người. Trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng khu vực II và III.
2.1.3.2. Khoa học kĩ thuật và tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp
Khoa học công nghệ đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu lựa chọn và đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi cho năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch (nhất là giống lúa, ngô, cây ăn quả, giống lợn, các loại đặc sản xuất khẩu...); chú trọng công tác tuyên truyền tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. Tổng kết, phổ biến, nhân rộng những mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn của tỉnh. Triển khai các chương trình quốc gia về khoa học công nghệ như: chương trình công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong những năm qua tỉnh đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học, quy trình công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tập trung nghiên cứu các giống cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho các hộ nông dân: ngành nông nghiệp đã thực hiện thành công chương trình tự sản xuất giống lúa lai F1 (Tạp giao 4) và diện tích ngày càng được mở rộng, chuyển đổi thành công 1.695 ha vùng ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, tích cực đưa các giống con nuôi mới vào sản xuất chăn nuôi như: tôm càng xanh, cá chim trắng, cá chép 3 màu, lợn siêu nạc, bò lai sind, ngan Pháp, gà Tam Hoàng, gà Quế Lâm.
Mặc dù vậy, về cơ bản sự phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nói chung, trong sản xuất nông nghiệp nói riêng còn chưa hoàn thiện, người nông dân nơi đây vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn như giá cả vật tư, phân bón, giống còn ở mức cao, ảnh hưởng đến suất đầu tư của nông dân; một số giống thiếu nguồn cung, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc; hoặc một số đơn vị sản xuất giống nhỏ lẻ khác không có uy tín, để cung ứng những loại giống không đảm bảo chất lượng.
2.1.3.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật - cơ sở hạ tầng a) Hệ thống thuỷ lợi, đê điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
Do đặc điểm và điều kiện tự nhiên của tỉnh, nên từ xa xưa, công cuộc trị thủy và phát triển thủy lợi, đê điều ở Hà Nam luôn là công việc quan trọng. Trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 452 trạm bơm, trong đó có 58 trạm bơm với 353 máy bơm do các công ty quản lý và 394 trạm bơm với 610 máy bơm do các HTX quản lý, hệ thống thủy lợi, thủy nông đã căn bản hoàn chỉnh với 87 km đê sông, 3.065 km kênh tưới và 1.458 km kênh tiêu.
Nhìn chung hệ thống thủy lợi của tỉnh được đầu tư xây dựng từ lâu (hệ thống sông Nhuệ từ thời Pháp thuộc, hệ thống Bắc Nam Hà từ những năm 1960 - 1970) nên đến nay hầu hết các công trình đã xuống cấp, công suất giảm.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã và đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng bổ sung, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi lớn như: hệ thống thủy lợi Tắc Giang - Phủ Lý, trạm bơm Lạc Tràng II, nạo vét hệ thống kênh cấp I, cấp II, đầu tư hệ thống kè sông Hồng, sông Đáy, nâng cấp hệ thống đê trong tỉnh... Chính vì vậy trong nhiều năm qua, mặc dù tình hình thời tiết có nhiều bất thuận như hạn hán, mưa bão xảy ra nhưng vấn đề tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn được đáp ứng tốt, hạn chế được thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
b) Dịch vụ nông nghiệp
Các HTX đã phát huy được hiệu quả trong việc liên doanh, liên kết phục vụ cho phát triển kinh tế hộ. Dịch vụ nông nghiệp của tỉnh hiện bao gồm dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, mạng lưới trạm, trại giống cây trồng, vật nuôi, các trung tâm ứng dụng kĩ thuật trong nông nghiệp…Trong những năm qua, hệ thống cơ sở dịch vụ nông nghiệp của tỉnh đã từng bước gắn với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hợp lý, nâng cao năng suất chất lượng và giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các cơ sở còn mỏng, trang thiết bị còn nghèo nàn, xuống cấp nhiều và thiếu nguồn nhân lực kĩ thuật, sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường còn yếu.
c) Cơ sở chế biến
Những năm gần đây tuy được đầu tư phát triển tuy nhiên hệ thống cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn nhỏ lẻ, thủ công, mới chủ yếu là các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ và trung bình.
Việc đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến đã góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay, nhiều HTX và các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cũng đã đứng ra xây dựng nhiều cơ sở chế biến, hiện đã xây dựng được hơn 100 cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
Nhìn chung, hiệu quả sản suất của các nhà máy chế biến còn thấp, thời gian nhà máy không hoạt động chiếm tỷ lệ cao (5 - 7 tháng), sản phẩm sản xuất ra phần lớn ở dạng nguyên liệu thô, chất lượng và giá trị không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu sản phẩm cũng như thị hiếu thị trường ngày càng đa dạng, khắt khe cả về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Yếu tố này càng làm chậm hơn khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Trong những năm tới, ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp nông thôn cần tiếp tục được phát triển nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Cần quy hoạch phù hợp giữa cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.
d) Hệ thống giao thông vận tải
Hà Nam là tỉnh có hệ thống giao thông phát triển từ rất sớm và trong những năm qua hệ thống đường giao thông đã được củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
cho nhân dân địa phương và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của quốc gia.
- Về đường bộ: Hà Nam hiện có khoảng 14.500 km đường bộ với mật độ đường là 0,62 km/km2, cao hơn mật độ trung bình của ĐBSH và gấp 3 lần so với trung bình cả nước. Mật độ tỷ lệ đường bộ so với dân số là 18,4 km/1000 dân. Các tuyến đường quan trọng có thể kể tới như: đường quốc lộ 1A, quốc lộ 21A, quốc lộ 38.Hệ thống giao thông vận tải đường bộ đang được đầu tư nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn (vốn ngân sách, vốn ODA, vốn nhân dân đóng góp,…) đã trải nhựa, bê tông hóa khoảng 2.807 km. Số đường rải nhựa cấp phối, đường đất còn khoảng 1.870 km, đã và đang được tiếp tục triển khai nâng cấp.
- Đường sắt: Hà Nam có khoảng 44 km đường sắt trong đó có 34 km đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Hà Nam và 10 km đường chuyên dùng với 3 ga chính thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Đường sông: Hà Nam có khoảng 300 km đường sông với các con sông lớn như: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ,… Hệ thống giao thông vận tải đường sông giữ vị trí quan trọng trong việc vận tải, cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong tỉnh và vận chuyển sản phẩm sản xuất trong tỉnh đi các tỉnh khác trong cả nước và các cảng biển để xuất khẩu. Giao thông đường thủy còn rất giàu tiềm năng, nếu được khai thác tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Hà Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế trong nước và quốc tế.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay đang thực hiện dự án Tắc Giang khai thông dòng chảy nối sông Châu với sông Hồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải đường thủy (tàu có trọng tải ≤ 200 tấn) đi lại thuận tiện rút ngắn quãng đường đi từ Hà Nam đến Hà Nội và các cảng biển gần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
100 km, đồng thời còn đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và giải quyết tình trạng ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
e) Hệ thống cung cấp điện
Ngành điện lực là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung cũng như đối với phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Đến nay mạng lưới truyền tải điện, phân phối điện