Tôm giống

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 60 - 62)

L ời cảm ơn

3.2.2.3 Tôm giống

Nguồn giống đưa vào ương nâng cấp hoàn toàn khai thác từ tự nhiên. Theo kết qủa điều tra, có 77,2% số hộ chỉ ương giống khai thác từ vùng biển của địa phương, 22,9% hộ ương tôm giống khai thác tại đia phương và từ vùng khác mang tới.

Bảng 3. 10: Nguồn tôm giống đưa vào ương nâng cấp (n=35)

Nguồn giống Số hộ Tỷ lệ (%)

Tự hai thác và mua trực tiếp của ngư dân trong vùng 12 34,3 Mua giống khai thác tại địa phương thông qua chủ lậu 15 42,9 Mua giống khai thác ở địa phương và vùng khác thông

qua chủ lậu.

8 22,9

Theo kinh nghiệm của người dân, tôm giống khai thác tại địa phương đưa vào ương có tỷ lệ sống cao hơn tôm mua từ tỉnh khác về. Nguyên nhân, có thể do khả năng tương ứng về môi trường giữa vùng nuôi và vùng khai thác, tôm con không bị sốc nhiệt độ hay độ mặn, hoặc do thời gian lưu giữ và vận chuyển tôm giống trong địa bàn tỉnh ngắn nên tôm con khỏe, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao hơn.

Hình 3. 10: Bè ương tôm giống (A), lồng tròn treo trên bè (B)

Khi tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các hộ ương nâng cấp tôm hùm giống gặp phải trong quá trình mua tôm giống chúng tôi thu được kết qủa sau:

Bảng 3. 11: Khó khăn trong quá trình mua giống (n=35)

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ ( %)

Giá con giống cao 18 51,4

Số lượng con giống không đủ 12 34,3

Chất lượng con giống kém 5 14,3

Khó khăn lớn nhất của các hộ ương nuôi nâng cấp hiện nay là giá con giống cao (51,4%); tiếp đến là con giống khan hiếm, số lượng con giống không đủ (34,3%). Do đó, người ương phải đặt mua con giống trước nhiều ngày và không có cơ hội để lựa chọn những con giống tốt nhất. Kết qủa điều tra cho thấy, có tới 14,3% số hộ ương mua phải con giống kém chất lượng.

Bên cạnh những khó khăn trên, nguồn giống tôm hùm của tỉnh Khánh Hòa có nhiều ưu điểm. Phần lớn con giống đưa vào ương nâng cấp được khai thác từ vùng biển của địa phương. Khánh Hòa là một trong 3 tỉnh có số lượng con giống khai thác nhiều nhất [24]. Do đó, gần như không có sự sai khác về môi trường lồng ương với môi trường vùng biển khai thác. Con giống có khả năng thích nghi ngay, ít bị sốc, tỷ lệ hao hụt do bị sốc môi trường khi mới thả là thấp, có hộ ương đạt tỷ lệ sống 90-95%. Một ưu thế khác, Vùng biển Khánh Hòa có nhiều bãi ngang (khu vựcĐầm Nha Phu, Bãi Tiên - Đường Đệ, Bãi Dài) thuận tiện cho việc đặt bẫy khai thác. Do đó, số lượng con giống khai thác bằng các hình thức bẫy có kích thước lớn, sức khỏe tốt, thích nghi nhanh với môi trường nuôi nhốt khá cao.

Tuy nhiên, những ưu điểm trên không được trọn vẹn vì trình độ kỹ thuật lưu giữ và vận chuyển con giống của cả người khai thác và người thu mua chưa cao. Người khai thác tôm giống bằng bẫy thường lưu giữ tôm giống trong chai nhựa 1,0-1,5 lít trong khoảng 4-5 tiếng không sục oxy. Tiếp đến,

tôm giống có thể được luân chuyển qua nhiều chủ thu mua mới đến tay người ương. Quá trình vận chuyển giống với số lượng ít giữa các chủ thu mua gần nhau cũng không đảm bảo chất lượng. Hộ thu mua nhỏ đưa tôm vào chai nhựa hoặc tô, thau nhỏ không có sục khí vận chuyển chúng tới các chủ thu mua lớn. Chính các quá trình này đã làm giảm chất lượng của con giống.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)