2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu và sử dụng những tài liệu có liên quan nhằm bổ trợ cho cơ sở lý thuyết trong quá trình thực hiện đề tài.
Với đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nhận thức, giáo dục trong gia đình, vấn đề tự kỷ ở trẻ em, những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc về nhận thức, các phƣơng pháp giáo dục, cách chăm sóc giáo dục đối với trẻ tự kỷ để xây dựng cơ sở lý luận. Cụ thể nhƣ:
Tìm hiểu và tổng hợp, đánh giá một số nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc về vấn đề nhận thức nhƣ: các nghiên cứu về nhận thức trƣớc thế kỷ 20, học thuyết “tập nhiễm xã hội” của Bandura, lý thuyết “nhận thức luận di truyền” của Piaget, một số công trình nghiên cứu về nhận thức của các nhà tâm lý học Liên Xô, tác phẩm “Tâm lý học” của Phạm Minh Hạc, từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện… Qua đó, chúng tôi đánh giá, phân tích các kết quả đạt đƣợc của những nghiên cứu đó cũng nhƣ rút ra một số khái niệm, định nghĩa về vấn đề nhận thức.
Tổng hợp, đánh giá một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về can thiệp, giáo dục trẻ tự kỷ nói chung và giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nói riêng. Cụ thể nhƣ: nghiên cứu của Kanner (1943); nghiên cứu của Bron – Cohen (2000) và Siklos, Kerns (2007), De Giacomo và Fombonne (1998), Filipek (2000), Conrod và cộng sự (2004) về việc cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thƣờng của trẻ; một số nghiên cứu về tự kỷ và chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ ở trong nƣớc dƣới dạng là những luận văn tốt nghiệp đại học, cao học hay sách đƣợc xuất bản... Qua đó, chúng tôi tìm hiểu đƣợc lịch sử quá trình nghiên cứu vấn đề này.
Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp lý luận nhận thức nhƣ định nghĩa nhận thức, bản chất và các mức độ nhận thức thông qua một số tài liệu nhƣ Từ điển
Uẩn chủ biên, lý thuyết “Hệ phân loại các mục tiêu sƣ phạm lĩnh vực nhận thức” của B.S.Bloom...
Tìm hiểu và tổng hợp một số lý luận về trẻ tự kỷ nhƣ khái niệm, dấu hiệu nhận biết, phân loại, nguyên nhân tự kỷ qua các tài liệu nhƣ bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-8, ICD-10, bảng phân loại bệnh Hoa Kỳ DSM-IV, nghiên cứu của Leo Kanner (1943), của Rutter (1969)…
Tìm hiểu, tổng hợp, đánh giá, mô tả một số nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện can thiệp, chăm sóc trẻ tự kỷ nói chung và tại gia đình nói riêng qua các tài liệu nhƣ: Tổng hợp các phƣơng pháp trị liệu trẻ tự kỷ của Ngô Xuân Điệp (2007), Giới thiệu các phƣơng cách điều trị tự kỷ của Tăng Ngọc Thùy Giang, Sổ tay tự kỷ của bác sỹ của Linda Lee (2007), Sự can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ của Catherine Maurice (2003), Đánh giá và trị liệu cá nhân cho trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật phát triển của Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt…
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu nhận thức của cha mẹ có con tự kỷ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
* Nội dung phiếu hỏi:
Bảng hỏi xây dựng có 19 câu hỏi bao gồm một số dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở đƣợc sắp xếp linh hoạt nhằm tránh sự nhàm chán và căng thẳng cho ngƣời trả lời. Các câu hỏi đơn trị, dễ hiểu. Cụ thể nhƣ sau:
- Các câu 1, 2: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về khái niệm/quan điểm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
- Câu 3: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về sự cần thiết của việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
- Câu 4: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
- Câu 5: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về mục tiêu giáo dục trẻ tự kỷ. - Câu 6: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về nội dung giáo dục trẻ tự kỷ.
