Yếu tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 70 - 77)

3.1.2.1. Sự giao lưu văn hĩa giữa dân tộc Sán Dìu với các dân tộc khác ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Văn hĩa tộc người là tổng thể các yếu tố tiếng nĩi, chữ viết, sinh hoạt văn hĩa vật chất và văn hĩa tinh thần, các sắc thái tâm lý tình cảm, phong tục và lễ nghi… khiến người ta cĩ thể phân biệt tộc người này với tộc người khác [29, tr. 160]. Văn hĩa được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và tích lũy qua nhiều thế hệ, tuy nhiên văn hĩa cũng luơn vận động để thích ứng với những điều kiện tự nhiên – xã hội mới. Theo đĩ, những cuộc tiếp xúc lâu dài giữa các cộng đồng khác nhau về văn hĩa đã tạo ra sự tiếp xúc, tiếp biến và làm biến đổi một số đặc điểm hay cả tổng thể văn hĩa của các cộng đồng.

Trong tiến trình của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ sau những năm 60 của thế kỷ XX, sự phân bố dân cư trên địa bàn tồn quốc cĩ nhiều thay đổi, xu hướng người Việt lên tham gia phát triển kinh tế miền núi ngày càng nhiều. Cũng trong giai đoạn này, Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc vận động

hợp tác hĩa nơng nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hồn thành cải cách dân chủ. Ở Thái Nguyên nĩi chung và Đồng Hỷ nĩi riêng, đây là thời điểm xây dựng hàng loạt nhà máy và hầm mỏ: nhà máy điện Cao Ngạn, mỏ sắt Trại Cau… thu hút hàng ngàn con em lao động từ khắp các địa phương lân cận đến sinh sống và làm việc. Tình hình đĩ dẫn đến sự cư trú đan xen giữa các dân tộc ở Đồng Hỷ trong đĩ cĩ các vùng người Sán Dìu sinh sống. Do sự cư trú đan xen này mà các tộc người cĩ thể vay mượn của nhau, học hỏi lẫn nhau những giá trị nhất định để làm phong phú thêm vốn văn hĩa của mình. Hơn nữa, từ năm 1986, cùng với việc mở cửa, tiến hành cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, với sự bùng nổ các phương tiện thơng tin đại chúng, sự phát triển của giao thơng vận tải, đã mở rộng thêm sự giao lưu giữa các tộc người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống (kinh tế, xã hội, ngơn ngữ…). Ở lĩnh vực kinh tế, đĩ là sự xuất hiện và trao đổi các giống cây trồng, vật nuơi, mơ hình sản xuất, kỹ thuật sản xuất; là sự đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trao đổi buơn bán giữa các địa phương và giữa các dân tộc với nhau…

Một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc Việt Nam đĩ là sự đồn kết, hịa hợp, gắn bĩ keo sơn của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Trong quá trình cùng nhau sinh sống đĩ, họ đã biết đùm bọc nhau, đồng cam cộng khổ, chung lưng đấu cật cùng nhau xây dựng, gìn giữ quê hương, đất nước. Từ đĩ đã cùng nhau xây dựng một nền văn hĩa phong phú đa dạng, nhưng độc đáo.

Trong quá trình lịch sử cùng chung sống, giao lưu và tiếp nhận văn hĩa là tất yếu, nĩ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hĩa. Trong quá trình giao lưu ấy, mỗi dân tộc cĩ cơ hội mở rộng tầm nhìn và tìm đến những tinh hoa văn hĩa, tiếp thu những gì phù hợp với dân tộc mình, với hồn cảnh lịch sử, làm cho văn hĩa tộc người càng thêm phong phú. Đồng thời, qua quá trình giao lưu văn hĩa, văn hĩa của mỗi dân tộc lại vươn xa hơn phạm vi một tộc người, từ đĩ cĩ cơ hội đĩng gĩp những nét đặc sắc của dân tộc mình vào sự tiến bộ và văn hĩa chung của dân tộc Việt Nam.

Sự giao lưu văn hĩa tạo nên sự dung hịa, tổng hợp văn hĩa ở các cộng đồng dân tộc. Ở đĩ cĩ sự kết hợp giữa các yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự phát triển văn hĩa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.

Sự giao lưu văn hĩa diễn ra mạnh mẽ nhất ở các nhĩm dân tộc cĩ địa bàn cư trú gần nhau, nhất là giữa các dân tộc sống xen kẽ trên một địa bàn cư trú. Văn hĩa dân tộc Sán Dìu đã phát huy ảnh hưởng của mình, chịu sự tác động và tiếp thu ảnh hưởng của văn hĩa các dân tộc khác, nhất là dân tộc Tày, dân tộc Nùng và dân tộc Kinh.

