Yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 76)

6. Nội dung thực hiện

3.3.2.6. Yếu tố tự nhiên

Trƣờng CĐCN Việt Đức đƣợc thành lập từ năm 1973 do CHLB Đức tài trợ. Tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Thái Nguyên đƣợc coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm bất lợi cho trƣờng vì ngƣời học có khuynh hƣớng tìm đến các trƣờng danh tiếng, trung tâm văn hóa, kinh tế giáo dục tại thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, trƣờng CĐCN Việt Đức cũng mở ra cơ hội cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể theo học ở gần nhà và các học viên vừa học vừa làm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho ngƣời dân địa phƣơng.

3.3.3. Phân tích môi trường ngành

3.3.3.1. Yếu tố khách hàng

Trƣờng CĐCN Việt Đức đƣợc xác định là trƣờng đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo liên thông và theo định hƣớng nghề nghiệp - ứng dụng; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, tay nghề, trình độ cao không những phục vụ cho tiến trình CNH-HĐH của địa phƣơng, mà còn tham gia cung cấp nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, khu vực Đông Bắc. Qua kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên, sau khi phân tích, nhận thấy đa số sinh viên đang học tại trƣờng đánh giá các mặt hoạt động của trƣờng từ mức trung bình trở lên. Đây là tín hiệu tốt cho nhà trƣờng. Qua phân tích quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, nhu cầu lao động qua đào tạo là rất cao. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo tại các tỉnh khác trong vùng Đông Bắc cũng chƣa đƣợc đáp ứng đủ. Theo thống kê, Thái Nguyên có 441 trƣờng phổ thông, trong đó có 227 trƣờng tiểu học, 181 trƣờng trung học cơ sở, 33 trƣờng trung học phổ thông. Số học sinh phổ thông là 184.505 ngƣời với 6243 phòng học. Đây có thể đƣợc coi là những khách hàng tiềm năng của trƣờng CĐCN Việt Đức. Ngoài ra, hiện nay Bộ GD&ĐT vẫn còn duy trì chế độ xét chỉ tiêu cho từng trƣờng. Do đó, về nhu cầu đào tạo, nhìn chung ngày càng tăng.

3.3.5.2. Đối thủ cạnh tranh

Toàn cầu hóa đẩy các nền giáo dục đại học của các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam vào cuộc cạnh tranh không cân sức và bất lợi với các trƣờng đại học ở các nƣớc phát triển. Nhiều cơ sở đào tạo nghề, trƣờng cao đẳng và đại học đƣợc thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cƣ lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Hiện tại, Tỉnh Thái Nguyên đƣợc coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thái Nguyên, đây là một Trƣờng đại học cấp vùng của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và đƣợc thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên nhƣ: Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Trƣờng Đại học Nông lâm, Trƣờng Đại học Y dƣợc, Trƣờng Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Khoa học, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Trƣờng Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa Ngoại ngữ, Trung tâm học liệu, Trung tâm giáo dục quốc phòng và một số đơn vị trực thuộc khác. Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ƣớc tính vào khoảng trên 150.000 ngƣời. Ngoài ra, trƣờng Đại học Việt Bắc, một trƣờng đại học tƣ thục cũng đã đƣợc thành lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8 năm 2011.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trƣờng cao đẳng khác nhƣ: Cao đẳng Kinh tế - tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng Thƣơng mại - du lịch Thái Nguyên, Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Cao đẳng Sƣ phạm Thái Nguyên, trƣờng Đại học Công nghệ giao thông vận tải, trƣờng Cao đẳng Cơ khí luyện kim, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Cao đẳng công nghiệp Việt Đức, Cao đẳng Công nghệ và kinh tế công nghiệp cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc cao đẳng nghề và trung cấp khác.

Ngoài ra, còn nhiều trƣờng CĐ mới thành lập khác cùng với một số trƣờng ĐH đã đƣợc phê duyệt, đang trong quá trình thành lập. Nhƣ vậy, trong tƣơng lai còn nhiều trƣờng ĐH, CĐ sẽ thành lập trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, đo đó áp lực cạnh tranh cũng rất lớn. Để có thể vƣợt trội so với các trƣờng cùng khu vực, CĐCN Việt Đức phải có chiến lƣợc chú trọng xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, chƣơng trình, tuyển dụng và bồi dƣỡng nguồn nhân lực.

3.3.3.3. Các nhóm áp lực

Hiện tại, trƣờng CĐCN Việt Đức là vấn đề nóng bỏng đang đƣợc xã hội quan tâm, đặc biệt là vấn đề chất lƣợng. Các báo, đài cũng thƣờng đƣa tin phản ánh chất lƣợng giáo dục, phƣơng pháp giảng dạy, việc làm,… Ngoài ra, ngƣời học rất quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề và thƣơng hiệu của các cơ sở giáo dục. Trƣờng nào, ngành nào dễ tìm việc nhất thì sẽ thu hút nhiều thí sinh nhất. Do đó, các cơ sở giáo dục phải chọn ngành nghề đào tạo đúng nhu cầu xã hội, phải xây dựng chƣơng trình đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết thực với yêu cầu của nhà tuyển dụng và phải đảm bảo chất lƣợng đào tạo thì mới có thể thu hút ngƣời học. Điều này đã tạo áp lực lớn cho các cơ sở giáo dục.

3.3.3.4. Rào cản xâm nhập ngành

Việc chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục của Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho các loại hình trƣờng đại học, cao đẳng, ngày càng phát triển rộng, đây là nguy cơ làm giảm rào cản xâm nhập ngành, tăng áp lực cạnh tranh cho các trƣờng đại học, cao đẳng.

 Các cơ hội

- Chủ trƣơng phát triển giáo dục đào tạo của Chính phủ, sự ủng hộ của Bộ Giáo dục đào tạo và địa phƣơng; Nhà nƣớc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GD trong nhiều mặt hoạt động.

- Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đòi hỏi một lƣợng lớn lao động có trình độ kỹ thuật cao. Hầu hết các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng nhƣ các chủ doanh nghiệp trong nƣớc đều mong muốn có đƣợc đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đƣợc đào tạo bài bản trong lĩnh vực công nghiệp. Nắm bắt đƣợc nhu cầu đó Bộ Công thƣơng đã xây dựng mạng lƣới gồm 42 trƣờng đào tạo thuộc ngành công nghiệp. Hệ thống các trƣờng đào tạo đã trở thành nguồn cung cấp chính thức lực lƣợng lao động có trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế kỹ thuật thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

- Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhu cầu đào tạo gia tăng do khối lƣợng tri thức trên thế giới tăng lên không ngừng tạo nên nhu cầu phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu, nhu cầu lực lƣợng lao động có trình độ cao ngày càng tăng, nhu cầu học tập suốt đời của ngƣời lao động.

- Sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin

 Các mối đe dọa

- Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời của ngƣời dân trong khu vực còn thấp. - Chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục của Nhà nƣớc.

- Sự ra đời của nhiều trƣờng đại học, cao đẳng trong khu vực, các xu thế cung cấp GD của các nƣớc tiên tiến đang tỏ ra có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Yêu cầu của ngƣời học và nhà tuyển dụng.

- Học phí: Nhà nƣớc không còn tài trợ hoàn toàn cho sinh viên trong các trƣờng công lập. Đồng thời nhà trƣờng cũng đang đứng trƣớc những khó khăn đó là sự bất cập giữa sự phát triển về quy mô và ngành nghề với sự tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo. Trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy chƣa theo kịp với yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo và đổi mới phƣơng pháp dạy và học, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong Nhà trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới, yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)