Một lỗi bất cẩn phổ biến với các CQXTĐT thường gặp là dừng mọi việc ngay sau khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư. Theo số liệu thống kê của một số nước, có tới 60% dòng FDI vào một nước là do mở rộng và tái đầu tư. Do vậy cần phải giữ liên hệ thường xuyên với các nhà đầu tư để đảm bảo mọi nhu cầu của họ được giải quyết. Cho dù một công ty không định mở rộng đầu tư thì việc làm đó cũng là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút đầu tư mới. Như đã
đề cập ở trên, quy trình dự án không bao giờ thực sự kết thúc. Việc liên hệ với nhà đầu tư luôn luôn là cần thiết ngay cả sau khi họ đã quyết định đầu tư.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao Động Xã Hội, 2005. [2]Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kỹ năng xúc tiến đầu tư,NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Hãy phân tích và làm rõ vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư. Liên hệ với Việt Nam
2. Hãy làm rõ nội dung của chính sách đầu tư. Tại sao chính sách đầu tư lại là bộ phần quan trọng của chương trình xúc tiến đầu tư. Liên hệ với Việt Nam.
3. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư ở Việt Nam là gì?
4. Hãy phân tích và làm rõ quy trình xúc tiến đầu tư. Vận dụng và một hoạt động xúc tiến đầu tư cụ thể trong thực tiễn.
CHƯƠNG 7
Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1 tiết)
A. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sinh viên nắm vững lý thuyết về cách thức xây dựng một chiến lược xúc tiến đầu tư cũng như phương pháp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Kỹ năng: Sinh viên vận dụng thành thạo các nội dung liên quan đến việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư vào thực tiễn.
- Thái độ: Sinh viên yêu thích bài học, ham thích tìm hiểu về nội dung xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư.
B. NỘI DUNG