2.1.2.1. Địa hình
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng ĐBSH nhưng địa hình lại có những nét độc đáo của một tỉnh bán sơn địa. Địa hình vừa mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng châu thổ với nền địa hình chủ yếu là đồng bằng. Bên cạnh đó, địa hình của Hà Nam lại mang những đặc điểm địa hình của một tỉnh đồng bằng giáp núi.
Phía Đông là vùng đồng bằng hình thành do sự bồi đắp của những con sông lớn, chiếm khoảng 85 - 90% diện tích của tỉnh, độ cao trung bình khoảng 3 đến 4m so với mực nước biển. Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 22.000 ha, tập trung ở huyện Duy Tiên và một phần huyện Kim Bảng. Vùng trũng thấp có độ cao 0,4 – 0,9m, diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
khoảng 43.000 ha, thường xuyên bị ngập nước (được coi như một phần cái “rốn nước” của vùng ĐBSH), tập trung ở các huyện Bình Lục, Lý Nhân và các xã phía Đông huyện Thanh Liêm. Với địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, có nhiều vùng trũng thuận lợi cho thâm canh lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa, chiếm khoảng 10 – 15% diện tích của tỉnh, chạy dọc theo ranh giới giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, tập trung ở hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Ngoài ra, còn bắt gặp các núi sót nằm rải rác ở hai huyện Duy Tiên và Bình Lục. Độ cao trung bình của vùng núi vào khoảng 200 – 300m so với mực nước biển. Đây là vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc...
2.1.2.2. Tài nguyên đất
Tuy có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng Hà Nam có tài nguyên đất khá đa dạng với 8 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát, nhóm đất than bùn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng. Sự đa dạng đó là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
Vùng đồng bằng có 5 nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát và nhóm đất than bùn, trong đó nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất (chiếm 50,2% tổng diện tích tự nhiên và 84,7% diện tích đất nông nghiệp). Hầu hết các nhóm đất vùng đồng bằng có thành phần cơ giới biến đổi từ cát pha đến thịt nặng pha sét, có độ xốp tầng mặt thích hợp. Các loại đất hầu hết là chua với PH(KCl) từ 3,8 – 4,8 (trừ đất phù sa ít chua phân bố ven các con sông). Theo nghiên cứu, những loại đất úng trũng có thể thay đổi theo chiều hướng tốt nhờ có hệ thống thủy lợi tưới, tiêu tốt và chủ động. Các nhóm đất của vùng đồng bằng thuận lợi cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc, dâu, mía và một số loại cây ăn quả.
Vùng đất đồi núi gồm 3 nhóm đất: nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng, trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất (chiếm 2,4% tổng diện tích tự nhiên và 4.1% diện tích đất nông nghiệp). Đất vùng đồi núi được hình thành do quá trình phong hóa trên các loại đá, nhìn chung thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
phần N, P và tỷ lệ mùn thấp, độ chua cao. Tuy độ dốc không lớn nhưng tầng đất mỏng và có lẫn nhiều sỏi sạn. Đất vùng đồi núi thích hợp cho việc phát triển của nhiều loại cây trồng thuộc vùng núi và trung du như: các cây công nghiệp (chè, lạc, mía…), rừng (thông, mỡ, bạch đàn…), cây lương thực (như lúa đồi, sắn, khoai…), các cây ăn quả, cây dược liệu.
Hạn chế nổi bật là sự thiếu nước trong mùa khô, ngập úng trong mùa mưa bão, độ phì của đất thấp và đang có xu hướng biến đổi không có lợi cho cây trồng, đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sử dụng hợp lí quỹ đất.
2.1.2.3. Khí hậu
Nằm trong vùng ĐBSH, Hà Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Hà Nam có nền nhiệt độ khá cao: nhiệt độ trung bình khoảng từ 23 – 240C, tổng nhiệt độ hoạt động cả năm vào khoảng 8.500 – 8.6000
C. Nhiệt độ phân bố không đều trong năm. Trong năm có từ 8 – 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 200C và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200
C nhưng không có tháng nào nhiệt độ nhỏ hơn 160
C.
Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 1.300 – 1.500 giờ/năm. Bức xạ mặt trời khá phong phú với khoảng 110 – 120 kcal/cm2/năm.
Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm, song lượng mưa phân bố không đều theo mùa, tập trung vào mùa mưa. Mùa mưa (từ tháng V – tháng X) chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm với lượng mưa trung bình vào khoảng 1.600mm, đôi khi có các trận bão đổ bộ gây ngập úng. Mùa khô (từ tháng XI – tháng IV năm sau) có lượng mưa không đáng kể, chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, cuối mùa thường có mưa phùn. Độ ẩm không khí trung bình vào khoảng 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 0 50 100 150 200 250 300 350 400
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Lượng mưa(mm) 0 5 10 15 20 25 30 35 Nhiệt độ (0c) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (0c)
Hình 2.2. Nhiệt độ và lƣợng mƣa nhiều năm tại Hà Nam
Hà Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động gió mùa. Vào mùa đông, hướng gió chính là hướng gió bắc, đông và đông bắc thổi với tốc độ gió trung bình vào khoảng 2 – 3m/s. Vào mùa hạ, hướng gió thịnh hành là hướng nam, tây nam và đông nam với tốc độ gió lớn nhất trong cơn bão có thể đạt tới 40m/s.
Với đặc điểm khí hậu trên rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới. Mùa hạ nắng và mưa nhiều, có nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với các cây trồng vật nuôi nhiệt đới. Mùa đông lại thích hợp với các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao như cà chua, dưa chuột,… Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh và lan tràn. Hơn nữa, mưa lớn, tập trung trong điều kiện có nhiều vùng trũng khó thoát nước nên dễ gây ngập úng.
2.1.2.4. Nguồn nước
Hà Nam có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ mạng lưới sông khoảng 0,7 km/km2. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 60 l/s – km2. Nguồn cung cấp nước sông do lượng mưa rơi vào khoảng 1,602 tỷ m3
. Bên cạnh đó, các dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
năm cũng đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3
nước. Các con sông lớn chảy qua lãnh thổ Hà Nam là: sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các con sông do con người đào như sông Nhuệ, sông Sắt,… Các con sông này hàng năm cung cấp một lượng lớn phù sa cho đồng bằng do các con sông đều có hàm lượng phù sa tương đối cao như sông Hồng đạt 2 – 3 kg/m3, thuận lợi trồng cây hoa màu (đặc biệt là thâm canh lúa nước), tiêu úng chống hạn. Các con sông này còn có giá trị về mặt giao thông, nguồn cung cấp nước cho các nhà máy nước, các ngành công nghiệp, hoá chất, sản xuất chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, do có hệ thống đê nên phù sa không được bồi đắp thường xuyên cho đồng bằng. Vì thế, trong quá trình phát triển kinh tế cần khai thác triệt để hợp lý các mặt thuận lợi của sông ngòi, phát triển các công trình thuỷ nông, thuỷ lợi… Đồng thời cần có biện pháp ứng phó kịp thời khi có hạn hán, ngập lụt, trong khi sông Đáy đôi khi bị ô nhiễm nặng cũng ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho các nhà máy nước cũng như các nhà máy nước chuyên dùng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Nguồn nước ngầm của Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng, có chất lượng tương đối tốt, lại có các dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ giúp cho Hà Nam luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của Hà Nam lại đang bị nhiễm asen nên hiện tại sử dụng kém.
2.1.2.5. Sinh vật
Sinh vật của Hà Nam mang đặc điểm của hệ sinh vật ĐBSH. Tỉnh không có rừng nguyên sinh, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 6.395 ha chiếm khoảng 7,4% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Phần lớn diện tích rừng ở Hà Nam là rừng phòng hộ với 5.158 ha chiếm 6% diện tích đất tự nhiên và 80,7% diện tích rừng của cả tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên rừng của tỉnh có giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
trị kinh tế không lớn. Hệ động vật chủ yếu là các vật nuôi. Trong khi đó, các cây hoa màu thường được trồng ở vùng phù sa mới, ven sông,… Lúa phần lớn được trồng ở vùng đồng bằng còn các loại cây ăn quả trồng không tập trung mà nằm rải rác ở các vườn tạp, các thung lũng,…