Các phương pháp quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 43 - 45)

5.2.4.1. Né tránh rủi ro

Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có độ rủi ro quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Né tránh rủi ro có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu. Ví dụ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào những nước có sự bất ổn định về chính trị vì độ rủi ro thiệt hại cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có loại rủi ro không thể né tránh. Ví dụ như rủi ro bị phá sản, bị kiện trách nhiệm. Trong trường hợp này, chỉ có thể làm giảm thiệt hại mà không thể loại trừ khả năng bị thiệt hại.

5.2.4.2. Chấp nhận rủi ro

Chấp nhận rủi ro là trưòng hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt

hại không lốn. Ngoài ra, cũng có những rủi ro mà đơn vị phải chấp nhận (ví dụ, trường hợp thiên tai bất ngờ phá hủy công trình đang xây dựng dỏ dang).

5.2.4.3. Tự bảo hiểm

Tự bảo hiểm là phương pháp quản lý rủi ro mà đơn vị chấp nhận rủi ro và tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có rủi ro tương tự khác, đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Giải phâp tự bảo hiểm có đặc điểm:

+ Là hình thức chấp nhận rủi ro.

+ Thường là sự kết hợp giữa các đơn vị đầu tư trong cùng công ty bô' mẹ (ví dụ, một tổng công ty) hoặc một ngành.

+ Có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí thiệt hại.

+ Có hoạt động dự đoán mức thiệt hại (giông hoạt động bảo hiểm).

+ Hệ thống tự bảo hiểm cũng phải đáp ứng mọi chỉ tiêu của hệ thống bảo hiểm.

5.2.4.4. Ngăn ngừa thiệt hại

Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thưòng xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện.

Để ngăn ngừa thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố thuộc về nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ.

5.2.4.5. Giảm bớt thiệt hại

Chương trình giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, cán bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo lưòng, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kế hoạch để đối phó, làm giảm mức độ thiệt hại khi nó xảy ra. Tuy nhiên, khi mức độ thiệt hại sẽ nghiêm trọng nếu nó xảy ra và khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp.

5.2.4.6. Chuyển dịch rủi ro

Chuyển dịch rủi ro là biện pháp, trong đó một bên liên kết nổi nhiều bên khác để cùng chịu rủi ro. Biện pháp chuyển dịch rủi ro giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ỏ chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trưổc khi nó xuất hiện. Ví dụ, hoạt động thuê tài sản, thiết bị... là những hoạt động chuyển dịch rủi ro. Người đi thuê chuyển rủi ro tài sản hao mòn lạc hậu sang người cho thuê.

5.2.4.7. Bảo hiểm

Theo quan điểm của nhà quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng. Từ trên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro mà còn làm giảm rủi ro vì nhóm ngưòi có rủi ro tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản lý rủi ro phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng.

Chương trình quản lý rủi ro cần được xem xét đánh giá lại thường xuyên. Vì môi trường kinh doanh và đầu tư luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi trong kinh doanh có thể nảy sinh

khả năng thiệt hại mới. Cần xác định lại thiệt hại, số lượng, nguyên nhân... và chuẩn bị các chương trình quản lý rủi ro thích hợp. Có nhiều chương trình quản lý rủi ro nhưng một nguyên tắc chung là khi lợi ích do chương trình nào đó tạo ra nhỏ hơn chi phí của nó thì nên thay thế bằng một chương trình khác hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w