6. Nội dung thực hiện
3.2.1. Về công tác đào tạo
Chuyển từ học niên chế sang học tín chỉ
Thực hiện chủ trƣơng của Bộ GD&ĐT về đào tạo theo học chế tín chỉ, trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức thống nhất chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉ các ngành học trình độ cao đẳng chuyển 100% SV bậc cao đẳng sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Xây dựng quy trình chuyển đổi đánh giá kết quả công tác đào tạo từ niên chế sang tín chỉ đối với các SV đã theo học niên chế một cách hợp lý và đúng quy định, đảm bảo đƣợc quyền lợi của SV.
- Tập trung xây dựng lực lƣợng CBVC làm cố vấn học tập, ban hành quy chế cố vấn học tập giúp cho SV bớt bỡ ngỡ khi chuyển sang học tập theo tín chỉ.
- Đƣa vào sử dụng phần mềm quản lý đào tạo phục vụ cho công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ bƣớc đầu có những thuận lợi nhất định.
- Từng bƣớc đổi mới chƣơng trình đào tạo theo hƣớng tăng thực hành, giảm lý thuyết.
Đổi mới hoạt động Dạy và Học, lấy ngƣời học làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách có hiệu quả
Về đổi mới hoạt động Dạy và Học
- Hiện nay, 100% giảng viên tích cực tham gia phong trào đổi mới phƣơng pháp giáo dục. Đa số CBGD có nhiều nỗ lực thay đổi phƣơng pháp giáo dục để phù hợp với thời lƣợng đào tạo theo tín chỉ. Có trên 70% CBGD sử dụng 100% bài giảng điện tử trong giảng dạy và có trên 80% giảng viên tổ chức cho sinh viên hoạt động nhóm trong giảng dạy, hƣớng dẫn nghiên cứu tài liệu trƣớc khi đến lớp.
- Nhà trƣờng đã tăng cƣờng đáng kể các phƣơng tiện dạy học hiện đại giúp CBGD tích cực đổi mới phƣơng pháp giáo dục.
- Về kiểm tra kết quả học tập: cải tiến việc tổ chức các kỳ kiểm tra, thi học kỳ và thi tốt nghiệp bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc trắc nghiệm - tự luận đúng lịch, đầy đủ và nghiêm túc. Việc thực hiện quy chế tổ chức thi và kiểm tra khá tốt giúp cho sinh viên tích cực hơn trong quá trình học tập. Bảo mật dữ liệu theo đúng quy chế từ đánh số phách, cắt phách, nhập điểm bài thi, xử lý dữ liệu chính xác và đúng tiến độ.
Về hoạt động học tập của HS-SV
- Nề nếp học tập của HS-SV có nhiều tiến bộ, đa số SV biết lựa chọn chƣơng trình học tập khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phƣơng pháp học tập của HS-SV cũng có những tiến bộ đáng kể, nhất là việc học tập theo nhóm và tự nghiên cứu trƣớc bài học ở nhà.
- Đa số HS-SV tham gia các kỳ kiểm tra nghiêm túc, đánh giá khá chính xác chất lƣợng đào tạo.
- Tổ chức đối thoại giữa Hiệu trƣởng với đại diện HS-SV các khóa về Dạy và Học, chế độ chính sách, công tác phục vụ HS-SV. Tại các buổi đối thoại có khoảng 83 câu hỏi HS-SV đặt ra, tập trung vào các vấn đề: đồng phục, nề nếp học tập, chƣơng trình đào tạo, CSVC phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học và các chế độ chính sách liên quan đến HS-SV… Nhìn chung, không khí đối thoại thẳng thắn, trách nhiệm, chân tình vì quyền lợi học tập của HS-SV; nhiều ý kiến của HS-SV bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng với nhà trƣờng một cách chính đáng, đƣợc Hiệu trƣởng tiếp thu, giải đáp thỏa đáng, có lý, có tình; nhiều đề nghị của HS-SV đƣợc Hiệu trƣởng ghi nhận và chỉ đạo cho các đơn vị quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho HS-SV học tập và rèn luyện tốt hơn; lãnh đạo các đơn vị và các đoàn thể dành thời gian tham dự và tham gia đối thoại với HS-SV, tạo thêm sự thấu hiểu HS-SV nhiều hơn.
