Ngành nghề

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 104 - 108)

Hoạt động thủ cơng nghiệp truyền thống mặc dù chưa tách ra khỏi nơng nghiệp để chuyên mơn hĩa nhưng vẫn được duy trì trong đời sống của đồng bào, một số nghề cĩ sự hỗ trợ của máy mĩc cơng nghiệp trong cơng nghiệp chế biến nên đã đem lại những thành phẩm đáp ứng cả về mẫu mã và chất lượng cao cho người tiêu dùng như nghề mộc, nghề rèn…

Nghề thủ cơng gia đình của đồng bào Sán Dìu hiện nay khơng phát triển bằng trước kia, do cĩ nhiều dụng cụ và sản phẩm được sản xuất từ cơng nghiệp, đồng bào cĩ thể mua từ bên ngồi. Ở Đồng Hỷ vẫn duy trì được một số nghề thủ cơng truyền thống nhưng nghề thủ cơng lâu đời nhất và phổ biến nhất cịn tồn tại đến ngày nay trong cộng đồng đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ

nghề nấu rượu. Mỗi xĩm vùng đồng bào Sán Dìu sinh sống đều cĩ một vài

hộ nấu rượu quy mơ nhỏ. Tại Thơng Nhãn, hiện cĩ 7 hộ đang nấu rượu. Tại Trại Cài 1 cĩ 4 hộ nấu rượu. Tại Làng Lậm hiện cĩ 2 hộ nấu rượu là Trần Bá Việt và Diệp Minh Hiếu. Mục đích chung của tất cả các hộ nấu rượu là để dùng những khi nhà cĩ việc lớn và bán cho bà con hàng xĩm, bỗng rượu được người nấu rượu thu lấy để chăn nuơi lợn. Các hộ nấu rượu này khơng coi nấu rượu là nghề chính và bản thân họ nấu rượu đơi khi cũng khơng liên tục. Mỗi hộ nấu bình quân 2 – 3 vế rượu một ngày thu được 20 – 30 lít rượu. Nguyên liệu nấu rượu chủ yếu là gạo tẻ, đơi khi là gạo nếp, ngơ thì càng ngày càng ít dùng để nấu rượu.

Đối với nghề đan lát, vốn là nghề phụ vào những năm 60, 70 và 80 trong cộng đồng Sán Dìu. Khi đĩ đan lát tuy mức độ phổ biến khơng lớn nhưng vẫn cĩ khá nhiều người biết đan lát nhưng cho tới nay theo các trưởng xĩm ở Nam Hịa, đan lát hiện nay đã mai một do nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ đan lát (rổ, giá, dế nồi, dậu, bồ, nong, nia, thúng, sọt…) khơng cao như trước và nếu cĩ nhu cầu, người Sán Dìu hồn tồn cĩ thể mua từ các chợ chứ khơng tự đan lấy. Duy nhất cĩ một trường hợp người Sán Dìu cịn đan lát mà chúng

tơi thấy là ơng Từ Văn Minh ở xĩm Thơng Nhãn (Linh Sơn, Đồng Hỷ) chuyên đan lát các đồ dùng như thúng, rá, rổ, sọt… từ các nguyên liệu tre, mây… Ơng Minh làm nghề đan lát là một nghề chính vì ơng khơng khơng làm ruộng, chăn nuơi khơng đáng kể. Thu nhập từ đan lát của ơng Minh khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng [43], [49], [50].

Nghề rèn: theo ơng Diệp Văn Nguyệt, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ khơng

biết rèn (?) hoặc cĩ thể họ đã mai một nghề rèn khi đến định cư ở Đồng Hỷ, nơi mà nhu cầu dùng đồ sắt của họ dễ dàng đáp ứng khi địa bàn rất gần kề thành phố Thái Nguyên. Vùng sinh sống của người Sán Dìu cũng cĩ nghề rèn nhưng là nghề rèn của những người Kinh dưới xuơi mang đến và duy trì đến nay khi họ sống hồ trộn cùng người Sán Dìu ở Đồng Hỷ như gia đình anh Trần Văn Lợi ở xĩm Thơng Nhãn (Linh Sơn, Đồng Hỷ), chuyên sản xuất dao, kéo, cuốc, xẻng… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của đồng bào. Được biết anh Trần Văn Lợi là một người Kinh đã Sán Dìu hĩa (nghề rèn là nghề gia truyền từ đời ơng nội đem đến từ dưới xuơi) nên cĩ thể coi nghề rèn thời Đổi mới khơng phổ biến trong cộng đồng Sán Dìu [47], [50].

