Các ngành nôngnghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 80)

2.2.2.1 Trồng trọt

Ngành trồng trọt là một ngành chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp, là ngành thu hút chủ yếu nguồn lao động, có trình độ thâm canh cao, có truyền thống sản xuất từ lâu đời. Dựa trên những điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi là đất đai, khí hậu, nguồn nước cho phép Hà Nam có một cơ cấu cây trồng phong phú với các loại cây trồng chủ yếu là: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp,...

Hoạt động trồng trọt đã có những chuyển biến đáng kể và ngày càng có xu hướng đa dạng hóa với sự phát triển mạnh mẽ của cây rau màu, cây công nghiệp có giá trị hàng hóa, đặc biệt là cây ăn quả.

Hiện nay, trồng trọt đang chiếm tới 57,3% GTSX ngành nông nghiệp (giá thực tế, năm 2011) và tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm mạnh, thể hiện sự chuyển dịch mạnh mẽ trong nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 - 2011 (giá thực tế)

(đơn vị: triệu đồng)

Năm 2000 2005 2011

Tổng số 1.043.861 1.350.968 4.063.150

Cây lương thực 742.500 960.569 3.030.038

Cây thực phẩm rau, đậu 98.652 161.750 444.786

Cây công nghiệp 39.870 83.079 264.881

Cây ăn quả 119.783 80.812 242.049

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012 Về GTSX, cây lương thực chiếm ưu thế (74,6 % GTSX các loại cây trồng của tỉnh, năm 2011), tiếp đến là cây ăn quả, cây thực phẩm rau, đậu và cây công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

Biên tập : Trịnh Thùy Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

Bảng 2.9. Diện tích và sản lƣợng một số loại cây trồng giai đoạn 2000 - 2011

(diện tích: ha; sản lượng: tấn)

Các loại cây trồng 2000 2005 2011

Nghìn ha % Nghìn ha % Nghìn ha % Tổng số 104.874 100 100.952 100 105.915 100

Cây lương thực 83.304 79,4 78.646 77,9 78.634,9 74,2 Cây CN hàng năm 4.175 4,0 7.848 7,8 12.766 3,4

Cây CN lâu năm 104 0,1 46,3 0,05 8,9 1,0

Cây ăn quả 4.657 4,44 3.307 3,28 5.907 7,5

Cây khác 12.634 12,0 11.104,7 10.9 8.598 8,12

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt thấp (1,4%/năm, giai đoạn 2000 - 2011) và thường không ổn định, ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai lũ lụt, hạn hán thì điều này cũng đặt ra vấn đề về hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh.

GTSX trên một ha đất canh tác của ngành trồng trọt tăng khá nhanh, năm 2000 mới đạt 9,5 triệu đồng/ha thì đến năm 2011 đạt 28,5 triệu đồng/ha, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, mở rộng các mô hình cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm.

Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực chiếm đa số về diện tích cũng như sản lượng. Trong khi đó, diện tích cây rau đậu, cây ăn quả chiếm tỷ lệ rất ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Hình 2.8. Cơ cấu diện tích, cây trồng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Diện tích và sản lượng cây lương thực ở Hà Nam chiếm tỷ lệ cao (74,2%) và đang có xu hướng giảm về diện tích từ 2000 – 2011 giảm 4669,1 ha, nhưng sản lượng vẫn tăng 59.986,2 tấn. Trong khi một số loại cây khác vẫn còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thì còn hạn chế về diện tích và sản lượng như cây công nghiệp, cây ăn quả… làm hạn chế quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Trong cơ cấu các nhóm cây trồng trên, cây công nghiệp, cây ăn quả có xu hướng tăng về diện tích. Nguyên nhân chính là do vài năm gần đây, nhóm cây này đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nên bà con nông dân đã thực hiện chuyển đổi một phần diện tích các cây khác sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cho sản lượng và giá trị cao, ổn định hơn.

