Chính sách đầu tư (sinh viên tự nghiên cứu)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 49 - 50)

6.3.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư

Một chiến lược XTĐT sẽ là một bản đồ chỉ dẫn cơ quan XTĐT đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu thu hút đầu tư không thể dễ dàng đạt được. Vì vậy, phải có một kế hoạch tổng thể sắp xếp các hoạt động như chuẩn bị tài liệu giới thiệu, tổ chức các cuộc hội thảo đầu tư, tổ chức các cuộc thăm địa điểm đầu tư,...

Như vậy, chiến lược XTĐT là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động XTĐT nhàm tăng cường đầu tư vào một quốc gia, một địa phương. Để thực sự đạt được hiệu quả, các chiến lược đầu tư đều phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung. Việc xác định mục tiêu cho chiến lược liên quan đến việc xác định lợi thế, bất lợi, những lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, trên cơ sở đó lựa chọn đối tác, lĩnh vực cũng như các công ty đế tiến hành chương trình XTĐT. Việc này đòi hỏi sự nghiên cứu và hoạch định một cách chi tiết, cụ thê. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, định hướng cho toàn bộ hoạt động XTĐT tiến hành sau đó. Tính đúng đắn và khả thi của chiến lược XTĐT có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ chương trình XTĐT.

Có ba bưóc để xây dựng một chiến lưọc XTĐT

Bước 1: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư

+ Xác định các mục tiêu của cơ quan XTĐT và mục tiêu phát triển của quốc gia, địa phương: Các mục tiêu XTĐT phản ánh mục tiêu phát triển của quốc gia, của địa phương và của doanh nghiệp đê tối đa hoá lợi ích của những nồ lực xúc tiến của CQXTĐT.

+ Khảo sát các xu hướng đầu tu- nước ngoài và những ảnh hưởưg bên ngoài: Các xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực sè cho thấy ai đang đầu tư, ở đâu và tại sao, đồng thời sẽ giúp cho CQXTĐT xác định các ngành, lĩnh vực tiềm năng đề hướng tới.

+ Tiến hành phân tích SWOT: Phân tích điêm mạnh, điêm yếu, cơ hội và thách thức sẽ cho CQXTĐT một bức tranh năng động về điểm mạnh, điềm yếu, hiện tại và tương lai của đất nước, của địa phương dưới góc độ là một địa điềm đầu tư.

+ Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Sau khi hoàn thành quá trình phân tích SWOT, CQXTĐT có thể dùng các điểm tìm được từ quá trình phân tích SWOT để đặt tiêu chuẩn về khả năng cạnh tranh của đất nước, của địa phương hay của doanh nghiệp mình với tư cách là một địa điểm đầu tư với các đối thủ cạnh tranh.

Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư

Để hướng tới các ngành, các khu vực địa lý có nguồn đầu tư phù hợp với các đặc tính của đất nước, cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau:

+ Lập một danh sách các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành có khả năng để hướng tới có thê bao gồm các ngành đã hoạt động tại đất nước, tại địa phương, các ngành hoạt động tại các nước cạnh tranh.

+ Phân tích các ngành: Phân tích cơ cấu, các công ty quan trọng và xu hướng đề đánh giá khả năng ĐTNN trong tương lai và để hiểu ngành này tìm kiếm gì từ một địa điểm ở nước ngoài.

+ Đánh giá khả năng phù hợp của ngành với đất nước, địa phương: So sánh các yêu cầu của mỗi ngành với đặc điểm của đất nước, địa phương được xác định trong quá trình phân tích SWOT để rút ngắn danh sách các ngành tiềm năng đề lựa chọn một số ngành. Bên cạnh đó, kiểm tra sự nhất quán với mục tiêu chính sách.

+ Lập một danh sách ngắn các ngành: xếp hạng hoặc chấm điếm xét theo 3 góc độ sau: sự phù hợp của ngành với các đặc tính của đất nươc, địa phương; khả năng cạnh tranh của đất nước, địa phương khi đáp ứng nhu cầu của ngành; và sự phù hợp của ngành đối với các mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương.

Bước 3: Xây dựng chiến lược XTĐT

Cách xây dựng một tài liệu chiến lược XTĐT gồm xác định: Các ngành hướng tới trong ngắn hạn và trung hạn; Các khu vực địa lý quan trọng cần tập trung của chiến lược; Các phương pháp XTĐT được sử dụng đổ tiếp cận các công ty và lý do chọn các phương pháp đó; Những thay đối cần thiết trong cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên trong cơ quan; Những thay đôi cân thiết trong quan hệ đối tác và ngân sách, các nguồn tài trợ cho các giai đoạn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÚC TIẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w