Yếu tố luật pháp, chính trị

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 73)

6. Nội dung thực hiện

3.3.2.2.Yếu tố luật pháp, chính trị

Tình hình chính trị của Việt Nam đƣợc coi là rất ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nƣớc trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cƣờng đầu tƣ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nƣớc ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nƣớc, xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam". Nhà nƣớc đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhân lực. Luật Giáo dục (2011- 2012) sửa đổi bổ sung cùng với các nghị định, các thông tƣ đƣợc ban hành đã giúp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ngày càng ổn hiện chƣơng định. Đồng thời, với quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục dành sự ƣu tiên cho giáo dục, không chỉ thể hiện ở những chính sách đầu tƣ mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để hơn nữa đối với sự phát triển giáo dục của nƣớc nhà. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phƣơng và sở giáo dục đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực trình, .... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở GD.

Vấn đề giáo dục trở thành đề tài cấp thiết đƣợc ƣu tiên hàng đầu, ngày 13 tháng 6 năm 2012 Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định 711/QĐ - TTG về chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 - 2020 : trong chƣơng trình hành động Thủ tƣớng Chính phủ đã đề rõ những nhiệm vụ, công việc cụ thể nhƣ: xây dựng bổ sung và phát triển hệ thống khung pháp lý chung và chính sách phát triển giáo dục, xây dựng và thực hiện quy hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển giáo dục (phụ lục 1)

Bên cạnh đó, ngày 23 tháng 11 năm 2011, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3264/QĐ-UBND phê duyệt Chƣơng trình phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục của tỉnh.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức giai đoạn 2013 đến 2017 (Trang 73)