a) Cây lương thực

Đây là loại cây chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Nam. Hiện nay với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành trồng cây lương thực đã có những thay đổi. Cơ cấu cây lương thực cũng đa dạng hơn, có năng suất cao, sức chống chịu tốt đem lại hiệu quả cao và thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương. Từng là vùng đồng bằng chiêm trũng, thiếu đói, đến nay Hà Nam đã có dự trữ về lương thực và có lương thực hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu sản xuất lƣơng thực của tỉnh Hà Nam

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010

1. Diện tích cây lương thực có hạt - % so với ĐBSH

+ Diện tích trồng lúa cả năm

+ % Diện tích cây lương thực có hạt ha % ha % 83.304 6,4 75.407 90,5 78.646 7,0 72.227 91,8 77.742 6,6 70.200 90,3 2. Sản lượng lương thực có hạt - % so với ĐBSH

+ Sản lượng lúa cả năm

+ % sản lượng lương thực có hạt tấn % tấn % 408.853 6,0 385.574 94,3 401.715 6,2 374.790 93,3 445.000 6,5 405.000 91,0 3.Lương thực có hạt bình quân/người + % so với ĐBSH kg/người % 506,4 125,6 487,3 134,8 566 156,2

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Nhờ việc áp dụng tiến bộ KHKT, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất (nhất là lúa, ngô) nên sản lượng cây lương thực vẫn tăng do việc tăng năng suất. Năm 2011 sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh đạt 445.000 tấn gấp 1,1 lần năm 2000 (408.853 tấn), cùng giai đoạn này năng suất tăng 1,2 lần (49,1 tạ/ha lên 57,1 tạ/ha) còn diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm 5.562 ha, do việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. So với ĐBSH, Hà Nam chiếm khoảng trên 6% diện tích và sản lượng lương thực có hạt toàn vùng ĐBSH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Hình 2.9. Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Những huyện có diện tích và sản lượng lương thực có hạt lớn như: Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm, trong đó Bình Lục là huyện có diện tích và sản lượng lương thực có hạt lớn nhất (năm 2011, Bình Lục chiếm 24,5% diện tích và 24,2% sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh).

Do quy mô dân số nhỏ, tốc độ tăng dân số chậm hơn so với toàn vùng ĐBSH và cả nước, nên bình quân lương thực có hạt của Hà Nam luôn cao hơn. Những huyện có bình quân lương thực có hạt trên đầu người cao là: Bình Lục (780 kg/người), Thanh Liêm (677 kg/người), Duy Tiên (646 kg/người). Nhờ đó, Hà Nam đã có lương thực hàng hóa. Đây là kết quả của những chính sách đúng và đầu tư có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời tiết khí hậu của Hà Nam có những nhiễu động thất thường, thiên tai dịch bệnh xảy ra cùng diện tích đất dành cho cây lương thực đang bị thu hẹp do sức ép của dân số và quá trình CNH,… đã tạo nên những thách thức lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

Bảng 2.11. Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị: Diện tích (ha); Sản lượng (tấn)

Năm 2000 2011

Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Toàn tỉnh 83.304 408.853 78.634,9 468.839,2 TP. Phủ Lý 2.980 12.503 1.638,7 9.313,9 H. Duy Tiên 14.715 79.523 13.335,5 82.089,9 H. Kim Bảng 13.107 65.123 12.893,0 76.701,1 H. Thanh Liêm 15.752 75.570 14.448,6 86.984,3 H. Bình Lục 19.815 95.159 16.975,1 113.442,0 H. Lý Nhân 17.195 80.975 19.189,6 100.308,0

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Ở Hà Nam, cây lương thực gồm có lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất.

- Cây lúa:

Bảng 2.12. Diện tích,sản lƣợng, năng suất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

2000 75.407 385.574 51,1

2005 72.227 374.790 51,9

2010 70.283,6 417.374,3 59,4

2011 69.854,7 424.535,0 60,8

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Lúa là cây trồng chính của Hà Nam với trên 90% diện tích và sản lượng lương thực có hạt của toàn tỉnh. Trong những năm qua, diện tích gieo trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

lúa đạt khoảng trên 70.000 ha. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm nhưng sản lượng lúa, năng suất lúa vẫn không ngừng tăng lên.

