Vài nét về phát triển nôngnghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 43)

Vùng ĐBSH bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. DT tự nhiên của toàn vùng là 21.068,1 km2, dân số trung bình năm 2011 là 19999,3 nghìn người, chiếm 6,4 % về diện tích tự nhiên và 22,7 % dân số cả nước.

Trong cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm vị trí quan trọng, tuy nhiên tỉ trọng ngày càng giảm và hiện chỉ chiếm 13,1% GDP toàn vùng. Hoạt động nông nghiệp có truyền thống lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng ĐBSH có trình độ thâm canh lúa cao nhất cả nước.

Hiện nay, ĐBSH đang thực hiện đổi mới trong nông nghiệp, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, gắn với phát triển nông thôn. Vùng đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển chăn nuôi, ngư nghiệp,... GTSX tăng nhanh, năm 2011 đạt 36.228,5 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2000, chiếm 14,6 % GTSX nông nghiệp của cả nước.

Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đang có sự chuyển dịch, theo đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần (năm 2011 tỷ trọng còn 85,7 %) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao; trong khi đó ngành thủy sản lại đang tăng nhanh về tỷ trọng (năm 2011 chiếm 13,1%). Hoạt động lâm nghiệp không đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Bảng 1.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp vùng ĐBSH, giai đoạn 2000 - 2011 (Đơn vị: tỉ đồng, giá so sánh 1994,%) Năm 2000 2005 2011 Toàn vùng Tỉ lệ (%) so với cả nước - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp 22.658,9 16,2 92,2 1,2 6,6 26.887,1 14,8 89,8 0,8 9,4 36.228,5 14,6 85,7 1,2 13,1 Nguồn : Niên giám thống kê 2011 – NXB Thống kê 2012 Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ở ĐBSH. Do có nhiều lợi thế về tự nhiên (đất trồng, khí hậu, nguồn nước), nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm thâm canh cao lại có hệ thống thủy lợi tương đối tốt, nông nghiệp ĐBSH đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, từng bước đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong vùng, một phần xuất khẩu, là vùng trọng điểm lương thực thứ hai của cả nước.

Trong giai đoạn 2000 – 2011, cơ cấu nông nghiệp của vùng có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nông nghiệp vẫn chủ yếu là ngành trồng trọt, nhưng tỉ trọng của ngành chăn nuôi đang được tăng lên. Trong nội bộ từng ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi theo xu hướng chung của cả nước nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

- Ngành trồng trọt khá phát triển, cơ cấu cây trồng đa dạng bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả. Trong đó cây lương thực đóng vai trò quan trọng. Vì là vùng có quy mô dân số đông nhất cả nước nên đảm bảo an ninh lương thực có ý nghĩa chiến lược trong phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

nông nghiệp. ĐBSH có cơ cấu cây lương thực đa dạng, gồm lúa, ngô và các cây hoa màu. Trong những năm gần đây, sản xuất lương thực của vùng đã đạt được một số thành tựu như: Sản lượng lương thực không những đáp ứng được nhu cầu lương thực trong vùng mà còn góp phần xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Bảng 1.4. Một số tiêu chí sản xuất lƣơng thực vùng ĐBSH giai đoạn 2000 - 2011

Tiêu chí Đơn vị 2000 2005 2011

1. Diện tích cây lương thực có hạt Tỉ lệ (%) so với cả nước

Diện tích trồng lúa cả năm Tỉ lệ (%) so với DT trồng lúa cả nước nghìn ha % nghìn ha % 1.306,1 16,2 1.212,6 15,8 1.120,9 14,6 1.138,9 15,5 1.240,5 14,1 1.144,5 15,0 2. Sản lượng lương thực có hạt Tỉ lệ (%) so với cả nước

Sản lượng lúa cả năm

Tỉ lệ (%) sản lượng lúa so với cả nước nghìn tấn % nghìn tấn % 6.867,9 19,9 6.586,6 20,2 6.517,9 16,4 6.183,5 17,2 7.422,4 15,7 6.979,2 16,5

3.Lương thực có hạt bình quân đầu người

kg/người 403,1 361,5 371,1

4. Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 54,3 54,3 61,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

