Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 62 - 68)

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên sự cho phép của trƣờng đại học Giáo Dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và 3 trung tâm chăm sóc, can thiệp sớm trẻ tự kỷ: Trung tâm Tuệ Tâm, Trung tâm Can thiệp sớm thuộc trƣờng

Các phụ huynh tham gia vào nghiên cứu đều hoàn toàn tự nguyện; đƣợc giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nguyên tắc giữ bí mật, cam kết không tiết lộ thông tin các phụ huynh chia sẻ và đảm bảo trong trƣờng hợp trích dẫn sẽ ghi lại chính xác ý kiến của cha mẹ, không suy diễn những ý kiến của cha mẹ và đƣa ra những ý kiến phỏng đoán của cá nhân dựa trên ý kiến từ cha mẹ. Trong trƣờng hợp lấy ý kiến của phụ huynh làm tƣ liệu minh họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến.

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, ngƣời thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích dẫn nguồn trực tiếp từ chính nghiên cứu, tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính thống nhất, chính xác, khoa học cho đề tài.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ VIỆC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI GIA ĐÌNH

3.1. Mức độ nhận biết của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Khi đƣợc hỏi “Anh/chị đã biết đến việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia

đình chưa?” chúng tôi nhận đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1. Mức độ nhận biết của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Nội dung

Kết quả

Thứ bậc Số lƣợng %

Chƣa từng nghe và chƣa từng đƣợc tập huấn 1 1.4 4 Đã nghe nói đến nhƣng chƣa từng đƣợc tập huấn 18 25 2 Đã từng đƣợc tập huấn nhƣng chƣa đƣợc

hƣớng dẫn thực hành. 16 22.2 3

Đã từng đƣợc tập huấn và đƣợc hƣớng dẫn

thực hành. 37 51.4 1

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng phần lớn các bậc phụ huynh đều đã biết đến vấn đề này mặc dù mức độ biết giữa các phụ huynh có sự khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:

Có 37 phụ huynh đƣợc hỏi trả lời rằng mình đã từng đƣợc tập huấn và đƣợc hƣớng dẫn thực hành về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình (chiếm 51.4%). Trong khi đó có 22.2% phụ huynh cho biết đã từng đƣợc tập huấn nhƣng chƣa đƣợc thực hành, 25% phụ huynh thì chỉ mới nghe nói đến vấn đề này mà chƣa đƣợc tập huấn hay thực hành. Thậm chí còn có phụ huynh chƣa từng đƣợc nghe nói đến điều này (1 phụ huynh, chiếm 1.4%). Kết quả này phần nào cho thấy hệ thống thông tin, tri thức về tự kỷ ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế, chƣa tác động đƣợc sâu sắc tới các bậc phụ huynh. Bản thân nhiều phụ huynh chỉ khi nhận

thấy con có “vấn đề” mới bắt đầu đi tìm hiểu thông tin nhƣng mức độ hiểu biết còn rất ít, không đầy đủ, thậm chí còn sai lệch. Với kết quả trên đây chúng ta thấy dù sao khi con bị tự kỷ thì hầu hết cha mẹ đều tìm hiểu và biết đến việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình, việc tìm hiểu thông tin thông qua các buổi tập huấn chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm 73.6% số ngƣời đƣợc hỏi.

3.2. Mức độ hiểu của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

3.2.1. Hiểu về khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Với câu hỏi “Theo anh/chị, việc cha mẹ dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình

được hiểu như thế nào?” chúng tôi thu đƣợc kết quả từ phụ huynh nhƣ sau:

Bảng 3.2. Mức độ hiểu của cha mẹ về khái niệm giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình Nội dung Không đúng Đúng một phần Hoàn toàn đúng Điểm Mức độ hiểu SL % SL % SL % 1 0 0 19 26.4 53 73.6 53 Hiểu rất rõ 2 2 2.8 56 77.8 14 19.4 56 Hiểu rất rõ 3 1 1.4 57 79.2 14 19.4 57 Hiểu rất rõ 4 25 34.7 35 48.6 12 16.7 35 Hiểu khá rõ 5 20 27.8 39 54.2 13 18.1 20 Hiểu rất ít

Chú thích: 1. Là quá trình cha mẹ sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện chuyên biệt để tác động lên con một cách thƣờng xuyên, bài bản; giúp con có đƣợc những kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trƣờng, hòa nhập cộng đồng, phát triển khả năng của con một cách tốt nhất.

