Giáo dục

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 32 - 33)

Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, biểu hiện ở chỗ thế hệ trƣớc truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau và thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm đó để tham gia vào đời sống xã hội, tham gia lao động và các hoạt động xã hội khác, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Nhƣ vậy giáo dục là một mặt không thể thiếu của đời sống xã hội, là lực lƣợng sản xuất trực tiếp, là động lực của sự phát triển xã hội. Giáo dục đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phƣơng pháp khoa học của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ. Còn theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình hình thành cho ngƣời đƣợc giáo dục lý tƣởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lƣu. [11] Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách ngƣời học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con ngƣời trong xã hội đƣơng đại.

Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa nhƣ là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phƣơng tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi ngƣời. Nó ứng dụng phƣơng pháp giáo dục, một phƣơng pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đƣa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ đƣợc các mặt nhƣ: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng

Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục, phƣơng tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá.

Sự giáo dục của mỗi cá ngƣời bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời.

Trƣớc kia giáo dục thƣờng đƣợc hiểu là giáo dục lứa tuổi đi học và chỉ đƣợc thực hiện liên tục và có hệ thống trong các trƣờng học. Ngày nay, cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, ngƣời ta hiểu giáo dục là cho tất cả mọi ngƣời, đƣợc thực hiện ở bất cứ không gian, thời gian nào thích hợp với từng loại đối tƣợng.

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 32 - 33)