Giao lưu văn hĩa giữa dân tộc Sán Dìu và dân tộc Kinh ở Đồng Hỷ:

Đây là sự giao lưu giữa hai dân tộc cĩ dân số đơng nhất huyện Đồng Hỷ. Người Kinh cĩ mặt ở Đồng Hỷ cũng tương đối lâu đời. Xét trên bình diện cả nước, người Kinh cĩ số dân đơng hơn, trình độ phát triển kinh tế, văn hĩa, xã hội cao hơn các dân tộc khác. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các yếu tố tiến bộ, những yếu tố văn hĩa đã tác động và ảnh hưởng khơng nhỏ đến các dân tộc khác, tạo ra sự giao lưu văn hĩa, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, tiến bộ văn hĩa của các dân tộc anh em. Mặt khác, cũng chính trong quá trình đĩ, văn hĩa người Kinh cũng tiếp thu những yếu tố văn hĩa tốt đẹp của văn hĩa các dân tộc khác để làm phong phú thêm nền văn hĩa của mình, tạo ra cho văn hĩa Việt Nam cĩ những nét thống nhất chung trong sự đa dạng phong phú của văn hĩa 54 tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Sự giao lưu văn hĩa người Sán Dìu và người Kinh được thể hiện rõ nét trong nhiều mặt như hoạt động kinh tế, ngơn ngữ, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật…

Cùng với quá trình tiếp nhận, văn hĩa của người Sán Dìu cũng tác động và ảnh hưởng trở lại văn hĩa của người Kinh ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình lịch sử, do nhiều nguyên nhân người Kinh di cư đến Đồng Hỷ nĩi riêng và Thái Nguyên nĩi chung khá đơng. Quá trình cộng cư đã làm cho một số dịng họ Kinh đã bị “Sán Dìu hĩa” và chịu ảnh hưởng của văn hĩa bản địa.

Giao lưu văn hĩa giữa dân tộc Sán Dìu và dân tộc Nùng ở Đồng Hỷ:

Trong quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, từ xa xưa người Sán Dìu khi vào đến Đồng Hỷ cư trú đã sống xen kẽ với người Nùng ở quanh các làng. Đa số các làng đều là sự cộng cư giữa người Sán Dìu và người Nùng.

Dân tộc Sán Dìu và dân tộc Nùng đều là di cư từ phía Nam Trung Quốc và do quá trình sinh sống xen kẽ nên hoạt động kinh tế của người Sán Dìu và người Nùng cĩ nhiều nét tương đồng: từ phương thức canh tác, cơng cụ, kinh nghiệm sản xuất đến tri thức tộc người đã làm cho hai dân tộc Sán Dìu và dân tộc Nùng ở Đồng Hỷ dễ dàng kết hợp với nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt, tạo ra những nét đặc thù trong đời sống kinh tế, lao động sản xuất và sinh hoạt trên tồn bộ địa bàn cư trú.

Như vậy, trong mối quan hệ văn hĩa giữa các dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thì mối quan hệ văn hĩa giữa hai dân tộc Sán Dìu và dân tộc Nùng là rất sâu sắc. Chính sự giao lưu văn hĩa đã làm cho hai dân tộc này ngày càng gắn bĩ hơn, tuy nhiên sự tiếp biến văn hĩa của dân tộc kia cũng đã làm biến đổi một phần văn hĩa truyền thống của hai dân tộc.

Giao lưu văn hĩa giữa người Sán Dìu và các dân tộc khác:

Với thành phần dân tộc tương đối phong phú, cùng với sự cộng cư của nhiều dân tộc trong các làng, nên ngồi mối quan hệ với người Nùng và người Kinh, người Nùng, đồng bào Sán Dìu cịn cĩ mối quan hệ gắn bĩ lâu đời với một số dân tộc khác.

Trước hết, dân tộc Sán Dìu cĩ mối quan hệ chặt chẽ với dân tộc Hoa. Mối quan hệ Sán Dìu với dân tộc Hoa là mối quan hệ được xác lập từ khi cịn ở miền Nam Trung Quốc. Mối quan hệ ấy biểu hiện trước hết trong văn hĩa ẩm thực với các mĩn ăn mang đậm dấu ấn Trung Hoa, các ngày lễ tết trong năm cũng chịu ảnh hưởng quan niệm lễ tết của người Hoa. Cùng đĩ mối quan hệ gia đình cũng mang đậm dấu ấn Khổng giáo Trung Hoa cổ đại, từ bố trí mặt bằng

sinh hoạt trong nhà cho nam và nữ đến mối quan hệ nguyên tắc ứng xử giữa bố chồng, anh chồng với con dâu, em dâu. Trong lĩnh vực văn hĩa dân gian, các tích truyện của người Sán Dìu lấy tích truyện cổ của người Hoa làm chủ đề.