Nghề mộc: nghề mộc hiện tại của người Sán Dìu khác về bản chất so với nghề mộc trước đây của người Sán Dìu. Trước kia họ làm mộc với sản phẩm chủ yếu là những ngơi nhà gỗ hoặc nhà đất, nhưng đối với những sản phẩm địi hỏi kỹ thuật tinh vi hơn và thẩm mỹ (giường, tủ, bàn ghế, cửa…) thì hiện tại những gì mà họ làm được là do học hỏi của người Kinh. Tại Thơng Nhãn hiện cĩ 4 xưởng mộc chuyên đĩng đồ dùng nội thất như bàn ghế, tủ, giường, cánh cửa… mỗi xưởng cĩ từ 2 – 3 cơng nhân làm thuê là những người bà con của các chủ xưởng mộc. Thu nhập của mỗi xưởng đạt hiện nay khoảng 170 – 230 triệu đồng/năm.

Về thương mại dịch vụ từng bước được phát triển: các ngành nghề xây dựng, vận tải, kinh doanh, khai thác khá phát triển (như khai thác quặng sắt, khai thác, chế biến lâm sản tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn cĩ của địa phương ở cụm cơng

nghệp Gị Chẹo, xã Nam Hịa do HTX Cơng nghiệp và Vận tải Chiến Cơng là chủ đầu tư với tổng quy hoạch là gần 43.000m² thu hút được 500 – 700 con em đồng bào Sán Dìu vào sản xuất; khu cơng nghiệp Đại Khai, xã Minh lập chuyên khai thác quặng sắt thu hút được 150 lao động người Sán Dìu tại địa phương).

Về dịch vụ vận tải trên địa bàn xã Linh Sơn cĩ 15 ơ tơ tải (của người Sán

Dìu) chuyên vận chuyển hàng hĩa, phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Ở rải rác các xĩm của người Sán Dìu ở Nam Hồ, cĩ một số hộ gia đình cĩ xe tải nhỏ và thuê mướn người lái thuê chuyên chở các vật liệu xây dựng và nơng sản hoặc những vật dụng khác theo yêu cầu. Nhiều nhất là tại xĩm Chí Son cĩ 12 xe tải, 3 máy xúc. Trong đĩ hộ nhiều nhất là Hồng Văn Tư (3 máy xúc, 2 xe tải), hộ Hồng Văn Thuận (2 xe tải). Do đĩ, ở Chí Son cĩ một số thanh niên lái ơ tơ và máy xúc thuê cho những hộ này.

Trong các ngành nghề phụ mới xuất hiện khoảng hai thập niên gần đây, phổ biến nhất là nghề thợ hồ thu hút cả nam lẫn nữ thanh niên Sán Dìu tham gia nhất là vào những lúc nơng nhàn. Những người làm thợ hồ chuyên nghiệp, lâu năm, giàu kinh nghiệm thu nhập cao nhất mỗi năm đạt 42 triệu đồng. Kế đến là cấy, gặt, hái đổi cơng kết hợp với thuê nhân cơng (lúa, chè…), giá thuê là 100 nghìn đến 120 nghìn đồng/người/ngày. Lao động cấy, gặt, hái thuê chủ yếu là nữ giới.

Các dịch vụ xay xát (gạo, ngơ, nghiền cám, bột…) ở Linh Sơn cĩ 5 hộ. Ở

Làng Lậm cĩ 1 hộ chuyên xay xát nơng sản phục vụ nhu cầu của bà con trong xĩm. Tại Trại Cài 1 cũng cĩ 2 hộ gia đình nghiền gạo, ngơ, bột mì… Các hộ gia đình Sán Dìu làm nghề xay xát cũng mới cĩ khoảng 8 – 10 năm gần đây. Trước kia, mỗi gia đình cĩ nhu cầu xay xát đều phải ra thành phố (đối với Linh Sơn) hoặc chợ Quang Trung (đối với Nam Hồ).

Đi xuất khẩu lao động ở nước ngồi là một nghề mới đối với người Sán

Dìu trong thập niên gần đây. Ở Thơng Nhãn cĩ anh Lý Văn Tình là cơng nhân lao động tại Hàn Quốc, hàng năm gửi về gia đình 300 – 400 triệu đồng. Cĩ 2

cơng nhân đang lao động tại nước ngồi (đều ở Vương quốc Ả Rập Saudi) là Diệp Văn Báo và Hồng Văn Tình. Cả hai đều lao động được 5 – 6 năm nay, mỗi năm mỗi người gửi về gia đình 20 triệu đồng. Tại Làng Lậm từ trước đến nay đã cĩ tổng cộng 12 người từng là cơng nhân lao động tại nước ngồi. Hiện tại đang cĩ 7 người là cơng nhân các khu cơng nghiệp trong nước. Tại xĩm Trại Cài 1 cĩ 5 cơng nhân đi xuất khẩu tại Đài Loan đã về. Hiện nay vẫn cịn 1 cơng nhân người Sán Dìu đang lao động tại Ma Cao là Dương Thị Năm.

