Nam đến năm 2020
Để thực hiện được các định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp như đã phân tích ở trên, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cụ thể phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của ngành.
3.2.1.Các giải pháp chung
3.2.1.1. Giải pháp về vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư a) Tổng vốn đầu tư
Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 36,6 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 cần khoảng 19 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 cần khoảng 17,6 nghìn tỷ đồng.
b) Hướng huy động vốn
Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, bao gồm vốn đầu tư trong nước (ngân sách Nhà nước, các tổ chức tín dụng, nhân dân...); vốn đầu tư nước ngoài (các dự án ODA, FDI...).
-Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước: Cần tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai các dự án có quy mô lớn, nhất là các dự án thủy lợi và phát triển nông nghiệp bền vững.
- Vốn doanh nghiệp: Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
137
địa bàn; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội. Cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, khu chăn nuôi tập trung, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.
- Nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển: Nguồn vốn này tùy thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho phát triển trang trại, các khu chăn nuôi tập trung, khu trồng trọt sản xuất hàng hóa. Đối với các dự án để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách, vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( ODA, FDI): Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Hà Nam nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Xây dựng các đề án để tranh thủ nguồn vốn thông qua chương trình của Nhà nước và các tổ chức quốc tế: Chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch, môi trường,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
138
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách khoa học và hợp lý giữa đất nông nghiệp, đất xây dựng cơ bản và đất ở.
- Chuyển đổi hợp lý đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững: + Chuyển đổi đất lúa, màu có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây con có giá trị cao hơn như trồng hoa, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.
+ Mở rộng quy mô diện tích bằng cách tăng vụ nuôi trồng các loại cây con có giá trị như trồng rau, hoa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở một số vùng đất như đất lúa úng trũng sang lúa - thủy sản - cây ăn quả hoặc thủy sản - cây ăn quả, đất cao hạn sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đầu tư cải tạo, thâm canh tăng vụ trên các loại đất có điều kiện.
+ Đưa vào sử dụng có hiệu quả các loại đất còn có khả năng mở rộng là đất gò đồi, diện tích đất úng trũng, mặt nước chưa sử dụng...
+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, cũng như các hạn chế của từng vùng đất.
Vùng úng trũng, hướng chuyển dịch: lúa - thủy sản - cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.
Vùng ven đô thị: phát triển rau quả thực phẩm, hoa, cây ăn quả.
Vùng đất bằng nội đồng: phát triển lúa, rau màu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển dâu tằm bãi ven sông, cây ăn quả.
Vùng bán sơn địa, vùng khô hạn khó tưới: phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, rau màu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển trồng rừng.
- Không ngừng làm giàu đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất, để đẩy mạnh thâm canh và tạo sự đồng đều về năng suất trên toàn bộ diện tích đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
139
canh tác. Áp dụng chế độ luân canh hợp lý, thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng cường đầu tư phân bón hữu cơ, để làm giàu dinh dưỡng đất.
- Bảo vệ môi trường đất, để sử dụng ổn định, lâu dài và bền vững. Áp dụng các biện pháp để chống suy thoái, ô nhiễm môi trường đất.
3.2.1.3. Ứng dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp - Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, thử nghiệm các công thức luân canh cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, để ứng dụng các loại giống mới và điều chỉnh cơ cấu mùa vụ hợp lý.
- Những tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt mở rộng việc ứng dụng rộng rãi các loại giống cho sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất như giống lúa chất lượng cao, giống rau đậu thực phẩm; sử dụng các giống lợn siêu nạc ¾ máu ngoại, lợn giống Landrace, lợn nái ngoại... Đối với gia cầm thì phát triển giống mới như gà siêu thịt, siêu trứng, giống ngan Pháp, các giống gà thả vườn của nước ngoài như gà Sắc So (Pháp), gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng (Trung Quốc), gà Kabia, vịt Anh (Super M1, Super M2)...
- Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong canh tác, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản như sử dụng nhà lưới, nilon che phủ trong trồng trọt, công nghệ sản xuất cá giống trong nuôi trồng thủy sản.
- Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ về thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản hàng hóa.
- Các công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tin học trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Các tiến bộ trong công tác tổ chức quản lý, điều hành nền sản xuất hàng hóa, kỹ thuật Maketting.
- Thực tiễn sản xuất hiện nay cho thấy công tác khuyến nông có tầm quan trọng đặc biệt với sản xuất của các hộ nông dân. Tổ chức các lớp tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
140
huấn kỹ thuật sản xuất tiến bộ cho bà con nông dân (kỹ thuật cấy lúa chất lượng cao, trồng cây ăn quả, hoa cây cảnh, chăn nuôi lợn nạc, chăn nuôi thủy sản, cá thả ruộng, IPM trên rau...), tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan các mô hình sản xuất giỏi; tổ chức tốt công tác thông tin kinh tế, dự báo thị trường giúp nông dân có hướng bố trí cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao; phổ biến các quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất các cây, con dưới dạng thông tin ngắn gọn có minh họa rõ ràng dễ hiểu, dễ nhớ của các tờ rơi phát đến tận hộ nông dân.
- Xây dựng các mô hình trình diễn có quy mô phù hợp với quy mô sản xuất của bà con nông dân. Hướng dẫn tổ chức từng khâu kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.
