7.2.2.1. Cơ cấu ngành
Bạn cần hiểu rõ cơ cấu của từng ngành để hiểu được các yếu tố thị trường ảnh hưởng đến cấu trúc đầu tư của ngành như thế nào. Theo đó, đối với mỗi ngành bạn cần xác định các vấn đề sau:
+ Quy mô và phạm vi quốc tế: Sản xuất toàn cầu của ngành tính bằng giá trị và sản lượng? Tổng số lao động? Vị trí sản xuất?
+ Thị trường then chốt: Toàn bộ dòng thương mại trong ngành? Có những dòng thương mại chuyên ngành hoặc bất bình thường không? Ai mua sản phẩm gì, sản phẩm này dùng để làm gì?...
+ Đặc điểm sản xuất: Sản xuất có tập trung nhiều vào một số ít các nhà sản xuất lớn hay nhiều nhà sản xuất nhỏ? Có tập trung ở một số khu vực địa lý không?
+ Yêu cầu và trở ngại đối với sản xuất ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí đầu tư.
7.2.2.2. Các nhà sản xuất chính
Cần xác định các quốc gia và công ty chính trong ngành. Nếu ngành rộng và gồm nhiều công ty trên nhiều quốc gia, bạn chỉ cần xác định các công ty lớn hoạt động ở các nước sản xuất và tiêu thụ lớn. Đối với các ngành được nắm giữ bởi một số nhỏ các công ty đã quốc gia, bạn nên lập danh sách các nhà sản xuất lớn.
7.2.2.3. Xu hướng ngành
Các xu hướng có thể bao gồm:
+ Thay đổi định hướng thị trường: Các ngành lúc đầu hướng tới thị trường trong nước, có thể ngày càng hướng đến xuất khẩu. Tự do hóa thương mại, tăng sức mua trong nước, bão hòa tại thị trường trong nước, và những thay đổi công nghệ có thể buộc các công ty thay đổi định hướng thị trường của mình.
+ Hình thành các thị trường mới: Xu hướng FDI thường bị ảnh hưởng bởi việc hình thành các thị trường mới mà trước đây đóng cửa đối với đầu tư do hạn chế về mặt chính trị hoặc tăng trưởng kinh tế bị hạn chế.
+ Các hình thức đầu tư được ưa thích: Hoạt động FDI trong một ngành nhất định nói chung có thể tiến hành ở một hình thức cụ thể. Cấu trúc FDI được ưa chuộng của một ngành có thể mang tính toàn cầu, khu vực, quốc gia hoặc một công ty cụ thể.
+ Chiến lược khu vực: Việc lựa chọn địa điểm đầu tư của một công ty có thể căn cứ vào nhu cầu phục vụ những thị trường cụ thể trong nước và xuất khẩu, hoặc có thể là một phần của một chiến lược đầu tư khu vực.
+ Chiến lược nguồn: Tùy thuộc vào ngành, các quyết định chọn địa điểm đầu tư có thể phụ thuộc vào việc tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô, đảm bảo gần nơi nhà cung cấp hoặc thỏa mãn yêu cầu ngay lập tức của người mua…
+ Tăng trưởng ngành: Việc mở rộng ngành có xu hướng thu hút FDI mới. Tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hoặc sự thu hẹp, dòng FDI có thể được tập trung vào một số khu vực địa lý cụ thể hoặc sản phẩm cụ thể.
+ Khả năng toàn cầu: Vượt quá khả năng/công suất thường dẫn đến các hoạt động mua lại hoặc hợp nhất của ngành.
+ Sự tập trung của ngành: Sự tập trung của ngành ngày càng tăng nói chung thường đi kèm với việc mua lại ngày càng tăng của FDI, trong khi các ngành mới thường thu hút đầu tư mới.
+ Thay đổi công nghệ: Những tiến bộ trong quá trình sản xuất sản phẩm, phân phối và bán lẻ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc đầu tư của một ngành nhất định.
+ Những thay đổi về nhân khẩu học: Những thay đổi về thu thập sau thuế, cơ cấu xã hội, sự tham gia của lực lượng lao động…ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và chiến lược marketing của doanh nghiệp.
+ Xử sự của khách hàng: Khách hàng thích một số thành phần nhất định, sản phẩm được chứng nhận về môi trường, các sở thích nghề nghiệp…sẽ thay đổi loại và cấu trúc của FDI.
+ Giá cả: Xu hướng giá cả trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu ngành và sự lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Ảnh hưởng về mặt luật pháp: Các quy định có thể thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài.