Giáo dục trẻ phát triển giao tiếp và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 82 - 85)

Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, chính vì thế giáo dục giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ là một nội dung không thể thiếu. Khi đƣợc hỏi “Hiện tại, anh/chị ở nhà thường có hoạt động nào giúp con phát

triển giao tiếp?” thì thu đƣợc kết quả từ phụ huynh nhƣ sau:

Bảng 3.12. Các hoạt động cha mẹ sử dụng để giáo dục ngôn ngữ và giao tiếp

Nội dung Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên ĐTB Mức độ thực hành SL % SL % SL % 1 0 0 8 11.1 64 88.9 2.89 TH nhiều 2 2 2.8 35 48.6 35 48.6 2.46 TH khá nhiều 3 70 97.2 2 2.8 0 0 1.03 TH ít 4 11 15.3 21 29.2 40 55.6 2.40 TH khá nhiều 5 0 0 41 56.9 31 43.1 2.43 TH khá nhiều

Chú thích: 1. Nói chuyện thật nhiều với trẻ

4. Mời giáo viên trị liệu ngôn ngữ về dạy trẻ tại nhà

5. Dùng các phƣơng pháp trị liệu ngôn ngữ đã biết để dạy trẻ Có thể thấy cách mà cha mẹ sử dụng nhiều nhất trong việc giáo dục ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ là “nói chuyện thật nhiều với trẻ”, 88.9% phụ huynh sử dụng cách thức này, chiếm vị trí thứ 1 (ĐTB = 2.89). Các phƣơng pháp “Sử dụng các đồ dùng hỗ trợ nghe nhìn để giáo dục trẻ”, “Mời giáo viên trị liệu ngôn ngữ về dạy trẻ tại nhà”,” Dùng các phƣơng pháp trị liệu ngôn ngữ đã biết để dạy trẻ” cũng đƣợc cha mẹ sử dụng khá nhiều, ĐTB lần lƣợt là 2.46, 2.40 và 2.43. Trong các hoạt động trên có hoạt động “Mời giáo viên trị liệu ngôn ngữ về dạy trẻ tại nhà” là cha mẹ không trực tiếp dạy/can thiệp cho con mình mà nhờ giáo viên trị liệu ngôn ngữ, có 55.6% phụ huynh thƣờng xuyên thực hiện điều này. Điều này có thể đƣợc lý giải là do cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con hoặc không có nhiều kiến thức chuyên môn về trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp nên đã mời ngƣời có chuyên môn đến dạy/can thiệp giúp. Hình thức này cũng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay.

Một câu hỏi khác mà chúng tôi cũng đã đƣa ra để tìm hiểu hoạt động giáo dục phát triển giao tiếp và ngôn ngữ dành cho trẻ của cha mẹ là về cách thức cha mẹ nói chuyện, giao tiếp với con mình. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.13. Cách thức cha mẹ thường dùng để giao tiếp với trẻ

Nội dung Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên ĐTB Mức độ thực hành SL % SL % SL % 1 34 47.2 38 52.8 0 0 1.53 TH khá nhiều 2 0 0 3 4.2 69 95.8 2.96 TH nhiều 3 4 5.6 43 59.7 25 34.7 2.29 TH khá nhiều 4 30 41.7 39 54.2 3 4.2 1.63 TH khá nhiều 5 0 0 7 9.7 65 90.3 2.90 TH nhiều Chú thích: 1. Nói những câu phức tạp 2. Nói những câu đơn giản

3. Nói bình thƣờng nhƣ nói với ngƣời khác 4. Nói nhanh, câu dài

5. Nói chậm, rõ ràng

Nhìn chung với các hoạt động giao tiếp đƣợc đƣa ra thì cha mẹ trẻ tự kỷ có vẻ thực hiện với mức độ khá nhiều, bao gồm cả những hoạt động tốt và chƣa tốt trong giáo dục giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Cụ thể: 95.8% phụ huynh thƣờng xuyên “Nói những câu đơn giản” với trẻ (ĐTB = 2.98), thƣờng xuyên “nói chậm, rõ ràng” với trẻ (chiếm 90.3% số phụ huynh đƣợc hỏi); 59.7% phụ huynh thỉnh thoảng nói với trẻ nhƣ nói bình thƣờng với ngƣời khác (ĐTB = 2.29). Bên cạnh đó vẫn còn 54.2% phụ huynh đƣợc hỏi cho rằng mình vẫn thỉnh thoảng “nói nhanh, câu dài” với trẻ (ĐTB = 1.63), 52.8% phụ huynh thỉnh thoảng nói những câu phức tạp với trẻ (ĐTB = 1.53). Nhƣ vậy là phần lớn cha mẹ đều hiểu và có ý thức sử dụng những lạo câu đơn giản, ngắn kết hợp nói chậm khi giao tiếp với trẻ tự kỷ. Đó là điều tốt. Song thói quen đó của cha mẹ vẫn chƣa đƣợc kết hợp nhuần nhuyễn, có lúc vẫn giao tiếp với con bằng ngôn ngữ khá phức tạp hoặc nhƣ ngƣời bình thƣờng. Chúng ta vồn biết trẻ tự kỷ có khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, chính vì vậy cha mẹ của trẻ cần phải lƣu ý hơn nữa trong việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với trẻ.

Qua bảng số liệu và phân tích trên ta có biểu đồ về mức độ sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với trẻ tự kỷ nhƣ sau:

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5

Biểu đồ 3.4. Cách thức giao tiếp của cha mẹ với con tự kỷ

Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên

Chú thích: 1. Nói những câu phức tạp 2. Nói những câu đơn giản

3. Nói bình thƣờng nhƣ nói với ngƣời khác 4. Nói nhanh, câu dài

5. Nói chậm, rõ ràng

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)