Những nghề phụ khác: Ở Thơng Nhãn cĩ 10 hộ buơn bán hàng tạp hĩa,

1 hộ kinh doanh dịch vụ áo cưới ảnh viện (hộ Mạc Văn Thanh). Các nghề mới như cắt tĩc, xe ơm thì người Sán Dìu ở Thơng Nhãn chưa cĩ nhưng người Kinh ở Thơng Nhãn thì cĩ anh Nguyễn Văn Thảo làm thợ cắt tĩc.

Tại Làng Lậm cĩ 1 hộ làm nghề sửa xe, 2 hộ làm nghề cắt gội. Trại Cài 1 cĩ 1 hộ mới mở quán cắt tĩc gội nhuộm (Trần Văn Hiệp).

Tại Bờ Suối cĩ 1 hộ cho thuê phơng bạt, bàn ghế là Diệp Văn Sơn. Các nghề như: làm gạch, chài lưới hay khai thác cát (ven sơng Cầu)… tuy tồn tại trong vùng người Sán Dìu nhưng những người làm nghề này lại khơng cĩ ai là người Sán Dìu.

Trao đổi mua bán: từ những năm 60 việc trao đổi mua bán của đồng bào

Sán Dìu với các dân tộc lân cận, đặc biệt là người Kinh ở thành phố Thái Nguyên đã diễn ra, các chợ trong vùng sinh sống của họ vì thế là khơng cần thiết vì nhu cầu trao đổi chưa diễn ra mạnh mẽ như bây giờ. Cho đến hiện tại, mọi nhu cầu mua bán trao đổi lớn của đồng bào các dân tộc nĩi chung trong đĩ cĩ người Sán Dìu tại các xã Linh Sơn, Nam Hịa đều đến chợ trung tâm thành phố Thái Nguyên (do khoảng cách gần hơn nếu đi đường tắt qua cầu treo sang phường Túc Duyên), tại một số xĩm phía đơng của Nam Hịa như Bờ Suối, Chí Son, Gốc Thị và xã Tân Lợi, thị trấn Trại Cau thì người dân ra chợ Trại Cau để mua bán. Xã Linh Sơn và xã Hĩa Thượng do gần trung tâm thành phố nhất nên khơng cĩ chợ xã. Xã Nam Hịa cĩ chợ xã đặt ở xĩm Quang Trung được lập vào đầu năm 1980. Chợ này họp phiên vào những ngày 1, 4, 6, 9 âm lịch. Xã Minh

Lập cĩ chợ xã là chợ Cài. Các chợ này cĩ lưu lượng trao đổi mua bán hàng hĩa là khơng lớn, chỉ là nơi giải quyết nhu cầu mua bán một số nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, mang tính thuần túy nơng thơn. Riêng xã Linh Sơn, do vị trí thuận lợi là gần kề thành phố nhất trong các địa bàn của cộng đồng Sán Dìu huyện Đồng Hỷ nên nhân dân các dân tộc ở đây cĩ nền kinh tế sản xuất mang tính hàng hĩa, với các mặt hàng sản xuất lớn, chuyên mơn hĩa là các trang trại gà, lợn; các vườn ổi, các vườn rau quả… Tất cả đều được chuyên chở ra bán ở thành phố Thái Nguyên. Đối với người Sán Dìu xã Minh Lập, do ưu thế về chất đất phù hợp với cây chè nên nhân dân ở đây, đặc biệt là đồng bào Sán Dìu xĩm Trại Cài 1 đã sản xuất sản phẩm chè cĩ chất lượng cao được thu mua và bán rộng rãi khơng chỉ ở trong huyện mà ở nhiều địa phương trên cả nước.

Tại Chí Son (Nam Hồ) chỉ cĩ 1 hộ tiểu thương thu mua chè hộ là Trần Văn Nhất. Đối với xĩm Trại Cài 1, do nằm sát bên chợ Cài và là nơi cĩ thế mạnh về sản phẩm chè nên ở đây cĩ tới 20 hộ là tiểu thương buơn bán tạp hố và thu mua chè.

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 104 - 108)