- Câu 7: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về phƣơng tiện giáo dục trẻ tự kỷ. - Câu 8: Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về phƣơng pháp giáo dục trẻ tự kỷ. - Câu 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17: Tìm hiểu sự ứng dụng nhận thức của cha mẹ vào việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
- Câu 18, 19: Tìm hiểu về các giải pháp mà cha mẹ đã thực hiện cũng nhƣ mong muốn nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức trong việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
* Cách thức tính điểm và xử lý bảng hỏi: - Cách tính điểm:
+ Đối với câu hỏi 2, 5, 6: Đây là những câu hỏi tìm hiểu nhận thức của cha mẹ, trong đó bao gồm cả những câu trả lời đúng và chƣa đúng. Cách tính điểm của những câu hỏi này nhƣ sau: trả lời đúng đƣợc 1 điểm, trả lời sai đƣợc 0 điểm.
+ Đối với câu hỏi số 7 thì tƣơng ứng với 4 mức độ: rất cần thiết: 4 điểm, cần thiết: 3 điểm, có cũng đƣợc không có cũng đƣợc: 2 điểm, không cần thiết: 1 điểm. + Đối với những câu hỏi 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 18 thì tƣơng ứng với 3 mức độ:
Hoàn toàn đúng: 3 điểm, đúng 1 phần: 2 điểm, không đúng: 1 điểm
Hiểu biết rất rõ: 3 điểm, biết một chút: 2 điểm, hoàn toàn không biết: 1 điểm
Thực hành nhiều: 3 điểm, thực hành 1 chút: 2 điểm, hoàn toàn không thực hành: 1 điểm
Thƣờng xuyên: 3 điểm, thỉnh thoảng: 2 điểm, chƣa bao giờ: 1 điểm
+ Các câu còn lại tính ra tỷ lệ %.
- Số liệu sau khi đƣợc mã hóa và đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc đánh giá nhƣ sau:
Điểm từ 31 - 50: mức độ khá, hiểu biết khá rõ. Điểm từ 51 - 72: mức độ cao, hiểu biết rất rõ. + Đối với điểm trung bình ở 4 mức độ nhận thức: ĐTB ≤ 2.00: là mức độ thấp, hiểu biết ít.
2.00ĐTB3.00: là mức độ khá, hiểu biết khá rõ. ĐTB3.00: là mức độ cao, hiểu biết rất rõ.
+ Đối với điểm trung bình ở 3 mức độ nhận thức: ĐTB ≤ 1.50: là mức độ thấp, hiểu biết ít.
1.50ĐTB2.50: là mức độ khá, hiểu biết khá rõ. ĐTB2.50: là mức độ cao, hiểu biết rất rõ.
+ Đối với điểm trung bình ở 3 mức độ thực hành: ĐTB ≤ 1.50: là mức độ thấp, thực hành ít.
1.50ĐTB2.50: là mức độ khá, thực hành khá nhiều. ĐTB2.50: là mức độ cao, thực hành thƣờng xuyên.
+ Sắp xếp theo thứ bậc: Dựa vào điểm đo đƣợc, điểm trung bình, tỷ lệ % để sắp xếp thứ bậc theo thú tự từ cao xuống thấp.
2.4.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Đây là phƣơng pháp cần thiết trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Vì vậy, để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn, chúng tôi có trao đổi và trò chuyện với các chuyên gia trong các lĩnh vực trên. Rất may mắn là chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Th.S Trần Văn Công đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều về phƣơng pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu.
GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc là cán bộ hƣớng dẫn chính thức cho đề tài nghiên cứu của tôi. Cô có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu giáo dục. Chính vì vậy, cô là ngƣời giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc định hƣớng nghiên cứu, cách cấu trúc và thực hiện nội dung nghiên cứu, xây dựng phiếu hỏi phụ huynh…
Th.S Trần Văn Công là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực can thiệp trẻ tự kỷ. Do đó, trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã đƣợc thầy hƣớng dẫn, trợ giúp một số kiến thức chuyên môn về tự kỷ nói chung và phƣơng pháp giáo dục trẻ tự kỷ nói riêng. Ngoài ra, thầy cũng đã góp ý, hỗ trợ cho tôi nhiều nội dung thiết thực khi xây dựng phiếu hỏi phụ huynh.