Đối với các dân tộc khác, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ cũng cĩ mối quan hệ thân ái, mở rộng những mối quan hệ gần gũi, gắn bĩ, giúp đỡ nhau về nhiều mặt như dân tộc Sán Dìu với dân tộc Sán Chay, dân tộc Dao, dân tộc Tày… Văn hĩa của các dân tộc này ít nhiều cũng cĩ ảnh hưởng qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và hình thành nên nhiều nét chung, thống nhất của khối cộng đồng dân cư cùng chung sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

3.1.2.2. Chính sách Đảng và Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống. Trong đĩ, dân tộc thiểu số chiếm 13,8 %, sống trên địa bàn rộng chiếm 3/4 diện tích cả nước. Nhìn chung, các dân tộc thiểu số vẫn cịn trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển so với dân tộc Kinh. Đời sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khĩ khăn. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đối với các vùng dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và tồn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc từ sau khi thực hiện Đổi mới đất nước (1986) và đặc biệt là trong giai đoạn gần đây. Nghị quyết lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khĩa IX về cơng tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát trển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát trển giao thơng và cơ sở hạ tầng, xĩa đĩi, giảm nghèo; khai thác cĩ hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đơi với bảo vệ bền vững mơi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ

trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước”. Chính

án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: dự án 661 (chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng). Chính sách xĩa đĩi giảm nghèo với mục tiêu chính là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khĩ khăn của Đảng và Nhà nước bằng các chương trình dự án như dự án phát triển sản xuất HPM; chương trình 134 (Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khĩ khăn), 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khĩ khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), 167 (chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở )...

Các chương trình, dự án này được triển khai một cách đồng bộ các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Rõ nét nhất là chương trình 135 được triển khai từ năm 1998. Chương trình này được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (1997 - 2006) với mục tiêu phát triển sản xuất nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số, phát triển cơ sơ hạ tầng, phát triển dịch vụ cơng cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, nước sạch, trạm y tế, nâng cao đời sống văn hĩa. Giai đoạn 2 (2006 - 2010) với mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiêp theo hướng sản xuất gắn với thị trường. Cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng miền trong cả nước [16, tr. 102].

Cùng với các chính sách ưu tiên, quan tâm phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng cĩ nhiều chính sách nhằm phát triển văn hĩa của các dân tộc thiểu số nĩi riêng và văn hĩa của cả dân tộc nĩi chung. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển nền văn hĩa độc lập, tiến bộ của dân tộc song song với việc xây dựng và phá triển kinh tế của đất nước. Từ Đại hội Đảng lần thứ III (1960), đường lối xây dựng và phát triển văn hĩa trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa bắt đầu hình thành, chủ trương tiến

hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hĩa đồng thời với cách mạng về quan hệ sản xuất và khoa học kỹ thuật.

Trong những năm Đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hĩa các dân tộc, tạo điều kiện để vùng núi phát triển đồng đều và vững chắc, đĩng gĩp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiêp hĩa, hiện đại hĩa. Điều 5, Hiến pháp Việt Nam 1992 nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc cĩ quyền dùng tiếng nĩi, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và

văn hĩa tốt đẹp của mình…”.

Quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước là:“…Về văn hĩa, cần tiếp tục đấu tranh chống những tàn tích lạc hậu của văn hĩa cũ, cĩ kế hoạch đẩy mạnh xây dựng nền văn hĩa mới, làm cho đời sống văn hĩa của miền Bắc ngày càng lành mạnh và cĩ nội dung phong phú… Xây dựng nền văn hĩa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển tồn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tính nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hĩa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, trở

thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Đây là một trong những

định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được đề cập trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng [16, tr. 103].

Trong xu thế tồn cầu hĩa, Đảng và Nhà nước đã cĩ nhiều chính sách mở cửa, giao lưu, hội nhập, tạo điều kiện cho quá trình giao thoa giữa các quốc gia dân tộc ngày càng trở nên mạnh mẽ. Các yếu tố văn hĩa bên ngồi du nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều, đưa đến những biến đổi nhanh chĩng trong văn hĩa của các dân tộc trong cả nước.

Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã cĩ tác động mạnh mẽ đến kinh tế - văn hĩa của các dân tộc thiểu số, đưa đến những tiến bộ của kinh tế, đời sống văn hĩa của người dân cũng được cải thiện, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Đời sống kinh tế của người sán dìu ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 đến 2010) (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)