Hoạt động thông tin - thư viện điện tử
- Đẩy mạnh khai thác website của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức: (http://truongvietducthainguyen.edu.vn/). Website của trƣờng có nội dung phong phú phục vụ tích cực cho công tác dạy và học. CBVC và HS-SV truy cập thƣờng xuyên liên tục và đây cũng là cầu nối thân thiết, gần gũi hơn giữa HS-SV với nhà trƣờng, số lƣợng truy cập vào website của trƣờng năm 2012 là 651.118 lƣợt.
Về hoạt động thư viện
- Nhà trƣờng hiện nay có 710m2 thƣ viện. Trong năm học 2011-2012, nguồn giáo trình và tài liệu phục vụ cho công tác dạy và học đƣợc đầu tƣ và tăng lên đáng kể: số lƣợng giáo trình hiện có là 160.118 giáo trình các chuyên ngành đào tạo, tăng 18,15% (năm 2011 là 135.520 bản); sách tham khảo và tài liệu là 48.035 bản, tăng 52,66% (năm 2011 là 22.760); 74 loại báo và tạp chí. Tổng số lƣợt bạn đọc đến phòng đọc là 245 lƣợt/ngày, mƣợn sách là 37.200 lƣợt (từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2012).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý
Thực hiện theo quyết định số 711/QĐ-TTG ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020, chính sách phát triển đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục: 38,5% Giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp, 60% Giảng viên Cao đẳng và 100% Giảng viên Đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100% Giảng viên Đại học và Cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trƣờng Đại học, Cao đẳng với phƣơng án kết hợp đào tạo trong và ngoài nƣớc để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên Cao đẳng là tiến sĩ.
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trƣờng là 342 ngƣời, trong đó 234 ngƣời làm công tác giảng dạy. 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trong đó có 30% đạt trình độ sau đại học, 10 nhà giáo ƣu tú, 09 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc, 43 giáo viên dạy giỏi cấp Bộ…
+ Ban giám hiệu: 04 ngƣời + Cán bộ hành chính: 40 ngƣời. + Nhân viên phục vụ: 64 ngƣời Trong số cán bộ giảng dạy:
+ Có 70 ngƣời có trình độ trên ĐH, chiếm 30%; 18 ngƣời đang học thạc sĩ. + Có 154 ngƣời có trình độ Đại học, chiếm 66%.
+ Có 10 ngƣời có trình độ Cao đẳng, chiếm 4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.2: CBGD theo độ tuổi
- Qua đó cho thấy đội ngũ cán bộ giảng dạy của trƣờng ngày càng nâng cao trình độ học vấn, 30% CBGD có trình độ trên ĐH, 66% có trình độ ĐH, và đại đa số rất trẻ 43% dƣới 30 tuổi và 26% từ 31-35 tuổi, đƣợc đào tạo cơ bản (Chủ yếu là tốt nghiệp các trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên…) Đó là yếu tố rất thuận lợi cho việc bồi dƣỡng đội ngũ nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng.
3.2.3. Về công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Dƣới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trong những năm qua hoạt động nghiên cứu khoa học đã góp phần nâng cao năng lực giảng dạy, tự học, tự bồ dƣỡng của giáo viên và ngƣời học, giải quyết đáp các vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới, nâng cao uy tín của đội ngũ giáo viên, khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của trƣờng với địa phƣơng và khu vực.
