Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu Dạy học thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học (Trang 79 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.6. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

2.2.6.1. Định hướng dạy học trong sách giáo viên Ngữ văn 7 (Tập 1) do Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên, (NXB Giáo dục, 2005)

- Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tưổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

+ Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

- Nội dung bài học

+ Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ:

 Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh

 Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tị mị xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

 Hình ảnh người bà đầy lịng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu.

 Niềm vui và mong ước nhỏ bé của ruổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán

gà. Ước mong ấy đi cả vào trong giấc ngủ tuổi thơ.

Qua những kỉ niệm ấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm trân trọng, yêu quý bà của đứa cháu.

+ Hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu.

 Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo.

 Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu.

 Bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi cĩ trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu.

Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.

* Về phương pháp: sách giáo viên hướng dẫn khai thác văn bản theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2.2.6.2. Định hướng dạy học ở một số sách tham khảo của NXB Giáo dục

* Cuốn Hệ thống câu hỏi Đọc – Hiểu văn bản Ngữ văn 7 của tác giả Trần Đình

- Về mục tiêu bài học: giúp học sinh cảm nhận:

+ Tình cảm chân thật, đằm thắm của tác giả dành cho gia đình, làng quê nơi từng ghi khắc những kỉ niệm tuổi thơ trong lành ấm áp.

+ Tính biểu cảm của phép định ngữ trong thơ. Tính chân thực, cao đẹp của cảm xúc trong thơ trữ tình, hiện đại.

- Về nội dung bài học

+ Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê

 Tiếng gà xuất hiện ở làng quê vào buổi trưa đã khua động cả khơng gian.

 Tiếng gà quê đem lại niềm vui cho con người, cĩ thể giúp con người vơi đi nỗi

vất vả.

 Tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành của thuở ấu thơ: những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương,…

Như vậy, tiếng gà trưa được nghe bằng cả thính giác lẫn cảm xúc tâm hồn. Qua đĩ, thấy được tình làng quê sâu nặng.

+ Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ

 Hình ảnh những con gà mái với quả trứng hồng.

 Hình ảnh người bà với những lo toan

Tình bà cháu hiện lên rất chân thật, ấm áp. Đĩ cịn là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình cảm cội nguồn khơng thể thiếu trong mỗi con người.

+ Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa

 Suy tư về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hơm nay.

Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật, than thương, quý giá. Là biểu tượng hạnh phúc của mỗi miền quê.

Vì thế cuộc chiến đâu hơm nay cịn cĩ thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật, quý giá đĩ.

- Về phương pháp: Tác giả đã sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu để phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

* Cuốn Thiết kế bài học ngữ văn 7 theo hướng tích hợp của tác giả Hồng Hữu

Bội (NXB Giáo dục, 2003) đã định hướng khai thác tác phẩm như sau: - Về mục tiêu bài học: giúp hoc sinh

Hiểu và cảm được cái hay của bài thơ: nhân nĩi về tiếng gà gáy trưa mà giãi bày được bao điều trong tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận. Người chiến sĩ trên đường hành quân xúc động trước một nét bình dị của cuộc sống thanh bình,

hồi tưởng về tuổi thơ êm ấm trong tình bà cháu, suy nghĩ về mục đích cao đẹp của cuộc chiến đấu ngày hơm nay… Những tình cảm, cảm xúc ấy lại được biểu hiện qua những chi tiết hết sức bình dị lấy từ cuộc sống của chính nhà thơ và làng quê Việt Nam.

- Về nội dung bài học

+ Mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

 Tiếng gà trưa và xúc cảm của người chiến sĩ.

Trong những năm chống Mỹ khốc liệt, người chiến sĩ phải đối mặt với bao chết chĩc, đau thương. Bởi vậy, trên đường hành quân, chỉ một tiếng gà gáy trưa cũng đủ làm xúc động trào dâng trong lịng người chiến sĩ. Bởi tiếng gà ấy là biểu trưng cho cuộc sống thanh bình, ấm cúng, tươi vui của nhân dân ta trong những năm tháng yên bình, khơng giặc giã.