2.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Phƣơng pháp này dùng để xử lý các kết quả thu đƣợc từ bảng hỏi. Các thông số thu đƣợc sẽ đƣợc mã hóa, nhập vào máy tính và đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Phần mềm này sẽ giúp mô tả thống kê tỷ lệ %, tính điểm trung bình, so sánh tƣơng quan giữa các biến một cách chính xác. Kết quả đo lƣờng đƣợc trình bày trên các bảng số liệu và biểu đồ mang tính trực quan, thể hiện trong chƣơng 3 kết quả nghiên cứu.
Khi mô tả thống kê kết quả nghiên cứu, bên cạnh việc phân tích tỷ lệ %, trong một số trƣờng hợp chúng tôi cố gắng phân tích ở các đơn vị đo khác nhƣ điểm trung bình, tính thứ bậc.
Điểm trung bình cao cho thấy các bậc phụ huynh có sự hiểu biết cao hoặc vận dụng nhiều trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà. Ngƣợc lại, nếu điểm trung bình thấp, điều đó cho thấy phụ huynh vẫn còn nhận thức kém, vận dụng chƣa cao trong việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
Dựa vào điểm trung bình chúng tôi xác định thứ bậc nhận thức của phụ huynh. Điểm trung bình càng cao thì thứ bậc càng cao và ngƣợc lại. Các đơn vị đo này nhằm phân loại mức độ hiểu biết, vận dụng của cha mẹ về vấn đề giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình là cao hay thấp, ít hay nhiều. Từ đó sẽ tổng hợp đánh giá nhận thức của họ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình.
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên sự cho phép của trƣờng đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và 3 trung tâm chăm sóc, can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Trung tâm Tuệ Tâm, Trung tâm Can thiệp sớm thuộc trƣờng
Các phụ huynh tham gia vào nghiên cứu đều hoàn toàn tự nguyện; đƣợc giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nguyên tắc giữ bí mật, cam kết không tiết lộ thông tin các phụ huynh chia sẻ và đảm bảo trong trƣờng hợp trích dẫn sẽ ghi lại chính xác ý kiến của cha mẹ, không suy diễn những ý kiến của cha mẹ và đƣa ra những ý kiến phỏng đoán của cá nhân dựa trên ý kiến từ cha mẹ. Trong trƣờng hợp lấy ý kiến của phụ huynh làm tƣ liệu minh họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến.
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, ngƣời thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích dẫn nguồn trực tiếp từ chính nghiên cứu, tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khoa học cho đề tài.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH
3.1. Mức độ nhận biết của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình
Khi đƣợc hỏi “Anh/chị đã biết đến việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia
đình chưa?” chúng tôi nhận đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.1. Mức độ nhận biết của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình
Nội dung
Kết quả
Thứ bậc Số lƣợng %
Chƣa từng nghe và chƣa từng đƣợc tập huấn 1 1.4 4 Đã nghe nói đến nhƣng chƣa từng đƣợc tập huấn 18 25 2 Đã từng đƣợc tập huấn nhƣng chƣa đƣợc
hƣớng dẫn thực hành. 16 22.2 3
Đã từng đƣợc tập huấn và đƣợc hƣớng dẫn
thực hành. 37 51.4 1
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng phần lớn các bậc phụ huynh đều đã biết đến vấn đề này mặc dù mức độ biết giữa các phụ huynh có sự khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:
Có 37 phụ huynh đƣợc hỏi trả lời rằng mình đã từng đƣợc tập huấn và đƣợc hƣớng dẫn thực hành về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình (chiếm 51.4%). Trong khi đó có 22.2% phụ huynh cho biết đã từng đƣợc tập huấn nhƣng chƣa đƣợc thực hành, 25% phụ huynh thì chỉ mới nghe nói đến vấn đề này mà chƣa đƣợc tập huấn hay thực hành. Thậm chí còn có phụ huynh chƣa từng đƣợc nghe nói đến điều này (1 phụ huynh, chiếm 1.4%). Kết quả này phần nào cho thấy hệ thống thông tin, tri thức về tự kỷ ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế, chƣa tác động đƣợc sâu sắc tới các bậc phụ huynh. Bản thân nhiều phụ huynh chỉ khi nhận
thấy con có “vấn đề” mới bắt đầu đi tìm hiểu thông tin nhƣng mức độ hiểu biết còn rất ít, không đầy đủ, thậm chí còn sai lệch. Với kết quả trên đây chúng ta thấy dù sao khi con bị tự kỷ thì hầu hết cha mẹ đều tìm hiểu và biết đến việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình, việc tìm hiểu thông tin thông qua các buổi tập huấn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm 73.6% số ngƣời đƣợc hỏi.