Các đề tài đƣợc CBGV của trƣờng thực hiện trong thời gian gần đây (2012-2013)
Bảng 3.1: Đề tài nghiên cứu của CBCNV trƣờng CĐCN Việt Đức
STT LOẠI ĐỀ TÀI XẾP LOẠI
TS A B C
1 NCKH cấp tỉnh 1 1 0 0
2 NCKH cấp trƣờng 5 3 2 0
3 Sáng kiến kinh nghiệm 13 6 6 1
4 Tập bài giảng 20 13 7 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, thuộc lĩnh vực đổi mới dạy và học, nâng cao chất lƣợng dạy và học. Tuy nhiên, việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học chƣa tƣơng xứng với tiềm năng NCKH của trƣờng, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn một số hạn chế, một số giảng viên chƣa có nhận thức đúng tầm quan trọng của việc NCKH, chƣa tạo ra hiệu quả kinh tế cao.
3.2.4. Về công tác quản lý học sinh, sinh viên
- Hàng năm, trƣờng tổ chức đối thoại giữa Hiệu trƣởng với đại diện HS-SV các khóa về chất lƣợng giảng dạy, chế độ chính sách, công tác phục vụ HS-SV.
- Trƣờng đã tổ chức đƣợc rất nhiều câu lạc bộ để sinh viên sinh hoạt: Câu lạc bộ nói tiếng Anh, Câu lạc bộ văn học, Câu lạc bộ tin học, bóng đá...
- Tham gia thi đấu giải Bóng chuyền HS-SV năm 2012 do Đoàn Thanh niên tổ chức, lên kế hoạch tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho các em thiếu nhi.
- Tham gia các hoạt động hƣởng ứng ngày môi trƣờng thế giới, vận động hiến máu tại TX Sông Công, tổ chức chƣơng trình “Mỗi giọt máu - Một tấm lòng” và nhiều chƣơng trình ý nghĩa khác.
3.3. Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài và bên trong tác động đến hoạt động của trƣờng đến năm 2017 động của trƣờng đến năm 2017
3.3.1. Phân tích môi trường bên trong của Trường CĐCN Việt Đức
3.3.1.1. Tuyển sinh, đào tạo
Hàng năm trƣờng CĐCN Việt Đức tổ chức tuyển sinh khoảng 5.500 SV với tất cả các ngành nghề đào tạo, tuy nhiên chỉ đạt hơn 95% so với kế hoạch. Chỉ tiêu tuyển sinh không đạt 100%, nguyên nhân có thể là do công tác dự báo chƣa chính xác, chƣa có nhiều thông tin đáng tin cậy về nhu cầu xã hội. Về mặt đào tạo, chƣơng trình đào tạo còn nặng về kiến thức, còn ít chú trọng rèn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm. Nhà trƣờng đang từng bƣớc điều chỉnh nội dung chƣơng trình cho phù hợp với yêu cầu ngƣời học và nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, Nhà trƣờng đã chuyển đổi 100% CĐ sang học chế tín chỉ, đã xây dựng và đƣa vào sử dụng phần mềm quản lý đào tạo bƣớc đầu có những thuận lợi nhất định. Đa số CBGD đã đổi mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3.3.1.2. Nguồn nhân lực
Sau khi thành lập, trƣờng đã rà soát, sắp xếp và điều động CBVC giữa các đơn vị cho phù hợp năng lực chuyên môn và nhu cầu công tác theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả. Nhà trƣờng còn tổ chức tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế do Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên giao hàng năm, đảm bảo đáp ứng kịp thời qui mô đào tạo. Hàng năm, trƣờng lập và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng CBVC, đặc biệt là CBGD nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lƣợng nguồn nhân lực. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng có chính sách khuyến khích CBVC đi học và thu hút nhân tài. Chế độ chính sách đã vực dậy có tính đột phá cho giảng viên đi học tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nƣớc.