Từ năm 2000 trở lại đây diện tích lúa có nhiều biến động và đang có chiều hướng giảm dần. Từ năm 2000 đến năm 2011 giảm 5.552 ha. Nguyên nhân là do nằm trong xu thế chung của cả nước và vùng ĐBSH với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng và do sức ép của quá trình CNH, ĐTH đang diễn ra mạnh. Việc chuyển đổi một phần diện tích lúa như trên nếu tiếp diễn lâu dài và không kiểm soát được sẽ không thể đảm bảo ổn định vấn đề an ninh lương thực của tỉnh. Thay bằng việc chuyển đổi một phần đất trồng lúa, tỉnh nên có những biện pháp nhằm cải tạo đất thoái hoá, bạc mầu, đất chưa sử dụng để phục vụ sản xuất.

Hình 2.10. Diện tích, sản lƣợng lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 - 2011

Năng suất cây lúa tăng lên nhanh từ 51,1 tạ/ha (năm 2000) lên 60,8 tạ/ha (năm 2011), cao hơn so với mức trung bình của cả nước (55,3 tạ/ha - năm 2011) do tỉnh đã tập trung chỉ đạo gieo cấy các giống lúa có năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

chất lượng cao, đưa nhanh các giống lúa mới, giống lúa thuần, giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất như Tạp giao 1, Tạp giao 4, lúa lai 2 dòng, Khang dân 18, Bắc ưu 164, Bắc ưu 903, Q5 thay các giống lúa cũ có năng suất thấp.

Mặc dù diện tích gieo trồng lúa của tỉnh có xu hướng giảm nhưng nhờ năng suất lúa tăng, nên sản lượng lúa của tỉnh cũng không ngừng gia tăng, từ 385.574 tấn (năm 2000) lên 424.535 tấn (năm 2011), tăng 38.961 tấn. Với sản lượng lúa tăng lên, dân số không quá đông và đang giảm, vì vậy bình quân lúa trên đầu người của tỉnh tăng lên, năm 2011 đạt 601 kg/người, gấp hơn (1,1 lần) mức trung bình của cả nước, gấp (1,6 lần) mức trung bình của ĐBSH.

Thành tựu đó dựa trên cơ sở tăng cường nghiên cứu và áp dụng giống mới vào sản xuất, cũng phải cũng phải kể tới việc áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa vào sản xuất, là quá trình chuyển giao kĩ thuật cho các hộ nông dân, xây dựng và từng bước rút kinh nghiệm nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu mùa vụ là một trong những yếu tố quan trọng tạo biến đổi trong sản xuất lúa gạo.

Bảng 2.13. Diện tích, sản lƣợng, năng suất lúa tỉnh Hà Nam phân theo mùa vụ giai đoạn 2000 – 2011

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) Đông xuân Lúa mùa Đông xuân Lúa mùa Đông xuân Lúa mùa 2000 37.346 38.061 200.593 184.981 53,7 48,6 2007 34.814 35.892 208.162 198.947 59,8 55,4 2009 70.404 34.699 218.909 200.200 63,1 56,1 2011 34.521,8 35.332,9 229.660 194.875 66,5 55,2

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam canh tác 2 vụ lúa chính: về cơ bản vụ đông xuân đã trở thành vụ sản xuất chính, đóng vai trò quan trọng trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

sản xuất lúa ở Hà Nam. Vụ lúa đông xuân có xu hướng tăng khá nhanh cả về sản lượng và năng suất. Năng suất tăng từ 53,7 tạ/ha (2000) lên 66,5 tạ/ha (2011) cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh 60,8 tạ/ha. Sản lượng tăng từ 200.593 tấn (2000) lên 229.660 tấn (2011) chiếm 54,1 % tổng sản lượng lúa của tỉnh.

