Hoạt động trao đổi và buơn bán

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 55 - 56)

Thái Nguyên nĩi chung và Đồng Hỷ nĩi riêng là khu vực trung du miền núi đơng bắc Việt Nam, tuy cách khơng xa các trung tâm lớn lắm nhưng hoạt động trao đổi buơn bán khơng phát triển mạnh. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, mặc dù đời sống cịn nhiều khĩ khăn và thiếu thốn, song người Sán Dìu cũng sớm tham gia vào các hoạt động trao đổi, buơn bán. Hoạt động trao đổi buơn bán trong phạm vi làng bản của người Sán Dìu diễn ra thường xuyên hơn. Đối với vùng dân tộc Sán Dìu ở Đồng Hỷ, hoạt động mua bán và trao đổi diễn ra mạnh mẽ nhưng các phiên chợ trong vùng của họ khơng hình thành sớm và cũng khơng nhiều. Từ những khu vực họ sinh sống của người Sán Dìu để ra trung tâm thành phố Thái Nguyên là quãng đường ngắn trung bình 10 – 15 km nên chợ xã ở Linh Sơn, Nam Hịa, Minh Lập khơng xuất hiện vào những năm sau 1945 đến đầu những năm 80. Theo ơng Diệp Văn Nguyệt: “Từ lúc nhỏ đến lúc trung tuổi, vùng xung quanh Nam Hịa, Linh Sơn, Tân Lợi khơng cĩ một cái chợ nào để mua bán. Từ đời cha ơng tơi nếu cần mang gì đi bán hoặc mua về đều phải đi bộ hoặc cưỡi ngựa ra chợ

thành phố Thái Nguyên” [47]. Đến những năm 70, 80 cũng khơng xuất hiện chợ xã nào trong các vùng này. Cho đến hiện nay, nhiều xã gần thành phố vẫn khơng cĩ chợ trung tâm xã vì khơng cần thiết (Linh Sơn, Hĩa Thượng). Mặt hàng trao đổi buơn bán khá phong phú. Trong đĩ những thứ mang đi bán là: vật nuơi như trâu (dắt đi bán), lợn (khiêng nếu là lợn to hoặc gánh nếu là lợn nhỏ), gà (cho vào lồng gánh), thĩc, gạo, khoai, sắn, ngơ… Họ khơng cĩ phương tiện nào ngồi đơi chân để tới chợ thành phố. Những năm 70 thì cĩ xe đạp nhưng do đây là tiện nghi đáng giá hồi đĩ nên người Sán Dìu khơng dùng để làm vật chuyên chở. Phần lớn đồng bào Sán Dìu bán hàng hĩa của mình để lấy tiền mặt đem về dùng. Những thứ họ mua về dùng thường là muối, đồ sắt (nơng cụ), vải vĩc, thuốc men, dầu hỏa…

Việc trao đổi hàng hĩa bằng hiện vật diễn ra trong nội bộ người Sán Dìu. Họ đều tính tiền quy ra số thĩc để trả cho nhau. Chẳng hạn như việc đụng lợn của một số hộ gia đình lân cận với nhau. Những việc cưới hỏi và các lễ nghi cĩ thể chủ động được họ đều lùi đến sau tháng 8 âm lịch vì khi đĩ mới cĩ lúa sớm để thu lấy bán hoặc đổi cho nhau [41], [47], [51].

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 55 - 56)