Hiện tại, trƣờng CĐCN Việt Đức có tổng số 342 CBVC. Trong đó, cán bộ quản lý và phục vụ là 108 ngƣời (31,58%), CBGD là 234 ngƣời (66,42%), trong đó có 30% đạt trình độ sau Đại học: 10 Nhà giáo ƣu tú, 09 giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc, 43 giáo viên dạy giỏi cấp Bộ, 66% có trình độ Đại học (tƣơng đƣơng 154 ngƣời), ngƣời có trình độ Cao đẳng là 10 ngƣời (chiếm 4%). So với quy mô đào tạo, số lƣợng CBGD còn thiếu, tỉ lệ sinh viên/ giảng viên còn cao, trung bình khoảng 23 sinh viên/ giảng viên
Đặc điểm chung của đội ngũ giảng viên trƣờng là còn rất trẻ (67% dƣới 35 tuổi), chủ yếu đƣợc đào tạo trong nƣớc, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, khoa học cơ bản, xã hội… Tỉ lệ giảng viên còn mất cân đối giữa các ngành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ với các ngành xã hội. Lực lƣợng giảng viên trẻ thiếu thực tiễn và kinh nghiệm trong giảng dạy, chƣa có điều kiện học tập bồi dƣỡng chuyên môn hay ngoại ngữ ở nƣớc ngoài để tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế giới, chƣa có công trình nghiên cứu khoa học công nghệ tầm cỡ, một số giảng viên còn thiếu tự tin, e ngại, chƣa an tâm công tác, xin chuyển công tác về nơi có điều kiện thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, lực lƣợng trẻ cũng có điểm mạnh là năng động, nhanh nhạy và dễ tiếp cận các công nghệ mới trong giảng dạy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.1.3. Công tác tổ chức quản lý
Trƣờng CĐCN Việt Đức thực hiện quản lý bằng chƣơng trình và kế hoạch.
Chương trình 1: Từng bƣớc vững chắc thực hiện việc chuyển hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ. Thực hiện Nghị quyết số 14/2005/ NQ- CP ngày 02/11/ 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
Các giải pháp cơ bản đề triển khai thực hiện chƣơng trình 1:
- Quán triệt tinh thần Nghị quyết số14/2005/ NQ-CP ngày 02/11/ 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 trong CBVC.
- Điều chỉnh bộ máy tổ chức cho phù hợp với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ, có biện pháp thúc đẩy đội ngũ CBGD đi vào đổi mới phƣơng thức hoạt động theo kiểu lấy việc cung ứng dịch vụ để phục vụ khách hàng - ngƣời học làm trọng tâm.
- Phát triển hệ thống tài liệu học tập góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Trung tâm thông tin - thƣ viện chuẩn bị giới thiệu hệ thống tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên và tiếp nhận các em vào học ở thƣ viện, phối hợp với Đoàn Thanh niên tập huấn cho SV biết cách khai thác tài liệu trên internet phục vụ cho học tập.
- Chuẩn bị hệ thống cố vấn học tập, hoàn thiện quyển sổ tay SV và đƣa nội dung sổ tay lên website trƣờng (Phòng công tác HS-SV, Trung tâm hỗ trợ SV).
- Xây dựng hệ thống quản lý điều hành qua mạng. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý trong quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp cùng các đơn vị chức năng xây dựng lộ trình cụ thể việc chuyển hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Từng năm có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để năm sau triển khai thực hiện có kết quả tốt hơn.
- Phòng công tác HS-SV chủ trì cùng Trung tâm hỗ trợ SV, Đoàn TN, Hội SV xây dựng hệ thống cố vấn học tập, hƣớng dẫn phƣơng thức hoạt động.
Chương trình 2: Từng bƣớc thực hiện việc đào tạo liên thông. Thực hiện chủ trƣơng của Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh chƣơng trình và quy mô đào tạo, trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đó có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình mềm dẻo và liên thông giữa các cấp học. Lập kế hoạch đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng. Tập trung hoàn thành việc xây dựng chƣơng trình đào tạo liên thông.
Thực hiện niệm vụ trên, Ban Giám hiệu giao:
- Phòng Đào tạo chủ trì phối hợp cùng các đơn vị chức năng xây dựng lộ trình