Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên

Một phần của tài liệu Dạy học thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học (Trang 58 - 65)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên

2.2.3.1. Định hướng dạy học trong sách GIÁO VIÊN Ngữ văn ở bộ cơ bản và bộ nâng cao

* Sách giáo viên lớp 12 (tập 1) do GS Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên

(NXB Giáo dục, 2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu dạy học:

+ Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Cần nắm chắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ để phân tích sâu sắc bài thơ.

+ Bài thơ cĩ nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Cần hiểu được những ý nghĩa biểu tượng đĩ để hiểu đúng tác phẩm.

- Về nội dung dạy học

+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của bài thơ là hình ảnh con tàu và Tây Bắc. Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn. Tây Bắc, ngồi ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xơi của Tổ quốc, cịn là biểu tượng của cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn cảm hứng của nghệ thuật, của hồn thơ và sáng tạo thơ ca. Vì thế, lời giục giã ra đi, kêu gọi lên Tây Bắc cũng là về với chính lịng mình, với những tình cảm trong sáng, nghĩa tình gắn bĩ sâu nặng với nhân dân và đất nước.

+ Bài thơ bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với nhân dân. Khát vọng trở về với nhân dân được tác giả thể hiện thơng qua những cảm xúc chân thành, những tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến.

+ Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là sự sáng tạo hình ảnh. Nhà thơ đã sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh đa dạng, phong phú. Chế Lan Viên thường cĩ thĩi quen xây dựng những hình ảnh độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, cĩ chiều sâu trí tuệ.

Cùng với sự sáng tạo về hình ảnh, các phép tu từ, ẩn dụ, so sánh cũng được sử dụng rộng rãi, đa dạng và linh hoạt.

- Về phương pháp dạy học

Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa trên hệ thống câu hỏi ở phần

“Hướng dẫn đọc thêm” trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 bộ cơ bản.

* Sách giáo viên lớp 12, chương trình nâng cao do GS Trần Đình Sử làm tổng

chủ biên (NXB Giáo dục, 2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu dạy học: Giúp học sinh

+ Cảm nhận được khát vọng và niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng chính là tìm thấy nguồn nuơi dưỡng cho sự sáng tạo nghệ thuật, cho hồn thơ của mình.

+ Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: sự sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng, triết lý.

- Về nội dung dạy học

+ Hiểu những hình ảnh và địa danh mang tính biểu tượng bao trùm trong bài:

con tàu và Tây Bắc. Từ đĩ, giáo viên giúp học sinh hiểu được tựa đề và lời đề từ của bài thơ.

+ Mạch diễn biến tâm trạng của nhà thơ: sự trăn trở và lời giục giã, mời gọi lên đường; khúc hát hồi niệm của con tàu tâm hồn khi trở về Tây Bắc; khúc hát lên đường sơi nổi, tin tưởng và say mê.

+ Ý nghĩa của những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ Con gặp lại nhân dân...cánh tay đưa. Lời mời gọi lên Tây Bắc cũng chính là về với những kỉ niệm đẹp đẽ trong lịng mình, đánh thức dậy khơng chỉ hồi niệm quá khứ mà cả khát vọng trong hiện tại. Nhà thơ đã dùng một loạt hình ảnh so sánh rất dung dị, đời thường để nĩi lên niềm hạnh phúc khi được trở về với nhân dân (những con người tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết trong kháng chiến).

+ Những kỉ niệm về tình yêu và hình ảnh người con gái Tây Bắc.

 Với những so sánh đặc sắc – vừa quen thuộc, vừa mới lạ, nhà thơ đã nĩi về

tính tất yếu như một quy luật của tự nhiên, của sự sống trong tình yêu: như cái rét với mùa đơng, như cây cánh kiến nở hoa vàng, chim rừng lơng trở biếc khi mùa xuân đến.

 Tình yêu ở đây là sự kết tinh sâu sắc và cao độ của những kỉ niệm và sự gắn

bĩ máu thịt với Tây Bắc, cũng là với kháng chiến, đất nước. + Khúc hát lên đường đầy lơi cuốn, sơi nổi, mê say.

- Về phương pháp: Sách giáo viên nâng cao định hướng khai thác văn bản theo

câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của sách giáo khoa (bộ nâng cao) để từ đĩ phân

tích giá trị nội dung cũng như những đĩng gĩp nghệ thuật của bài thơ.

2.2.3.2. Định hướng dạy học ở một số sách tham khảo của NXB Giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Cuốn Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12 do Nguyễn Kim Phong làm

chủ biên (NXB Giáo dục,2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu dạy học:

+ Cảm nhận được khát vọng và niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi hịa nhập vào cuộc sống lớn của nhân dân, đất nước, cũng chính là tìm thấy nguồn nuơi dưỡng hồn thơ mình.

+ Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (sự sáng tạo hình ảnh, biểu tượng nghệ thuật với những liên tưởng phong phú, bất ngờ, những cảm xúc gắn với suy tưởng, tiết lý).