Diện tích lúa mùa cũng có sự thay đổi, diện tích gieo trồng trà lúa muộn giảm dần, năm 2011 còn 35.332,9 ha giảm 2.728,1 ha so với năm 2000. Năng suất lúa mùa cũng tăng khá nhanh từ 48,6 tạ/ha (2000) lên 55,2 tạ/ha (2011) tuy nhiên vẫn thấp hơn mức năng suất lúa trung bình toàn tỉnh ( 60,8 tạ/ha). Tiếp tục tăng trà lúa chính vụ và mở rộng gieo cấy trà lúa mùa sớm để chủ động sản xuất cây vụ đông, nâng cao năng suất, đa dạng hóa cây trồng trong vụ đông xuân đồng thời nâng cao năng suất lúa mùa là mục tiêu phấn đấu của nền nông nghiệp Hà Nam trong thời gian tới.

Bảng 2.14. Diện tích và sản lƣợng lúa phân theo các đơn vị hành chính

Đơn vị: Diện tích (ha); Sản lượng (tấn)

Năm 2000 2011

Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng

Toàn tỉnh 75.407 385.574 69.854,7 424.535,0 TP. Phủ Lý 2.260 11.807 1.387,4 8.178,0 H. Duy Tiên 13.607 67.903 12.251,9 76.611,0 H. Kim Bảng 11.237 62.890 10.885,8 66.858,0 H. Thanh Liêm 14.715 77.341 14.024,5 85.490,0 H. Bình Lục 19.176 95.657 18.306,8 108.925,0 H. Lý Nhân 14.412 69.976 12.998,3 78.473,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

Cây lúa phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tập trung nhất là ở vùng ven sông Hồng và sông Đáy. Bình Lục, Thanh Liêm, Duy Tiên là những huyện có diện tích và sản lượng lúa lớn, trong đó huyện Bình Lục có diện tích và sản lượng lớn nhất (chiếm 26,2% diện tích và 25,6% sản lượng lúa toàn tỉnh, năm 2011). Những huyện có năng suất lúa cao phải kể tới như: huyện Duy Tiên (62,5 tạ/ha), huyện Lý Nhân (60,4 tạ/ha), huyện Kim Bảng (61,4 tạ/ha),…

Bình Lục, Thanh Liêm là những huyện đi đầu trong việc đưa giống mới và ứng dụng tứ hóa vào trong sản xuất. Lúa không chỉ làm thức ăn cho người mà hiện nay còn là sản phẩm dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

b) Cây hoa màu lương thực

Ngoài lúa, trên địa bàn tỉnh còn trồng một số loại cây màu lương thực khác như: ngô, khoai, sắn có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng đất đai, thực hiện thâm canh, gối vụ và nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời các sản phẩm màu lương thực cũng là nguồn bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân đồng thời cung cấp phần lớn thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Cây ngô:

Cây ngô có vai trò quan trọng chỉ đứng sau cây lúa trong các loại cây lương thực. Trước kia ngô được trồng nhiều ở những vùng đất bãi ven sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và cả những sườn đồi hay thũng lũng núi của các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm.

Bảng 2.15. Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô giai đoạn 2000 - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

Diện tích (ha) 7.897 6.419 7.732 6.058,3 8.780,2

Năng suất (tạ/ha) 29,5 41,9 47,1 47,8 50,5

Sản lượng (tấn) 23.279 26.925 36.398 28.932 44.304,2

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

Với sự phát triển của thủy lợi, cây ngô còn được trồng nhiều trên cả đất ruộng 2 vụ lúa và trở thành cây trồng chính trong sản xuất vụ đông ở Hà Nam. Đây là một biến đổi quan trọng trong sản xuất ngô của nhân dân trong tỉnh.

Trong giai đoạn 2000 – 2011, diện tích ngô có nhiều biến động.Năm 2009, diện tích trồng ngô của cả tỉnh là 6.058,3 ha, giảm 1.838,7 ha so với năm 2000 (7.897 ha). Nguyên nhân diện tích ngô giảm có nhiều lý do, trong đó có lý do chi phí đầu tư cho vật tư phân bón, thuốc trừ sâu chiếm trên 30%

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)