Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 94 - 97)

giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Trƣớc thực trạng cũng nhƣ những khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay, các bậc phụ huynh đã có nhiều mong đợi để nâng cao hiệu quả hơn khi giáo dục con em mình.

Để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, tăng cƣờng hiệu quả việc giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà, mong muốn lớn nhất của phụ huynh là “có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng cho cha mẹ”: 77.8% phụ huynh lựa chọn, xếp thứ 1. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các cha mẹ thƣờng chỉ biết nhiều về lý thuyết mà phần thực hành dạy/can thiệp cho trẻ còn rất hạn chế, chƣa có nhiều kinh nghiệm. Việc có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng về can thiệp trẻ tự kỷ sẽ giúp các phụ huynh hiểu sâu hơn về các phƣơng pháp, cách can

Bảng 3.19.Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà

Mức độ SL Tỷ lệ % Thứ bậc

Có thêm nhiều tài liệu tham khảo 37 51.4 3

Có chƣơng trình truyền hình riêng cho trẻ TK 40 55.6 2 Thành lập các câu lạc bộ hội cha mẹ trẻ TK 32 44.4 4 Có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng cho cha mẹ 56 77.8 1

Mong muốn thứ hai cũng đƣợc khá nhiều phụ huynh lựa chọn là “Có chƣơng trình truyền hình riêng cho trẻ TK”, 55.6% phụ huynh lựa chọn, xếp thứ nhất. Hiện nay, trên truyền hình cũng đã có nhiều chƣơng trình giáo dục dày cho trẻ khuyết tật, đƣợc nhiều phụ huynh quan tâm, điển hình là chƣơng trình dành cho trẻ khiếm thính. Do đó, mong muốn có thêm chƣơng trình truyền hình riêng cho trẻ tự kỷ của cha mẹ cũng là điều dễ hiểu. Cha mẹ sẽ có thêm một kênh thông tin mới, cung cấp những thông tin chính thống, khoa học cho cha mẹ cũng nhƣ những đối tƣợng quan tâm đến trẻ tự kỷ.

Xếp vị trí thứ 3, 4 lần lƣợt là các hình thức “Có thêm nhiều tài liệu tham khảo” (51.4% phụ huynh lựa chọn) và “Thành lập các câu lạc bộ hội cha mẹ trẻ TK” (44.4% phụ huynh lựa chọn). 51.4 55.6 44.4 77.8 0 20 40 60 80 1 2 3 4

Biểu đồ 3.7. Mong đợi của cha mẹ để nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà

Tỷ lệ %

Chú thích: 1. Có thêm nhiều tài liệu tham khảo

3. Thành lập các câu lạc bộ hội cha mẹ trẻ TK

4. Có thêm nhiều khóa tập huấn kỹ năng cho cha mẹ. Nhƣ vậy có thể thấy mặc dù đã tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau song cha mẹ các trẻ tự kỷ vẫn mong muốn có thêm nhiều hơn nữa những giải pháp để nâng cao nhận thức của bản thân cũng nhƣ nâng cao hiệu quả dạy/can thiệp trẻ tự kỷ của mình tại gia đình. Tiếp cận nguồn thông tin chính thống, khoa học luôn là mong đợi của các bậc phụ huynh hiện nay.

Kết luận chƣơng 3

Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: đa số cha mẹ trẻ tự kỷ đều có kiến thức nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhƣng nhận thức chƣa sâu, kiến thức chuyên môn còn chƣa nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ hiểu biết khá rõ. Cha mẹ cũng đã quan tâm tới những phƣơng pháp, phƣơng tiện hay hình thức để hỗ trợ giáo dục trẻ tại nhà song kết quả thu lại chƣa đạt nhƣ mong đợi bởi kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ tại của cha mẹ chƣa cao. Nhiều phụ huynh còn có xu hƣớng ỷ lại vào việc chăm sóc, can thiệp trẻ cho nhà trƣờng, trung tâm hay các giáo viên dạy trẻ tại nhà nên việc bản thân phụ huynh dạy/can thiệp trẻ còn chƣa cao. Cha mẹ các trẻ tự kỷ cần phải trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức giáo dục trẻ tự kỷ hơn nữa về cả lý thuyết lẫn thực hành để việc chăm sóc, giáo dục trẻ mang lại nhiều hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 94 - 97)