Đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng) của

Một phần của tài liệu Dạy học thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học (Trang 46 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng) của

Khoa Điềm

2.2.1.1. Định hướng dạy học trong sách giáo viên Ngữ văn ở bộ cơ bản và bộ nâng cao

* Sách giáo viên lớp 12 (tập 1) do GS Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên

(NXB Giáo dục, 2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu của bài học: giáo viên giúp học sinh:

+ Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao cơng sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

+ Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hĩa và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm

tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.

- Về nội dung dạy học.

+ Những nét riêng và đặc sắc trong cảm nhận của tác giả về đất nước ở một số phương diện như:

 Đất nước được cảm nhận qua những gì hết sức đơn sơ và bình dị: câu chuyện

cổ tích mẹ kể, miếng trầu của bà, ngơi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn…

 Đất nước được cảm nhận qua chiều sâu văn hĩa và lịch sử.

 Đất nước được cảm nhận trong sự thống nhất, hài hịa các phương diện địa lý

và lịch sử, khơng gian và thời gian.

+ Quan niệm “đất nước của nhân dân” – tư tưởng cốt lõi của đoạn trích - được

khơi sâu và được phát hiện với nhiều ý nghĩa mới.

 Nhà thơ cĩ những phát hiện thú vị và độc đáo về đất nước trên các phương

diện: địa lý, lịch sử, văn hĩa..., muơn vàn những vẻ đẹp, theo tác giả, đều kết tinh của bao cơng sức và khát vọng của nhân dân, của những người bình thường, vơ danh.

+ Nghệ thuật của đoạn trích: giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha

 Đĩng gĩp riêng của tác giả là sử dụng sáng tạo các chất liệu văn hĩa và

văn học dân gian. - Về phương pháp dạy học:

Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa trên các câu hỏi ở mục

“Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa. Bao gồm cĩ 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi phân tích một đoạn thơ để từ đĩ thấy được nội dung và đĩng gĩp nghệ thuật của văn bản.

* Sách giáo viên lớp 12, chương trình nâng cao do GS Trần Đình Sử làm tổng

chủ biên (NXB Giáo dục, 2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu của bài dạy: giáo viên giúp học sinh:

+ Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện (văn hĩa, phong tục, địa lý, lịch sử) trong tư tưởng bao trùm: Đất nước của nhân dân.

+ Thấy được nét nổi bật của nghệ thuật đoạn trích là sự vận dụng những yếu tố của văn hĩa, văn học dân gian hịa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mỹ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ.

+ Sự cảm nhận về đất nước trong tính tồn vẹn, nhiều mặt

 Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng

ngày. Mở rộng ra là sự cảm nhận đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử, khơng gian và thời gian. Ở trên chiều rộng của khơng gian địa lý và chiều dài của thời gian lịch sử, đất nước được cảm nhận như sự thống nhất của các phương diện văn hĩa, truyền thống, phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng.

 Tư tưởng Đất nước của nhân dân

Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về địa lý là một cách nhìn cĩ chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Những cảnh quan thiên nhiên kì thú gắn liền với cuộc sống của nhân dân, nĩ chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn nhân dân và qua lịch sử của dân tộc.

Nĩi về lịch sử bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhắc đến vơ vàn những người con vơ danh, bình dị. Những con người vơ danh ấy đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hĩa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc.

+ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

 Đoạn trích đã mang tới một khơng khí, giọng điệu, một khơng gian nghệ thuật

riêng. Chính điều đĩ đã đưa người đọc vào một thế giới gần gũi, Mỹ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hĩa dân gian nhưng lại mới mẻ vì được cảm nhận và tư duy hiện đại cộng với hình thức câu thơ tự do.

 Đoạn trích cĩ sự kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc. - Về phương pháp dạy học:

Sách giáo viên định hướng tìm hiểu văn bản dựa trên 6 câu hỏi ở mục “Hướng

dẫn học bài” trong sách giáo khoa. Câu hỏi 1, 2, 3 hướng dẫn phân tích đoạn trích theo bố cục để từ đĩ thấy được nội dung của đoạn trích. Câu hỏi 4, 6 hướng dẫn tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

2.2.1.2. Định hướng dạy học ở một số sách tham khảo của NXB Giáo dục

* Cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 12(tập 1) do GS Phan Trọng Luận làm chủ biên

(NXB Giáo dục, 2008). Tác giả Bùi Minh Đức đã định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu dạy học

+ Hiểu được nhận thức nghệ thuật mới mẻ về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

+ Cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ: giọng trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo những chất liệu của văn hĩa và văn học dân gian.

- Về nội dung dạy học + Đất Nước cĩ từ bao giờ?

 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cĩ những cảm nhận mới mẻ về đất nước: dung

dị, đời thường, thậm chí cĩ phần lam lũ nhưng cũng khơng kém phần cao cả.

 Cội nguồn của đất nước được nhìn từ trong chiều sâu văn hĩa và văn học dân gian. + Đất Nước là gì?