 Tiếng gà trưa “gọi về tuổi thơ” ở người chiến sĩ

Tiếng gà trưa đã làm sống dậy trong tâm trí người chiến sĩ những kỉ niệm êm đẹp của thời thơ đại. Đĩ là kỉ niệm về người bà kính yêu, với tình yêu thương, lời dạy bảo của bà. Hình ảnh người bà trong kỉ niệm của đứa cháu thật là đẹp và tình bà cháu thật sâu nặng. Lịng yêu quê hương đất nước thường bắt nguồn từ tình yêu những việc nhỏ nhặt, bình thường ở người than như vậy. Và chính điều đĩ làm nên sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù bảo vệ đất nước.

 Tiếng gà trưa và những suy nghĩ của người chiến sĩ về cuộc chiến

Chủ thể trữ tình đã đã hướng hẳn về bà ở phương xa để tâm sự về nỗi nhớ bà da diết, để trình bày mục đích cao cả của việc ra mặt trận. Những suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ đã được trình bày tự nhiên, giản dị, hợp lý.

Tiếng gà trưa” đã chuyển tải một nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc: cuộc kháng chiến chống Mỹ là một cuộc kháng chiến thiêng liêng và cao cả. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ non song đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, trong đĩ cĩ những người thân yêu nhất của chúng ta. Nhà thơ đã từ những kỉ niệm riêng của chính mình mà nĩi lên tình cảm chung đĩ của thời đại.

- Về phương pháp: Người dạy sử dụng hệ thống câu hỏi gợi dẫn để học sinh phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

2.2.6.3. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất

1) Tiếng gà trưa và sự xao động trong tâm hồn người chiến sĩ. 2) Tiếng gà trưa “gọi về tuổi thơ” và tình bà cháu ở người chiến sĩ.

3) Tiếng gà trưa và suy nghĩ của người chiến sĩ về mục đích cao cả của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

B. Nội dung bài học

1) Tiếng gà trưa và sự xao động trong tâm hồn người chiến sĩ.

- Âm thanh của tiếng gà vang lên trong buổi trưa nơi xĩm nhỏ, trên đường hành quân của nhà thơ.

- Tiếng gà đã thu hút, ám ảnh nhà thơ bởi đây là thứ âm thanh quen thuộc của làng quê, gắn liền với đời sống của người nơng dân. Đặc biệt hơn, đây cịn là tiếng gà nhảy ổ báo hiệu sự ra đời của những quả trứng hồng, báo hiệu niềm hạnh phúc, những điều tốt lành. Vì vậy mà nĩ dễ trở thành kỷ niệm khĩ quên nhất là với những người đã trưởng thành, rời xa quê hương.

- Tiếng gà trưa khiến người lính cảm thấy: Nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi và tuổi thơ hiện về. Những cảm giác ấy cĩ lẽ bởi:

+ Buổi trưa ở làng quê thường yên tĩnh nên tiếng gà vang lên cĩ thể khua động, làm sống dậy cả khơng gian.

+ Tiếng gà trưa đem lại niềm vui cho con người, niềm vui ấy đã giúp người lính quên đi, nguơi đi nỗi vất vả.

+ Tuổi thơ của người lính cĩ nhiều kỉ niệm gắn liền với tiếng gà.

- Điệp từ nghe được lặp lại 3 lần liên tiếp. Từ nghe chính là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Khơng phải là nhìn thấy, cảm thấy, nhớ về mà là nghe thấy những cảm xúc của chính mình.

2) Tiếng gà trưa “gọi về tuổi thơ” và tình bà cháu ở người chiến sĩ - Những kỉ niệm tuổi thơ:

+ Ổ rơm quen thuộc đầy ắp những quả trứng hồng trịn trịa. Những con gà mái mơ, mái vàng đẹp, rự rỡ, ĩng ả. Một bức tranh đẹp, rực rỡ nhiều sắc màu.

