Giáo dục tại gia đình

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 33 - 34)

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi sinh ra và lớn lên của con ngƣời. Gia đình đƣợc hình thành gắn liền với con ngƣời. Ở Việt Nam, gia đình đƣợc hình thành và phát triển trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc nên các thành viên trong gia đình có tính cộng đồng cao.

Một trong những chức năng quan trọng của gia đình đó là chức năng giáo dục. Khi thực hiện chức năng giáo dục trẻ em, gia đình dạy trẻ những gì phù hợp với gia phong, chuẩn mực của cộng đồng. Đối với giáo dục tại gia đình thì cha mẹ/ngƣời chăm sóc là ngƣời nhận trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái.

Các cá nhân trong gia đình có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thƣờng có ảnh hƣởng tích cực nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thƣờng.

Theo chúng tôi, giáo dục tại gia đình là những hoạt động mang tính thường xuyên, có định hướng đạt đến những mục đích rõ ràng của cha mẹ/người chăm sóc nhằm tác động đến đứa trẻ và giúp nó cải thiện hay tăng cường năng lực về mặt thể chất và tinh thần. Những hoạt động này thường mang giá trị tích cực và có hiệu quả lâu dài.

Đối với trẻ mắc rối loạn tự kỷ thì việc giáo dục tại gia đình đóng một vai trò quan trọng và việc giáo dục các em cũng cần những phƣơng thức đặc biệt hơn so với những trẻ bình thƣờng khác.

Tổ chức can thiệp cho trẻ tự kỷ tại gia đình là việc bản thân các thành viên trong gia đình tác động lên trẻ hoặc các giáo viên, chuyên gia đến nhà của trẻ để can thiệp cho trẻ hoặc hƣớng dẫn cho các thành viên trong gia đình các kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. Trong đề tài này chỉ đề cập đến hình thức cha mẹ tự giáo dục hay nói cách khác là cha mẹ tự dạy/can thiệp trẻ tại nhà mà thôi.

Với hình thức này, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục, can thiệp trẻ; đồng thời nó cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, chịu khó của các bậc phụ huynh.

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 33 - 34)