 Nhà thơ đã cĩ cách định nghĩa về đất nước theo lối “chiết tự” khá độc đáo.

Tác giả đã tách từ đất nước thành Đất và Nước rồi lại hợp nhất trong một tổng thể thống nhất hài hịa.

 Đất Nước được cảm nhận qua khơng gian địa lý, thời gian lịch sử.

+ Ai đã làm nên Đất Nước?

 Nhân dân chính là người đã làm ra Đất nước nên Đất Nước này là Đất Nước

của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Và để khẳng định tư tưởng đĩ nhà thơ một lần nữa đã ngắm thật kĩ, khơi thật sâu vào các tầng địa lý, lịch sử và văn hĩa của Đất Nước.

+ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ

 Giọng điệu tâm tình, tha thiết, lắng sâu, như cuộc trị chuyện của đơi lứa yêu nhau.

 Những câu thơ hiện đại nhưng mang chứa âm hưởng của ca dao dân ca.

- Về phương pháp dạy học:

Cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 12, đã định hướng khai thác văn bản bằng các

phương pháp dạy học như: đọc sáng tạo để học sinh cảm nhận giọng điệu riêng của văn bản; sử dụng hệ thống câu hỏi gợi dẫn, nêu vấn đề hướng dẫn học sinh phát hiện và phân tích được nội dung của văn bản.

* Cuốn Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 của tác giả Hồng Hữu Bội (NXB Giáo

dục, 2008) định hướng khai thác văn bản như sau:

Trích đoạn “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm) là một đoạn thơ thuộc thơ trữ tình hiện đại. Đây là đoạn thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

1) Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” chi phối cách cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước trên các phương diện: địa lý, lịch sử, văn hĩa…cho nên tác giả đã cĩ những phát hiện độc đáo về đất nước.

 Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa là một hiện hữu cụ thể, rõ ràng, thân thuộc.

 Mở mang và đồn tụ là nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

 Đất Nước được làm nên bởi nhân dân.

 Chủ thể trữ tình bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên đất

nước và truyền thống quý báu của dân tộc Việt.

2) Những nội dung trên lại được thể hiện bằng một nghệ thuật độc đáo rất trí thức:

 Sử dụng chất liệu nhuần nhị và sáng tạo truyện kể dân gian, văn hĩa dân gian để sáng tạo hình ảnh và bộc lộ cảm xúc trong những câu thơ hiện đại.

 Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc trong thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về âm hưởng, nhịp điệu đã tạo nên một giọng thơ trữ tình - chính luận sâu lắng, thiết tha.

- Về phương pháp dạy học:

Hướng chú ý của học sinh vào những nét riêng và đặc sắc trong cảm nhận của tác giả về đất nước và nét đặc sắc về nghệ thuật của đọan thơ là sử dụng chất liệu dân gian nhuần nhị và sáng tạo bằng một hệ thống lời gợi dẫn là hoạt động chính của giáo viên trong bài học này.

* Cuốn Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12 do Nguyễn Kim Phong làm

chủ biên (NXB Giáo dục,2008) định hướng khai thác văn bản như sau: - Về mục tiêu dạy học

+ Cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm: đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao cơng sức và khát vọng của nhân dân; nhân dân là người làm ra Đất nước.

+ Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hĩa dân gian để làm sáng tỏ tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

- Về nội dung dạy học + Đất nước cĩ tự bao giờ? + Đất nước là gì?

+ Ai đã làm nên Đất nước? + Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Về phương pháp dạy học: khơng rõ phương pháp dạy học.

2.2.1.3. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất

A. Mục tiêu bài học: GIÁO VIÊN sẽ giúp HS nắm được hai điều sau:

1) Những cảm nhận mới mẻ, độc đáo về đất nước và dân tộc Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được giãi bày trong đoạn trích.

2) Nghệ thuật biểu đạt ý thơ rất đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn trích này.

B. Nội dung bài học: bài học gồm 3 nội dung

1) Tìm hiểu mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn trích.

Đoạn trích trong sách giáo khoa gồm hai phần: * Phần đầu (từ câu 1 đến câu 42):

- “Khi ta lớn lên đất nước đã cĩ rồi”- đất nước ta được tạo dựng từ bao đời nay, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta ngày nay đã được thừa hưởng đất nước do ơng cha để lại.

- Đất nước là những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người (từ miếng trầu bà ăn…đến biết trồng tre mà đánh giặc…đất nước là nơi ta hị hẹn…).

- Mở mang và đồn tụ là nét đặc trưng của dân tộc Việt. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện tại là phát huy truyền thống đĩ. Suy ngẫm về trách nhiệm thế hệ trẻ ngày nay.

* Phần hai (từ câu 43 đến hết) Đất nước là đất nước của nhân dân.

- Đất nước được làm nên bởi “người người lớp lớp, con trai, con gái cần cù làm

lụng… Họ đã sống và chết, giản đơn và bình tâm…

- Những người vơ danh đĩ đã truyền lại cho các thế hệ mai sau kinh nghiệm lao động sản xuất để sống cịn và cả một kho tàng ca dao, thần thoại để dạy cho nhau yêu thương tình nghĩa.