- Gợi tả vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hịa bình dị nơi làng quê

+ Tiếng gọi được lặp lại biểu đạt một tình cảm nồng hậu gần gũi thân thương. Điệp từ “này” như một sự giới thiệu đầy hồ hởi vui sướng, hân hoan

+ Nhiều kỷ niệm về tình bà cháu đã hiện về như: lời bà mắng cháu, cách bà chăm chút từng quả trứng, nỗi lo lắng của bà và niềm vui của cháu.

+ Bà mắng cháu khơng phải vì giận mà là mắng yêu, vì muốn sau này cháu mình xinh đẹp, được hạnh phúc. Một chi tiết nhỏ nhưng đã thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu của bà dành cho cháu.

+ Một người bà nơng thơn chịu thương chịu khĩ. Bà chắt chiu từng quả trứng cũng đồng nghĩa với việc chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống cịn nhiều vất vả lo toan. Một nỗi lo chân thật trong cuộc sống cịn nhiều khĩ khăn thiếu thốn. Nĩ thể hiện tình yêu thương giản dị, thầm lặng của những người bà nơi quê hương.

+ Một người bà tần tảo, chắt chiu, dành trọn tình yêu thương cho con cháu. + Tuổi thơ trong sáng hồn nhiên thường gắn với những niềm vui bé nhỏ, đơn sơ. Người cháu vui khơng chỉ vì được quần áo mới mà cịn bởi cảm nhận được tình cảm ấm áp mà bà dành cho. Hơn nữa, niềm vui ấy cịn được tạo ra từ bao lo toan, cần kiệm chắt chiu của bà. Vì vậy mà niềm vui bình dị nhưng cũng thật thiêng liêng.

Đĩ là những tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt. Đĩ cịn là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, tình cảm cội nguồn khơng thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người.

3) Tiếng gà trưa gợi những suy tư trong lịng tác giả. - Suy tư về hạnh phúc

+ Đây là âm thanh bình dị của làng quê, đem lại những niềm vui, những yêu thương cho con người. Tiếng gà trưa gắn với ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống yên bình, no ấm. Tiếng gà trưa cịn đánh thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương. Vì vậy mà tiếng gà trưa đã thực sự đem lại niềm hạnh phúc cho con người.

+ Tiếng gà trưa cịn mang niềm hạnh phúc vào tận giấc ngủ của người cháu. Hình ảnh: giấc ngủ hồng sắc trứng gợi một giấc ngủ bình yên chứa đựng giấc mơ về hạnh phúc bé nhỏ, giản dị, về những điều tốt lành.

- Suy tư về cuộc chiến đấu hơm nay.

+ Người chiến sĩ suy tư về mục đích của cuộc chiến đấu. Hàng loạt từ “vì”

đứng đầu câu thơ đã nĩi rõ điều đĩ. Nĩ khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn về mục đích chiến đấu hết sức cao cả (Vì lịng yêu Tổ quốc) nhưng cũng hết sức bình thường (Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ).

+ Tiếng gà và ổ trứng là biểu tượng cho những điều bình di, chân thật, cho cuộc sống thanh bình, là niềm vui, là niềm hạnh phúc của một vùng quê. Cuộc chiến đấu hơm nay cịn thêm một ý nghĩa nữa. Đĩ là bảo vệ cho những niềm hạnh phúc bình dị, chân thật. Đĩ là những suy tư thật cao cả, thiêng thiêng.

* Về phương pháp dạy học: Chúng tơi sẽ dùng một hệ thống lời gợi dẫn để dẫn dắt học sinh phát hiện, khám phá các nội dung trên bằng các hoạt động bên trong: Tưởng tượng, liên tưởng, suy nghĩ và giãi bày những cảm nhận riêng của mình.

CHƯƠNG III THIẾT KẾ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN

CHỐNG MỸ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC

Ở luận văn này, Chương I đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài; Chương II đã đưa ra định hướng dạy học những bài thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước được đưa vào chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn bậc trung học. Đến chương III này, luận văn tiếp tục làm rõ ý tưởng ở trên bằng một số thiết kế dạy học thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)