Cây quyết định là phương pháp đồ họa mô tả quá trình ra quyết định. Thông qua sơ đồ hình cây về quá trình ra quyết định, nhà quản lý có thể sử dụng lý thuyết xác suất để phân tích những quyết định phức tạp gồm nhiều khả năng lựa chọn, nhiều yếu tố chưa biết.
5.3.4.1. Nguyên tắc xây dựng cây quyết định
Quá trình xây dựng cây quyết định được bắt đầu đi từ gốc đến ngọn cây và sử dụng những ký hiệu sau;
+ Điểm quyết định. Điểm ra quyết định được mô tả bằng hình vuông. Các cành xuất phát từ điểm quyết định là các tinh huống lựa chọn. Tại đây nhà quản lý dự án phải chọn một trong các phương án với chuỗi các khả năng khác nhau.
+ Điểm lựa chọn. Điểm lựa chọn được mô tả bằng hình tròn. Các cành xuất phát từ điểm nút này phản ánh các khả năng có thể xảy ra và nó không chịu sự chi phối của người ra quyết định.
5.3.4.2. Nguyên tắc phân tích cây quyết định
Quá trình phân tích cây quyết định được bắt đầu đi từ ngọn cây về gốc cây (hay từ phải qua trái) theo nguyên tắc sau:
Phân tích điểm nút lựa chọn (vòng tròn). Tại điểm nút tròn tính các giá trị dự đoán bằng cách nhân xác suất trên từng nhánh xuất phát từ nút đó vối mức lợi nhuận ghi ở tận cùng của nhánh. Sau đó cộng tất cả các kết quả tính được của các nhánh xuất phát từ nút này và ghi vào nút tròn.
Phân tích điểm nút quyết định. Lựa chọn giá trị kết quả lớn nhất trong số tất cả các giá trị của các cành xuất phát từ điểm nút này đặt vào ô vuông và loại bỏ các cành còn lại bằng việc đánh dấu hai gạch nhỏ trên từng cành.
5.3.4.3. Vẽ cây quyết định
Điểm nút quyết định đầu tiên (gốc cây) có hai cành tương ứng với việc có nên muà hay không nên mua thông tin thị trường của công ty tư vấn. Trong trường hợp không mua thì tại điểm nút này cũng có hai nhánh: một nhánh thể hiện việc doanh nghiệp có đầu tư phát triển sản phẩm mỏi, nhánh kia phản ánh trường hợp doanh nghiệp không đầu tư. Điểm nút lựa chọn nằm trên nhánh đầu tư phát triển sản phẩm mới. Có hai khả năng cầu cao và thấp, xác suất tương ứng mỗi trường hợp được ghi trên mỗi nhánh và giá trị lãi/lỗ ghi phía tận cùng của nhánh.
Trường hợp mua thông tin của công ty tư vấn thì có ba khả năng xảy ra là: kết quả thông tin rất chính xác, trung bình và chất lượng kém. Cây quyết định tại đây được thiết kế điểm nút lựa chọn trên “cành mua thông tin” và 3 điểm nút quyết định trên 3 nhánh xuất phát từ cành này. Các nhánh nhỏ hơn xuất phát từ điểm nút quyết định nàv tương tự như ở điểm nút lựa chọn của tình huống đầu tư phát triển sản phẩm mói đã trình bày ở trên.
5.3.4.4. Phân tích cây quyết định
Sau khi tính lại các giá trị xác suất, ghi chú trên các cành liên quan, người ta tính giá trị của các ô tròn và các ô vuông theo thứ tự đi lùi dần. Tại điểm nút vuông đầu tiên phía trên của cây, người ta chọn giá trị tiền tệ lớn nhất trong hai giá trị tiền tệ nằm trên hai cành xuất phát từ nút này, đó là (0) và ghi giá trị này vào trong hình vuông. Các giá trị khác tính tương tự. Kết quả tính toán được trình bày trên cây quyết định. Như vậy, nếu đầu tư phát triển sản phẩm mói và mua thông tin nghiên cứu thị trường của công ty tư vấn thì có khả năng dự án sẽ thu được lợi nhuận là 0,14 tỷ đồng (giả định những điều kiện khác không đổi).
