Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 26)

6. Nội dung thực hiện

1.2.2.2. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020

Đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, từng bƣớc hình thành xã hội học tập.

Giáo dục mầm non : Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo đƣợc chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dƣới 10%.

Giáo dục phổ thông : Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao, đặc biệt chất lƣợng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.

Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tƣơng đƣơng; có 70% trẻ em khuyết tật đƣợc đi học.

Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học : Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đào tạo ra những con ngƣời có năng lực sáng tạo, tƣ duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trƣờng lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%.

Giáo dục thƣờng xuyên : phát triển giáo dục thƣờng xuyên tạo cơ hội cho mọi ngƣời có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bƣớc đầu hình thành xã hội học tập. Chất lƣợng giáo dục thƣờng xuyên đƣợc nâng cao, giúp ngƣời học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lƣợng cuộc sống vật chất và tinh thần.

Kết quả xóa mù chữ đƣợc củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 26)