- Về nội dung dạy học

+ Ý nghĩa nhan đề bài thơ và lời đề tựa

 Ý nghĩa nhan đề: Con tàu trong bài thơ là một biểu tượng nghệ thuật, thể hiện khát vọng lên đường, khát vọng đi đến những vùng đất xa xơi, đến với nhân dân, hịa nhập vào cuộc sống của đất nước. Con tàu cịn thể hiện mơ ước đến với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ. Tiếng hát con tàu trở thành tiếng hát say mê, hăm hở, tràn đầy lạc quan, tin tưởng của một tâm hồn khỏe khoắn, bộc lộ khát vọng và mơ ước của thi sĩ.

 Ý nghĩa lời đề tựa: trong khổ thơ đề từ cĩ hai sự đồng nhất: “lịng ta đã hĩa

những con tàu” “tâm hồn ta là Tây Bắc”. Sự đồng nhất này mang ý nghĩa: Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nhà thơ hướng về nhân dân, hướng về cuộc sống sơi động đang diễn ra ở mọi miền đất nước.

+ Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường (hai khổ thơ đầu), nhà thơ đã sử dụng một loạt các câu hỏi hối thúc theo chiều tăng tiến để thể hiện nỗi day dứt, trăn trở

trong lịng: Con tàu lên Tây Bắc anh đi chăng?; anh cĩ nghe giĩ ngàn đang rú gọi –

ngồi cửa ơ?; Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi.

+ Khát vọng về với nhân dân (chín khổ thơ tiếp theo).

 Nhà thơ nhớ về Tây Bắc, nhớ về kháng chiến với lịng biết ơn sâu nặng. Tây

Bắc khơng cịn là địa danh riêng nữa mà trở thành quê hương chung cho tất cả mọi người Việt Nam yêu nước. Đĩ là “xứ thiêng liêng”, là quê hương cách mạng. Nơi ấy đã thấm máu của biết bao người con Việt Nam, vì thế miền đất ấy mang những giá trị tinh thần cao quý, thiêng liêng. Thời gian mười năm kháng chiến được nhắc đến năm lần và được ví như một ngọn lửa cĩ sức tỏa sáng soi đường nghìn năm. Về với nhân dân, với đất nước để được tiếp thêm sức mạnh thần thánh, đủ sức để “đi”“vượt nữa” trên con đường đời và đường thơ.

 Những kỉ niệm về sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của nhân dân trong kháng chiến. Đĩ là: “người anh du kích” đã hi sinh trong trận cơng đồn;

“thằng em liên lạc” với tấm lịng tận tụy và đức kiên nhẫn; người mẹ - người chiến sĩ đã cưu mang, đùm bọc những người con thương binh.

 Chế Lan Viên cĩ một giọng thơ rất riêng biệt, độc đáo. Đĩ là giọng thơ trí tuệ, giàu chất triết lý mà vẫn dào dạt cảm xúc.

+ Khúc hát lên đường (bốn khổ thơ cuối) + Đặc sắc về nghệ thuật

 Tài sáng tạo về hình ảnh thơ.

 So sánh, ẩn dụ được sử dụng rộng rãi, đa dạng.

- Về phương pháp: khơng rõ phương pháp .

* Cuốn Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 của tác giả Hồng Hữu Bội (NXB Giáo

dục, 2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về nội dung:

Bài thơ “Tiếng hát con tàu” được Chế Lan Viên viết vào năm 1960, khi miền

Bắc đang ở trong thời kì bước vào xây dựng cuộc sống mới với các phong trào: từng đồn thanh niên hăng hái lên Tây Bắc, Việt Bắc để xây dựng kinh tế và văn hĩa; đồng bào miền xuơi lên đi khai hoang, lập quê hương mới ở những nơi núi rừng xa xơi. Các văn nghệ sĩ đi về mọi miền của đất nước để tìm hiểu thực tế.

Nhà thơ Chế Lan Viên, do hồn cảnh riêng, khơng đi đến được những vùng đất mới ơng đã viết bài thơ này để gửi gắm, giãi bày khát vọng của mình. Bởi vậy, hướng dẫn học sinh dõi theo mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ diễn ra trong bài thơ là hướng dạy học bài thơ này.

- Hình ảnh “con tàu” và hình ảnh “Tây Bắc” chỉ là hình ảnh biểu tượng cho khát vọng của nhà thơ muốn làm một cuộc hành trình đến với những vùng đất mới đang được khai phá, dựng xây.

- Chủ thể trữ tình tác giả đã xuất hiện trên văn bản khi thì “anh”, khi thì “con”,

khi thì “ta” để biểu đạt những điều nhà thơ muốn nĩi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khát vọng cháy bỏng đến với miền Tây.

 Ân nghĩa sâu nặng với nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

 Suy ngẫm về quy luật của đời sống tình cảm của con người.