+ Cây lúa : Trong cơ cấu cây lương thực của vùng ĐBSH, lúa là cây trồng giữ vị trí quan trọng nhất được trồng ở tất cả các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, ngoại thành Hà Nội,…Nhìn chung, diện tích trồng lúa của ĐBSH có xu hướng giảm xuống song sản lượng lúa vẫn tăng ổn định qua các năm, lớn thứ 2 sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long so sự gia tăng về năng suất lúa. Năm 2011, năng suất lúa cả năm vùng ĐBSH đạt 61,0 tạ/ ha, dẫn đầu cả nước. Các tỉnh có năng suất lúa cả năm cao nhất là Thái Bình (65,9 tạ/ ha), Hưng Yên (64,5 tạ/ha), Hà Nam (61,3 tạ/ha),…Năng suất lúa tăng nhanh là do vùng đã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng đại trà. Bên cạnh đó còn áp dụng nhiều biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa vào sản xuất. Về cơ cấu mùa vụ, ĐBSH có 2 vụ chính là đông xuân và vụ mùa. Diện tích vụ đông xuân và vụ mùa không khác nhau nhiều, song do năng suất lúa vụ đông xuân cao hơn vụ mùa nhiều (66,9 tạ/ha so với 55,2 tạ/ha) nên sản lượng vụ đông xuân gấp 1,2 lần vụ mùa.

+ Ngoài trồng lúa, ngô là cây hoa màu được trồng nhiều nhất ở vùng

ĐBSH, giữ vai trò quan trọng chỉ sau cây lúa. Diện tích gieo trồng ngô của vùng có xu hướng giảm dần (năm 2011 là 95,9 nghìn ha)và hiện chỉ chiếm 8,6% diện tích trồng ngô của cả nước. Sản lượng ngô trong vùng liên tục tăng, năm 2011 tăng 163,4 nghìn tấn so với năm 2000 và chiếm 9,2% sản lượng ngô của cả nước.

+ Cây thực phẩm của vùng ĐBSH gồm rau và các loại đậu, trong đó rau

chiếm tỉ lệ lớn hơn cả. Các cây trồng này ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn và cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. + Cây công nghiệp của ĐBSH đa dạng gồm cả cây công nghiệp hàng năm và lâu năm, trong đó quan trọng nhất là cây công nghiệp hàng năm gồm: đậu tương, lạc, đay cói, thuốc lào,..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

- Ngành chăn nuôi hiện chiếm 33,9% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi có quy mô còn nhỏ, chủ yếu ở khu vực kinh tế hộ gia đình và còn mang tính tận dụng là chính. Trong cơ cấu vật nuôi của ĐBSH, chăn nuôi lợn và gia cầm chiếm tỉ trọng cao hơn cả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

Bảng 1.5. Số lƣợng gia súc, gia cầm vùng ĐBSH giai đoạn 2000 - 2011

Vật nuôi Đơn vị tính 2000 2005 2011 1. Đàn trâu Tỉ lệ (%) so với cả nước nghìn con % 213,7 7,4 145,9 5,0 155,3 5,7 2. Đàn bò Tỉ lệ (%) so với cả nước nghìn con % 488,3 11,8 685,8 12,4 603,4 11,01 3. Đàn lợn Tỉ lệ (%) so với cả nước nghìn con % 5.398,5 26,7 7.420,6 27,0 7.092,2 26,2 4. Đàn gia cầm Tỉ lệ (%) so với cả nước nghìn con % 52.577 26,8 62.360 28,4 83.165 25,8

Nguồn : Niên giám thống kê 2011 – NXB Thống kê 2012

+ Phát triển chăn nuôi trâu với mục đích chính là cung cấp sức kéo và phân bón cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cung cấp một phần thực phẩm cho nhân dân trong vùng, một phần cho xuất khẩu sang các vùng khác. Đàn trâu của vùng giảm nhanh do nông nghiệp đã được cơ giới hóa.

+ Đàn bò của vùng có xu hướng tăng do việc đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa ở các vùng ven đô, cung cấp sữa, thịt cho nhân dân trong vùng.

+ Đàn lợn vùng ĐBSH rất phát triển, là vùng chăn nuôi lợn lớn nhất nước ta, có số lượng thịt lợn xuất khẩu lớn nhất của cả nước (chiếm 60% lượng thịt lợn xuất khẩu của cả nước).

+ Gia cầm của vùng phát triển mạnh đang chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi công nghiệp kết hợp chăn thả vườn với hướng siêu thịt, siêu trứng gồm cả gà, vịt,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

Tiểu kết chƣơng 1

Ngành nông nghiệp ở nước ta nói chung và Đồng bằng sông Hồng nói riêng, trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp một phần quan trọng vào GDP và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trường tiêu thụ nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định được những thành tựu vững chắc góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch. Đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

Chƣơng 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 2.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Hà Nam là tỉnh thuộc vùng ĐBSH, có tọa độ địa lý từ 200

21’ Bắc – 21045’ Bắc, 105045’ Đông – 106010’ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là trong khả năng thu hút đầu tư. Đi từ trung tâm thành phố Phủ Lý dọc theo quốc lộ 1A lên phía Bắc là thủ đô Hà Nội, xuôi về phía Nam khoảng 34 km là thành phố Ninh Bình, theo quốc lộ 21 về phía Đông Nam là thành phố Nam Định.

