Phương pháp dự toán ngân sách từ thấp đến cao

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 26 - 27)

Ngân sách được dự toán từ thấp đến cao, từ các bộ phận (chức năng, quản lý dự án) theo các nhiệm vụ và kế hoạch tiến độ. Sử dụng dữ liệu chi tiết sẵn có ở từng cấp quản lý, trước tiên tính toán ngân sách cho từng nhiệm vụ, từng công việc trên cơ sở định mức sử dụng các khoản mục (ví dụ, thời gian thực hiện công việc, mức tiêu dùng nguyên liệu, suất đầu tư cần thiết...) và đơn giá được duyệt. Nếu có sự khác biệt ý kiến thi thảo luận bàn bạc thống nhất trong nhóm dự toán, giữa các nhà quản lý dự án vói quản lý chức năng. Tổng hợp kinh phí dự tính cho từng nhiệm vụ và công việc tạo thành ngân sách chung toàn bộ dự án.

Ưu điểm của phương pháp:

Những người lập ngân sách là người thưòng xuyên tiếp xúc trực tiếp với các công việc nên họ dự tính khá chính xác về nguồn lực và chi phí cần thiết.

Nhược điềm:

Ngân sách phát triển theo từng nhiệm vụ nên cần phải có danh mục đầy đủ các công việc của dự án. Trong thực tế điều này khó có thể đạt được.

Các nhà quản lý cấp cao không có nhiều cơ hội kiểm soát quá trình lập ngân sách của cấp dưối.

Thường cấp dưới có tư tưởng sợ cấp trên cắt giảm kinh phí thực hiện các công việc nên có xu hưông dự toán vượt mức cần thiết.

Quá trình lập ngân sách từ dưới lên được trình bày trong bảng 3.2

Các bước thực hiện

Cấp bậc quản lý Nội dung chuẩn bị ngân sách ở từng cấp 1 Các nhà quản lý cấp

cao

Xây dựng khung ngân sách, xác định mục tiêu và lựa chọn dự án

2a Các nhà quản lý chức năng

Xây dựng ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho từng bộ phận chức năng phụ trách

2b Các nhà quản lý dự án Xây dựng ngân sách cho từng bộ phận, từng công việc dự án gồm cả chi phí nhân công, nguyên nhiên vật liệu...

3 Các nhà quản lý cấp cao

Tổng hợp, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách dài hạn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 26 - 27)