Cơ sở vật chất thiết bị

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 67)

6. Nội dung thực hiện

3.3.1.5.Cơ sở vật chất thiết bị

Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho dạy và học giá trị hơn 100 tỷ đồng Việt Nam. Trong đó xƣởng thực hành ngành cơ khí có quy mô số lƣợng thiết bị lớn hơn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Phòng thí nghiệm máy CNC đƣợc đầu tƣ 340.000 EURO (tƣơng đƣơng 6,8 tỷ VND); Phòng thí nghiệm cơ khí đƣợc đầu tƣ 360.000 EURO (tƣơng đƣơng 7,2 tỷ VND); Phòng thí nghiệm cơ điện tử đầu tƣ 250.000 EURO (tƣơng đƣơng 5 tỷ VND); Phòng thí nghiệm cho cơ khí kỹ thuật số, phòng khí nén thuỷ lực... Đó là chƣa kể việc trƣờng còn có quan hệ hợp tác với hơn 40 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Đây là một địa bàn hết sức có giá trị cho việc nhà trƣờng khai thác cơ sở vật chất để cho việc đào tạo thực tập tốt nghiệp của HS-SV ở giai đoạn cuối khoá học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.1.6. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của trường CĐCN Việt Đức

Điểm mạnh

Nhà trƣờng tiếp tục ổn định và phát triển. Tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục đào tạo của nhà nƣớc, của ngành giáo dục theo các kế hoạch "Chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo 2001-2010" đã đƣợc phê duyệt. Đề án "Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam", mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Các nề nếp quản lý quá trình dạy và học trong nhà trƣờng tiếp tục đƣợc duy trì, củng cố.

Luôn coi chất lƣợng đào tạo là mục tiêu hàng đầu, quyết định quan trọng đến sự phát triển nhà trƣờng, vì vậy mà trƣờng quan tâm đầu tƣ cho tăng cƣờng cơ sở vật chất, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ, đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo sát với thực tế.

Đời sống công chức, viên chức đƣợc quan tâm, đội ngũ yên tâm công tác, yêu ngành yêu nghề, có tâm huyết xây dựng Nhà trƣờng.

Có mối quan hệ quốc tế hết sức thuận lợi.

Điểm yếu

Do khả năng tài chính có hạn vì vậy việc đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm cho HS-SV thực hành còn hạn chế, chƣa theo kịp với các tiến bộ công nghệ của các nƣớc.

Đội ngũ nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng tuy đã đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ song còn rất hạn chế trong năng lực thực hành, yếu về ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới. Tuy đã có tăng về số lƣợng nhƣ tỷ lệ học sinh so với giáo viên còn đang cao (tỷ lệ của trƣờng là 30 học sinh/1 giáo viên). Nhiều giáo viên phải dạy căng liên tục nên ít có thời gian trao đổi sƣ phạm và nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc chăm lo đời sống công nhân viên chức và giáo viên, không ít tiêu cực phát sinh trong quá trình dạy và học, một phần cũng do thu nhập thấp… chất lƣợng đào tạo giảm do đơn vị đầu tƣ (tính bằng tiền)/ 1 đơn vị điều kiện đảm bảo cho dạy và học rất thấp.

Công tác quản lý của nhà trƣờng cũng còn nhiều hạn chế yếu kém. Khả năng khai thác nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là các nguồn đầu tƣ quốc tế hạn chế.

Nguyên nhân của thiếu sót:

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Nhà trƣờng còn thiếu năng động, thụ động, ít sáng tạo linh hoạt trong quản lý điều hành các hoạt động của Nhà trƣờng,chƣa theo kịp với yêu cầu biến đổi và sự phát triển của nhà trƣờng. Tác phong lề lối làm việc chƣa khoa học, còn không ít tình trạng quên việc, sót việc, chất lƣợng chuyên môn thấp.

Kinh phí còn hạn hẹp, ít có điều kiện tăng cƣờng đầu tƣ mạnh cho cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chƣơng trình và các điều kiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện cho việc thực hiện các phƣơng pháp dạy học mới.

Do còn nặng nề trong cơ chế bao cấp, năng lực thị trƣờng hạn chế còn để tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí cơ sở vật chất việc khai thác sau đầu tƣ cơ sở vật chất vào dạy học và cung cấp các dịch vụ cho nhu cầu xã hội còn rất hạn chế.

Do còn rất hạn chế về ngoại ngữ và cũng do cơ chế, vì vậy ít có cơ hội tận dụng khai thác nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các mục tiêu phát triển nhà trƣờng.

3.3.1.7. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - IFE

Để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu quan trọng của trƣờng CĐCN Việt Đức, tác giả tiến hành lập ma trận IFE. Các yếu tố bên trong có vai trò quyết định đối với sự thành công của trƣờng, đƣợc lấy từ điểm mạnh và điểm yếu của trƣờng. Mức độ quan trọng và điểm phân loại của các yếu tố đƣợc đo lƣờng bằng phƣơng pháp chyên gia. Cách thức thu thập thông tin và tính toán kết quả đƣợc trình bày ở phụ lục 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Ma trân đánh giá yếu tố nội bộ (IFE) của trƣờng CĐCN Việt Đức Các yếu tố bên trong Mức độ quan

trọng Điểm Số điểm quan

trọng

1.Trình độ và kinh nghiệm của

giảng viên 0,12 4 0,48

2.Chính sách tạo động lực 0,09 2 0,18

3.Trình độ quản lý 0,09 3 0,27

4.Cơ sở vật chất trang thiết bị 0,10 3 0,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.Tài chính 0,10 3 0,3

6.Thƣơng hiệu 0,11 2 0,22

7.Nghiên cứu khoa học 0,09 3 0,27

8.Chiến lƣợc Marketing 0,10 3 0,3

9.Văn hóa tổ chức 0,09 2 0,18

10.Chƣơng trình đào tạo 0,11 2 0,22

Tổng: 1,00 2,72

Qua kết quả ma trận đánh giá nội bộ ở bảng trên ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2,72(>2,5) có thể nói rằng Nhà trƣờng mạnh về các yếu tố nội bộ. Nhƣ vậy, trƣờng CĐCN Việt Đức nên tận dụng trình độ và kinh nghiệm của giáo viên để đẩy mạnh công tác về nghiên cứu và chƣơng trình đào tạo, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lƣợng hình ảnh và thƣơng hiệu.

3.3.2. Phân tích yếu tố vĩ mô

3.3.2.1. Yếu tố kinh tế

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, đƣa thế giới chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức, từ đó mà có tác động sâu sắc đến đời sống vật chất tinh thần của xã hội. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan, là sự hợp tác để phát triển. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ và có tính quyết liệt hơn, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn thế giới, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO, những bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lƣợng giáo dục, xây dựng nhân cách đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục cho nên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục cũng sẽ là một tất yếu khách quan.

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã và đang thu đƣợc những thắng lợi tốt đẹp, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đƣợc tiến hành trong điều kiện nƣớc ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị trƣờng lao động đƣợc mở rộng, chất lƣợng ngƣời lao động phải đƣợc nâng cao, do đó nhu cầu học tập trong xã hội cũng đƣợc tăng lên.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng cƣờng công nghiệp dịch vụ. Tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản trong GDP ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đặc biệt những năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp có những bƣớc tiến đáng kể, giá trị sản xuất tăng bình quân khoảng 14 - 15%. Ngành công nghiệp đặt ra mục tiêu phát triển trong thời gian tới phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 15,5 - 16,5%.

Hƣớng phát triển đƣợc ngành công nghiệp đề ra là sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện cho những sản phẩm có thị trƣờng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của đất nƣớc và tăng kim ngạch xuất khẩu. Để đáp ứng mục tiêu đó đòi hỏi ngành công nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt về nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Những yếu tố đó đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của ngành công nghiệp phải liên tục đƣợc đẩy mạnh để cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng.

Các trƣờng đào tạo thuộc ngành công nghiệp trong thời gian qua nhiều trƣờng đã chủ động xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng cả về quy mô ngành nghề và chất lƣợng đào tạo. Nhiều trƣờng rất năng động, sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tìm kiếm nguồn đầu tƣ cho sự phát triển nhà trƣờng. Các trƣờng đều có xu hƣớng phát triển đa ngành, đa cấp bậc đào tạo, mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nguồn lực cho ngành sản xuất công nghiệp và các ngành kinh tế khác.

Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao, với môi trƣờng chính trị ổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn khoảng 12%. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập WTO tạo thêm nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế trong nƣớc.

Tình hình tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên: Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trƣớc đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trƣởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28%. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế năm 2011 dự ƣớc đạt 22,3 triệu đồng/ngƣời, tƣơng đƣơng khoảng 1062 USD/ngƣời và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ƣớc đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 57/63 tỉnh thành, thấp hơn thứ hạng 42 của năm 2010. Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nƣớc do tỉnh Thái Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 là 2.527.900 đồng, thấp hơn mức trung bình cả nƣớc cùng thời điểm là 2.867.100 đồng và của khu vực trung du miền núi phía Bắc là 2.983.200 đồng. Theo đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới nhất, trong quý III năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) của tỉnh Thái Nguyên đạt 6,3%, cao hơn 1,57% so với bình quân chung cả nƣớc. Chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 6,7% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá cố định năm 1994 đạt 9.900 tỉ đồng, tăng 4,2%. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 102,8 triệu đô la, bằng 66,7% kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.360 tỉ đồng, bằng 69% dự toán và tăng 12,2% so với cùng kỳ. Cùng với đó toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho gần 15.700 lao động, đạt xấp xỉ 98% kế hoạch. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2012 của tỉnh Thái Nguyên đƣợc xếp ở vị trí thứ 17, tăng 40 bậc so với năm 2011đứng thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc (chỉ sau tỉnh Lào Cai). Thái Nguyên đƣợc đánh giá là một hiện tƣợng thú vị có những bài học có thể chia sẻ với các tỉnh.

3.3.2.2. Yếu tố luật pháp, chính trị

Tình hình chính trị của Việt Nam đƣợc coi là rất ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nƣớc trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cƣờng đầu tƣ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam". Nhà nƣớc đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhân lực. Luật Giáo dục (2011- 2012) sửa đổi bổ sung cùng với các nghị định, các thông tƣ đƣợc ban hành đã giúp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ngày càng ổn hiện chƣơng định. Đồng thời, với quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục dành sự ƣu tiên cho giáo dục, không chỉ thể hiện ở những chính sách đầu tƣ mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để hơn nữa đối với sự phát triển giáo dục của nƣớc nhà. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phƣơng và sở giáo dục đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực trình, .... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở GD.

Vấn đề giáo dục trở thành đề tài cấp thiết đƣợc ƣu tiên hàng đầu, ngày 13 tháng 6 năm 2012 Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định 711/QĐ - TTG về chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 : trong chƣơng trình hành động Thủ tƣớng Chính phủ đã đề rõ những nhiệm vụ, công việc cụ thể nhƣ: xây dựng bổ sung và phát triển hệ thống khung pháp lý chung và chính sách phát triển giáo dục, xây dựng và thực hiện quy hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển giáo dục (phụ lục 1)

Bên cạnh đó, ngày 23 tháng 11 năm 2011, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3264/QĐ-UBND phê duyệt Chƣơng trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục của tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 67)