Diện tích tự nhiên của cả tỉnh là 860,5 km2, chiếm 0,26% diện tích cả nước và bằng 4,1 % diện tích vùng ĐBSH (năm 2011), là tỉnh có diện tích nhỏ nhất vùng và nhỏ thứ 2 cả nước (trên Bắc Ninh). Hà Nam có nhiều con sông chảy qua như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ... là điều kiện thuận lợi cho phát triển cũng như giao lưu kinh tế - văn hóa.

Với vị trí này Hà Nam nắm giữ vị trí địa kinh tế quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng ĐBSH. Hà Nội được mở rộng, tỉnh Hà Nam trở thành cửa ngõ phía Nam của thủ đô đồng thời nằm trên trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình. Trong dọc tuyến hành lang giao thông xuyên Á (Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh –

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

Mộc Bài) thì Hà Nam là một vị trí trên tuyến. Do đó, vị trí này tạo cơ hội để Hà Nam có thể tranh thủ kêu gọi và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.

Về mặt tự nhiên, vị trí địa lý đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh Hà Nam năm 2011

Số xã Số phường, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (người) Toàn tỉnh 103 13 860,5 786.860 TP. Phủ Lý 6 6 34,3 83.448 H. Duy Tiên 19 2 137,7 127.069 H. Kim Bảng 17 2 186,6 126.560 H.Thanh Liêm 19 1 178,3 128.309 H. Bình Lục 20 1 156,4 145.430 H. Lý Nhân 22 1 167,2 176.044

Nguồn :Niên giám thống kê 2011 tỉnh Hà Nam – NXB Thống kê 2012

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Hà Nam là tỉnh thuộc vùng ĐBSH nhưng địa hình lại có những nét độc đáo của một tỉnh bán sơn địa. Địa hình vừa mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng châu thổ với nền địa hình chủ yếu là đồng bằng. Bên cạnh đó, địa hình của Hà Nam lại mang những đặc điểm địa hình của một tỉnh đồng bằng giáp núi.

Phía Đông là vùng đồng bằng hình thành do sự bồi đắp của những con sông lớn, chiếm khoảng 85 - 90% diện tích của tỉnh, độ cao trung bình khoảng 3 đến 4m so với mực nước biển. Vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 22.000 ha, tập trung ở huyện Duy Tiên và một phần huyện Kim Bảng. Vùng trũng thấp có độ cao 0,4 – 0,9m, diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

khoảng 43.000 ha, thường xuyên bị ngập nước (được coi như một phần cái “rốn nước” của vùng ĐBSH), tập trung ở các huyện Bình Lục, Lý Nhân và các xã phía Đông huyện Thanh Liêm. Với địa hình khá bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, có nhiều vùng trũng thuận lợi cho thâm canh lúa nước, nuôi trồng thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa, chiếm khoảng 10 – 15% diện tích của tỉnh, chạy dọc theo ranh giới giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, tập trung ở hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Ngoài ra, còn bắt gặp các núi sót nằm rải rác ở hai huyện Duy Tiên và Bình Lục. Độ cao trung bình của vùng núi vào khoảng 200 – 300m so với mực nước biển. Đây là vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc...

2.1.2.2. Tài nguyên đất

Tuy có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng Hà Nam có tài nguyên đất khá đa dạng với 8 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát, nhóm đất than bùn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng. Sự đa dạng đó là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.

Vùng đồng bằng có 5 nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất biến đổi, nhóm đất cát và nhóm đất than bùn, trong đó nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất (chiếm 50,2% tổng diện tích tự nhiên và 84,7% diện tích đất nông nghiệp). Hầu hết các nhóm đất vùng đồng bằng có thành phần cơ giới biến đổi từ cát pha đến thịt nặng pha sét, có độ xốp tầng mặt thích hợp. Các loại đất hầu hết là chua với PH(KCl) từ 3,8 – 4,8 (trừ đất phù sa ít chua phân bố ven các con sông). Theo nghiên cứu, những loại đất úng trũng có thể thay đổi theo chiều hướng tốt nhờ có hệ thống thủy lợi tưới, tiêu tốt và chủ động. Các nhóm đất của vùng đồng bằng thuận lợi cho canh tác lúa nước, rau màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc, dâu, mía và một số loại cây ăn quả.

Vùng đất đồi núi gồm 3 nhóm đất: nhóm đất xám, nhóm đất đỏ và nhóm đất tầng mỏng, trong đó nhóm đất xám có diện tích lớn nhất (chiếm 2,4% tổng diện tích tự nhiên và 4.1% diện tích đất nông nghiệp). Đất vùng đồi núi được hình thành do quá trình phong hóa trên các loại đá, nhìn chung thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2000 đến 2011 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)