- “Đất nước này là đất nước của Nhân dân – Đất nước của ca dao thần thoại”

2 ) T ì m h i ể u n h ữn g c ả m n h ậ n mớ i m ẻ về Đ ấ t n ướ c c ủ a n h à t h ơ N gu y ễ n K h o a Đ i ề m

+ Nét mới mẻ thứ nhất là: Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước Việt Nam đã cĩ từ ngàn xưa: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã cĩ rồi”. Đất Nước cĩ từ rất lâu, rất xa trong sâu thẳm của thời gian lịch sử, từ cái “ngày xửa ngày xưa”. Đất nướcdo bao nhiêu thế hệ những người dân bình thường và vơ danh làm nên và truyền lại cho con cháu đến tận bây giờ.

Đất nước này, khơng phải là những gì cao xa mà là những gì gần gũi, gắn bĩ với cuộc sống hằng ngày.

+ Nét mới mẻ thứ hai là: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đưa ra những phát hiện độc đáo về đất nước ở chiều sâu văn hĩa, phong tục. Mọi vẻ đẹp của sơng núi Việt đều ẩn chứa những truyền thống văn hĩa và truyền thống tâm linh của dân tộc Việt .

Dân tộc Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác đã ra sức mở mang bờ cõi. Bằng máu xương, mồ hơi cơng sức của mình, mỗi người dân Việt ra sức mở mang và hồn thiện đất nước để truyền lại cho con cháu. Trong quá trình đĩ, họ đã dần dần tiến về những phương trời xa so với nơi được coi là nguồn cội, gốc gác của dân tộc. Nhưng rồi đồn tụ vẫn là nhu cầu thiêng liêng nên mọi con dân nước Việt dù thăng trầm đến đâu cũng tìm về cội nguồn.

Như vậy, đất nước khơng phải chỉ là những gì được thừa hưởng cĩ thể nhìn thấy, đất nước cịn ở trong chiều sâu tâm linh được truyền nối, xuyên suốt qua nhiều thế hệ. Thế hệ trẻ bây giờ đã thừa hưởng của cha ơng một đất nước thống nhất, giàu đẹp, rộng lớn và sâu thẳm truyền thống. Do vậy, mỗi người cần làm một điều gì đĩ để bồi dắp, làm phong phú thêm giá trị đất nước.

+ Nét mới mẻ thứ ba là: Nếu như các nhà thơ khác thuộc thế hệ trước, hay cùng thế hệ thường lấy chất liệu từ cuộc sống thực ở cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để xây dựng hình ảnh trong thơ thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lấy chất liệu trong kho tàng văn hĩa dân gian để xây dựng hình ảnh trong thơ của mình.

 Những ý thơ vừa trình bày ở trên chưa hề cĩ trong các tác phẩm thơ viết về

đất nước trước và cùng thời với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

 Các tác giả khác “thường tạo ra khoảng cách để chiêm ngưỡng hình ảnh của

Tổ quốc, nên hay dung những hình ảnh kì vĩ, Mỹ lệ…cịn Nguyễn Khoa Điềm thì chọn cách thể hiện tự nhiên, bình dị ” (SGK Ngữ văn 12- bộ cơ bản- NXB Giáo dục, 2008, tr105).

“Sự độc đáo của đoạn thơ này là cảm nhận phát hiện về đất nước trong một cái nhìn tổng hợp, tồn vẹn, mang đậm tư tưởng nhân dân, sự phong phú các yếu tố văn hĩa, văn học dân gian một cách sáng tạo và rất thích hợp với tư tưởng của tác phẩm” (SGV Ngữ văn 12. tập một- tr 104).

3) Tìm hiểu nghệ thuật biểu đạt ý thơ rất đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

- Nét đặc sắc thứ nhất là tác giả đã khai triển cảm xúc và suy tưởng của mình về đất nước rất linh hoạt trong những câu thơ thuộc thể thơ tự do với những câu thơ dài

ngắn khác nhau và rất ít vần, vậy mà người đọc vẫn thấy được cảm xúc tha thiết của tác giả.

- Nét đặc sắc thứ hai là đoạn trích cĩ sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa chính luận và trữ tình, giữa suy tưởng và cảm xúc.

- Nét đặc sắc thứ ba là việc sử dụng chất liệu dân gian đậm đặc và sáng tạo trong đoạn thơ: ca dao, dân ca, tục ngữ và truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian được

tác giả sử dụng ý và hình ảnh để tạo nên hình tượng thơ mới mẻ: “cha mẹ thương nhau

bằng gừng cay muối mặn”, “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” v.v…

 Nhiều phong tục tập quán rất quen thuộc của dân ta cũng được nhà thơ vận

dụng rất tài tình: miếng trầu; tĩc búi sau đầu; cái kèo, cái cột; hạt gạo xay, giã, dần, sàng; hịn than, con cúi….

Một phần của tài liệu Dạy học thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)