- Tất cả những ý thơ trên đều được diễn tả bằng những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, giàu chất trí tuệ, đĩ là phong cách thơ của Chế Lan Viên.

-Về phương pháp

Tác giả đã sử dụng hệ thống câu hỏi gợi dẫn, nêu vấn đề để học sinh từng bước phân tích và thấy được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

2.2.3.3. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất

A . Mục tiêu bài học: giáo viên sẽ giúp học sinh cảm và hiểu được những nội dung sau:

1) Cảm nhận khát vọng lên đường và khát vọng về với nhân dân của Chế Lan Viên. 2) Giọng thơ giàu chất triết lý, hình ảnh sáng tạo.

B. Nội dung bài học

1) Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu”“Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu

tượng trong suốt bài thơ

* Ý nghĩa nhan đề:

- Bài thơ ra đời khi thực tế chưa cĩ đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu”

thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.

- Tây Bắc là vùng đất xa xơi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh. - “Tiếng hát con tàu”: là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lý tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hĩa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đĩ cĩ thơ ca.

* Ý nghĩa lời đề từ: Khẳng định vai trị của cuộc sống đối với tâm hồn người nghệ sĩ - cần mở lịng hịa nhập với cuộc sống để cĩ cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong hồn cảnh đất nước bắt tay vào xây dựng sau chiến tranh.

2) Sự vận động trong tâm trạng của chủ thể trữ tình:

* Sự trăn trở, giục giã lên đường

- Lời thơ giục giã, gấp gáp, khẩn trương hàng loạt câu hỏi dồn dập, thơi thúc theo chiều tăng tiến (anh đi chăng? anh cĩ nghe? sao chửa ra đi?...) Cĩ thể nĩi, đây là lời kêu gọi khẩn thiết, cấp bách, với mọi người hãy đi xây dựng Tây Bắc.

- Lời tự vấn đầy trăn trở thể hiện tâm hồn, khát vọng được hịa nhập vào cuộc sống của nhân dân.

 Tác giả kêu gọi mọi người cũng chính là tự nĩi với lịng mình, thể hiện nhận

thức mới tiến bộ của người nghệ sĩ

* Những hồi tưởng về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ (khổ 3 -11):

- Nhớ về vùng đất Tây Bắc “thiêng liêng, anh hùng”, đã trở thành biểu tượng

của Đất nước gian lao mà anh dũng (khổ 3+4). Nhà thơ bộc lộ tình cảm của mình như

- Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao (khổ 5). Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc được gặp lại những gì thân thiết sâu nặng (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đĩn giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻthơ đĩi lịng gặp sữa. Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa).

- Nhà thơ nhớ về những con người cụ thể: anh du kích, em liên lạc, bà mế tĩc bạc, em gái nuơi quân…(khổ 6, 7, 8, 11). Cách xưng hơ gần gũi, thân thiết (con, anh con, em con, mế…), thể hiện sự gắn bĩ máu thịt và lịng biết ơn sâu nặng -> Chính điều đĩ đã khơi nguồn cho tinh thần trách nhiệm đối với Tây Bắc, với Tổ quốc.

- Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ cĩ chất suy tưởng khái quát giống như châm ngơn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ - Nơi nao qua lịng lại chẳng yêu thương- Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hĩa tâm hồn”… “Tình yêu làm đất lạ hĩa quê hương”.

 Đoạn thơ đã gợi lên một cách thành kính, đầy ân tình về những kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ ở Tây Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nỗi khao khát, bồn chồn lên Tây Bắc

- Niềm khao khát được hịa nhập tình cảm của bản thân và nghĩa vụ với nhân dân, đất nước (khổ 12, 13).

- Niềm khao khát được trở về Tây Bắc như để khẳng định lại phẩm chất cao quí của con người đã được tơi luyện trong gian khổ của chiến tranh, nay được phát huy ở cơng cuộc xây dựng đất nước (khổ 14).

- Khổ thơ cuối với nhiều hình ảnh thơ mộng, lãng mạn, mang ý nghĩa biểu

tượng (Tây Bắc ơi…mẹ của hồn thơ, mộng tưởng, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn

mùa xuân..)  bộc lộ niềm vui sướng được trở về với Tây Bắc như trở về với hồn thơ, với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, được hịa mình với cuộc sống của nhân dân.

3) Đặc sắc nghệ thuật

- Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, cĩ giá trị thẩm mỹ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.

- Lời thơ cĩ nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.

C. Phương pháp dạy học: Bằng một hệ thống lời gợi dẫn (khơi gợi và dẫn dắt học sinh) người dạy sẽ tổ chức học sinh hoạt động một các đa dạng (đọc văn, suy nghĩ, phát hiện, bộc lộ…) để tự học sinh nắm được những nội dung trên một cách tuần tự (sẽ được cụ thể ở Chương III).

Một phần của tài liệu Dạy học thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học (Trang 58 - 65)