3.2. Mức độ hiểu của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình
3.2.1. Hiểu về khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình
Với câu hỏi “Theo anh/chị, việc cha mẹ dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình
được hiểu như thế nào?” chúng tôi thu đƣợc kết quả từ phụ huynh nhƣ sau:
Bảng 3.2. Mức độ hiểu của cha mẹ về khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình Nội dung Không đúng Đúng một phần Hoàn toàn đúng Điểm Mức độ hiểu SL % SL % SL % 1 0 0 19 26.4 53 73.6 53 Hiểu rất rõ 2 2 2.8 56 77.8 14 19.4 56 Hiểu rất rõ 3 1 1.4 57 79.2 14 19.4 57 Hiểu rất rõ 4 25 34.7 35 48.6 12 16.7 35 Hiểu khá rõ 5 20 27.8 39 54.2 13 18.1 20 Hiểu rất ít
Chú thích: 1. Là quá trình cha mẹ sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện chuyên biệt để tác động lên con một cách thƣờng xuyên, bài bản; giúp con có đƣợc những kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trƣờng, hòa nhập cộng đồng, phát triển khả năng của con một cách tốt nhất.
2. Là quá trình cha mẹ nhờ các giáo viên, nhà trị liệu tới dạy/can thiệp cho con tại nhà.
3. Là quá trình các giáo viên, nhà trị liệu tới nhà hƣớng dẫn cho cha mẹ cách thức dạy/can thiệp con tại nhà.
4. Là việc cha mẹ hƣớng dẫn con tại nhà các môn học nhƣ làm toán, luyện chữ, tập đọc…
5. Là việc cha mẹ bồi dƣỡng cho con những môn năng khiếu tại nhà nhƣ hát, vẽ, chơi nhạc cụ…
Trong câu hỏi này chúng tôi đƣa ra 5 khái niệm về việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình, bao gồm một khái niệm hoàn toàn đúng, ba khái niệm đúng một phần và 1 khái niệm không đúng. Phần lớn các bậc phụ huynh đều đƣa ra câu trả lời đúng, hiểu biết về khái niệm này khá rõ. Cụ thể: khái niệm “Là quá trình cha mẹ sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện chuyên biệt để tác động lên con một cách thƣờng xuyên, bài bản; giúp con có đƣợc những kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trƣờng, hòa nhập cộng đồng, phát triển khả năng của con một cách tốt nhất” là khái niệm hoàn toàn đúng, có 73.6% phụ huynh trả lời chính xác. Ba khái niệm tiếp theo đúng một phần cũng đƣợc phụ huynh hiểu rất rõ đó là “Là quá trình cha mẹ nhờ các giáo viên, nhà trị liệu tới dạy/can thiệp cho con tại nhà” (77.8% phụ huynh lựa chọn đúng) và “Là quá trình các giáo viên, nhà trị liệu tới nhà hƣớng dẫn cho cha mẹ cách thức dạy/can thiệp con tại nhà” (79.2% phụ huynh lựa chọn đúng), “Là việc cha mẹ hƣớng dẫn con tại nhà các môn học nhƣ làm toán, luyện chữ, tập đọc” (48.6% phụ huynh lựa chọn). Thật vậy, việc cha mẹ nhờ các giáo viên, nhà trị liệu tới hƣớng dẫn mình cách dạy/can thiệp cho con hay mời giáo viên can