2. Là quá trình cha mẹ nhờ các giáo viên, nhà trị liệu tới dạy/can thiệp cho con tại nhà.

3. Là quá trình các giáo viên, nhà trị liệu tới nhà hƣớng dẫn cho cha mẹ cách thức dạy/can thiệp con tại nhà.

4. Là việc cha mẹ hƣớng dẫn con tại nhà các môn học nhƣ làm toán, luyện chữ, tập đọc…

5. Là việc cha mẹ bồi dƣỡng cho con những môn năng khiếu tại nhà nhƣ hát, vẽ, chơi nhạc cụ…

Trong câu hỏi này chúng tôi đƣa ra 5 khái niệm về việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình, bao gồm một khái niệm hoàn toàn đúng, ba khái niệm đúng một phần và 1 khái niệm không đúng. Phần lớn các bậc phụ huynh đều đƣa ra câu trả lời đúng, hiểu biết về khái niệm này khá rõ. Cụ thể: khái niệm “Là quá trình cha mẹ sử dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện chuyên biệt để tác động lên con một cách thƣờng xuyên, bài bản; giúp con có đƣợc những kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trƣờng, hòa nhập cộng đồng, phát triển khả năng của con một cách tốt nhất” là khái niệm hoàn toàn đúng, có 73.6% phụ huynh trả lời chính xác. Ba khái niệm tiếp theo đúng một phần cũng đƣợc phụ huynh hiểu rất rõ đó là “Là quá trình cha mẹ nhờ các giáo viên, nhà trị liệu tới dạy/can thiệp cho con tại nhà” (77.8% phụ huynh lựa chọn đúng) và “Là quá trình các giáo viên, nhà trị liệu tới nhà hƣớng dẫn cho cha mẹ cách thức dạy/can thiệp con tại nhà” (79.2% phụ huynh lựa chọn đúng), “Là việc cha mẹ hƣớng dẫn con tại nhà các môn học nhƣ làm toán, luyện chữ, tập đọc” (48.6% phụ huynh lựa chọn). Thật vậy, việc cha mẹ nhờ các giáo viên, nhà trị liệu tới hƣớng dẫn mình cách dạy/can thiệp cho con hay mời giáo viên can thiệp trực tiếp cho con mình đều là một hình thức giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà, song bản thân việc giáo dục này bao gồm tất cả các hình thức kể trên chứ không phải là riêng lẻ từng hoạt động một nên nếu chỉ diễn tả một hoạt động riêng biệt trong khái niệm thì chƣa hoàn toàn đúng mà chỉ đúng một phần mà thôi. Hơn nữa, việc cha mẹ hƣớng dẫn con mình học các môn tập đọc, làm toán… không phải đối với trẻ tự kỷ nào cũng làm đƣợc và mức độ tiếp thu của các trẻ cũng rất khác nhau, có trẻ còn hoàn toàn không có khả năng học các kỹ năng đó. Chính vì vậy khái niệm này không hoàn toàn đúng.

Với khái niệm “Là việc cha mẹ bồi dƣỡng cho con những môn năng khiếu tại nhà nhƣ hát, vẽ, chơi nhạc cụ” thì hầu hết phụ huynh cho rằng đây là một khái niệm hoàn toàn đúng hoặc đúng một phần, song thực tế thì đây là một khái niệm không đúng. Chỉ có 27.8% phụ huynh trả lời đúng về khái niệm này. Thực tế cho thấy đúng là các loại nhạc cụ hay việc học âm nhạc có thể hỗ trợ cha mẹ trong việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ nhƣ luyện khẩu hình tập phát âm, khả năng tập trung chú ý… Song mục tiêu chính của việc giáo dục trẻ tự kỷ không phải là bồi dƣỡng năng khiếu cho trẻ mà chủ yếu là rèn luyện những kỹ năng tự phục vụ, khắc phục những hành vi bất thƣờng… với mục đích giúp trẻ thích nghi với môi trƣờng, hòa nhập cộng đồng. Nhƣ vậy hầu hết cha mẹ đều hiểu khá rõ về những khái niệm chúng tôi đƣa ra, chỉ có một số ít phụ huynh hiểu chƣa thật đúng về vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Hiểu về mức độ cần thiết của việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình

Trẻ tự kỷ rất đặc biệt, chính vì vậy việc giáo dục những trẻ này có những đặc thù riêng, không giống nhƣ những đứa trẻ phát triển bình thƣờng khác song điều giống nhau là chúng đều cần phải đƣợc giáo dục và chăm sóc. Khi hỏi mức độ cần thiết về việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình thì thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.3. Mức độ hiểu của cha mẹ về sự cần thiết của việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ % Thứ bậc Không cần thiết 0 0 3 Có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc 0 0 3 Cần thiết 26 36.1 2 Rất cần thiết 46 63.9 1

Việc giáo dục tại gia đình là một trong những hình thức giáo dục, can thiệp trẻ tự kỷ hiện nay. Tất các phụ huynh đƣợc hỏi đều nghĩ rằng việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình là điều cần thiết: 36.1% phụ huynh cho rằng đó là cần thiết, 63.9% phụ huynh cho là rất cần thiết. Điều này cho thấy

các phụ huynh đều nhận thức rõ đƣợc sự cần thiết, tầm quan trọng của việc dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay là nhƣ thế nào. Nếu đƣợc giáo dục với một phƣơng pháp tốt thì hình thức dạy/can thiệp trẻ tự kỷ tại gia đình sẽ mang lại một kết quả tốt, góp phần nâng cao hiệu quả can thiệp cho các trẻ tự kỷ.

Một phần của tài liệu Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Hà Nội uận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Trang 62 - 68)