- Về định hướng sản xuất, trước mắt cũng như lâu dài là: ứng dụng tổng hợp công nghệ phù hợp trong điều kiện không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
- Ứng dụng công nghệ để khai thác ngưỡng đội trần tiềm năng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi chủ lực tham gia chương trình như: rau an toàn, hoa chất lượng cao, bò sữa, bò thịt cao sản, lợn chất lượng cao...
- Khuyến khích các doanh nghiệp và nông dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng hàm lượng khoa học trong kết cấu sản phẩm, giảm đầu tư đầu vào vật tư nông nghiệp, góp phần giảm giá thành sản xuất, đầu tư hơn nữa kiến thức hội nhập quốc tế trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao.
- Có chính sách tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào sản xuất theo hướng công nghệ cao, bởi vì khi áp dụng công nghệ cao thì định xuất đầu tư sẽ lớn hơn, đặc biệt cho vay đầu tư ứng dụng cơ giới hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
141
trong sản xuất nông nghiệp và làm nhà kính, nhà lưới, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch.
- Song song với chương trình đầu tư nông nghiệp từ ngân sách của tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục triển khai và lồng ghép khai thác các Dự án về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp chất lượng cao nói riêng.
3.2.1.4. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại
Sản phẩm nông nghiệp Hà Nam được xác định tiêu thụ thị trường nội tỉnh là chủ yếu, ngoài ra cung cấp cho Hà Nội, các tỉnh khác và một phần tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, thì tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là với hàng hóa nhập khẩu. Để tháo gỡ khó khăn, kích thích sản xuất phát triển, giải pháp thị trường cần tập trung giải quyết các vấn đề sau.
- Đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường, đặc biệt là dự báo trung và dài hạn về: số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa mà thị trường cần, tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi chủng loại hàng hóa. Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu. Thực hiện tốt chương trình “liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
- Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng hóa loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
142
dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hóa.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để tạo thị trường đầu ra ổn định. Đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhanh tróng hình thành những trục, những tụ điểm giao lưu hàng hóa trên địa bàn nông thôn. Trước mắt phát triển các thị trấn, thị tứ, các chợ đầu mối gắn với các trục giao thông chính.
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm từ việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng và được công nhận của cơ quan kiểm định trong nước và quốc tế, cho tới việc quảng bá cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng. 3.2.1.5. Đầu tư tăng cường về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Tập trung củng cố, xây dựng, nâng cấp hệ thống đê, kè, quản lý và khai thác tốt các công trình tưới tiêu, đảm bảo chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác quy hoạch thủy lợi, kết hợp thủy lợi với giao thông. Khai thác, sử dụng vận hành có hiệu quả trạm bơm đầu mối, nâng cấp các trạm bơm đã xuống cấp, các cống qua đê hệ thống sông Hồng, sông Đáy; nâng cao chất lượng công tác phong chống lụt bão, úng và tìm kiếm cứu nạn, chống hạn, phục vụ phát triển nông nghiệp và bảo vệ sản xuất.
Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh. Tích cực củng cố đê điều, kè các công trình phòng lũ, đảm bảo an toàn chống lụt, bão, úng theo tần xuất thiết kế các công trình. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa mặt đê, kết hợp gia cố thân và phần nền đê. Phấn đầu đến năm 2020 kiên cố hóa xong mặt đê sông chính, kết hợp phục vụ giao thông vận tải.
Tăng cường sửa chữa, cải tạo hệ thống công trình tưới, tiêu hiện có. Tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số công trình trọng điểm. Đảm bảo đến 2020, 100% hệ thống kênh tưới cấp I, II và kênh nội đồng đều được cứng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
143
Củng cố hệ thống kênh mương nội đồng, thường xuyên nạo vét và tôn tạo bờ đảm bảo an toàn cho mùa mưa úng. Đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi phục vụ cho các vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung. Do đó, ngoài hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho cây trồng, còn có sự bổ sung của nguồn nước ngầm (đối với nhiều hộ trồng rau an toàn, hoa, cây cảnh). Tỉnh cần có kế hoạch xác lập các quy chuẩn cho việc khai thác nguồn nước ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai thác sử dụng, vừa tránh lãng phí và hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, cải tạo hệ thống giao thông nội đồng, cầu cống, để tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, giảm giá thành sản xuất. Đẩy mạnh việc nâng cấp, tu sửa và mở mới một số tuyến đường, đặc biêt là hệ thống nội đồng. Việc nâng cấp, mở rộng lòng đường gắn với việc mở rộng, kiên cố hóa các tuyến kênh mương nội đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư sản xuất (phân bón - phân hữu cơ, giống...) cũng như nông sản phẩm.
Phát triển các chợ đầu mối với quy hoạch ổn định về vị trí, quy mô chợ, phương thức quản lý chợ với mục tiêu là điểm đầu mối giao lưu hàng hóa thuận tiện, dễ dàng và không gây phiền hà đối với người dân muốn trao đổi mua bán sản phẩm của mình. Xây dựng hệ thống chợ bán lẻ ở nông thôn, nhằm tạo ra được hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hệ thống các cơ sở dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng phân bón thuốc trừ sâu, giống cây trồng vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức tốt hệ thống dịch vụ này sẽ nâng