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu (2008), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Thống kê.
[2] Trần Văn Phùng (2009), Giáo trình Quản trị và phân tích dự án, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
1. Rủi ro là gì? Trình bày những phương pháp phân loại rủi ro chủ yếu. 3. Vì sao phải quản lý rủi ro đầu tư?
4. Lấy ví dụ minh họa cho các chương trình quản lý rủi ro dự án.
5. Trình bày ưu nhược điểm của một số phương pháp đo lường rủi ro mà anh (chị) biết.
6. Tình huống thảo luận
Công ty Dệt ABC quyết định thực hiện dự án: thay thế 100 máy dệt thế hệ cũ bằng 10 máy thế hệ mới hiện đại có năng suất cao. Đổ không làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của các hợp đồng đang thực hiện, Ban Giám đốc quyết định sẽ thay thế dần trong 5 tháng, mỗi tháng thay 20 máy chứ không thay ngay cùng lúc tất cả số máy này, Chủ nhiệm dự án đã lập kế hoạch thay thế máy theo yêu cầu của Ban Giám đốc mấy tuần trước đây. Hiện tại ông đang xây dựng phương án kiểm soát quá trình thực hiện dự án để đảm bảo thi hành đúng mệnh lệnh của Ban Giám đốc. Hệ thống kiểm soát dự án mà ông đưa ra dựa trên cơ sở những yêu cầu bắt buộc của Ban Giám đốc và những tiêu chuẩn cần phải đạt được trong quá trình thực hiện.
Câu hỏi: Anh (Chị) hiểu hai nội dung mà ông Giám đốc dự án dựa vào để xây dựng hệ thống kiểm soát là gì? Những rủi ro nào cần phải tính đến trong quá trình xây dựng hệ thống kiểm soát dự án này?
CHƯƠNG 6
Khái quát về hoạt động xúc tiến đầu tư
Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1 tiết)
A. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sinh viên nắm vững lý thuyết khái quát về hoạt động xúc tiến đầu tư: Khái niệm, vai trò, các bộ phận của chương trình xúc tiến đầu tư, quy trình xúc tiến đầu tư.
- Kỹ năng: Sinh viên vận dụng thành thạo các nội dung khái quát về hoạt động xúc tiến đầu tư vào thực tiễn.
- Thái độ: Sinh viên yêu thích bài học, ham thích tìm hiểu các vấn đề về hoạt động xúc tiến đầu tư.
B. NỘI DUNG 6.1. Khái niệm
Theo Tổ chức SRI International, xúc tiến đầu tư là “tập hợp những hoạt động nhằm khuyến khích các tập đoàn, đơn vị kinh doanh tư nhân hay doanh nghiệp đầu tư mới hay mở rộng kinh doanh sản xuất tại nước sở tại, qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự gia tăng trong số việc làm, doanh thu, lượng giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan khác”.
Một cách tiếp cận khác của Wells và Wint (2000) thì “xúc tiến đầu tư bao gồm những hoạt động marketing nhất định được thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Các hoạt động này bao gồm: quảng cáo, gửi thư marketing trực tiếp, hội thảo đầu tư, tổ chức các phái đoàn XTĐT, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, phát hành các ấn phẩm, tài liệu; các nỗ lực marketing trực tiếp; tạo điều kiện cho NĐT đến thăm viếng, giao lưu, hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, giúp đỡ NĐT nước ngoài được cấp phép kinh doanh, chuẩn bị dự án, hướng dẫn nghiên cứu khả thi và các dịch vụ hỗ trợ NĐT đi vào hoạt động.
Nội dung của hoạt động XTĐT nước ngoài gồm có: Chiến lược XTĐT, cơ quan XTĐT, xây dựng hình ảnh, lựa chọn mục tiêu, dịch vụ hỗ trợ NĐT, và hỗ trợ xây dựng chính sách cải thiện MTĐT.
Các yếu tố chính tác động đến hoạt động XTĐT nước ngoài gồm có: (1) Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia/ địa phương; (2) Xu hướng đầu tư nước và (3) Môi trường đầu tư