L ời cảm ơn
3.2.1.3 Trình độ chuyên môn của người ương nâng cấp tôm hùm giống
Theo kết quả điều tra, 97,1% ngư dân tham gia ương nâng cấp tôm hùm giốngkhông qua đào tạo chuyên môn. Họ ương theo kinh nghiệm đã tích lũy được hoặc học hỏi kinh nghiệm của các hộ ương trong vùng. Do vậy, kiểu đặt lồng ương, quá trình quản lý và chăm sóc tôm giống, thời điểm bắt đầu cho tôm ăn, số lần cho tôm ăn trong ngày của các ngư dân trong một vùng là tương đối giống nhau: Ở khu vực Đường Đệ - Vĩnh Hòa, ngư dân thường ương tôm trong lồng tròn, sau từ 1-3 ngày thả ương tôm trắng bắt đầu cho tôm ăn; ngư
Hình 3. 7: Trình độ học vấn của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống (n=35)
11.4%
42.9% 31.4%
14.3%
trắng từ 1-3 ngày bắt đầu cho tôm ăn; trong khi đó, ngư dân khu vực xã Đại Lãnh, Vạn Thạnh ương tôm trong lồng chìm hoặc lồng vuông treo ở bè, nhưng sau 5-7 ngày thả ương tôm trắng mới bắt đầu cho tôm ăn.
Đồng thời, người ương tôm giống không qua đào tạo chuyên môn đã phần nào làm hạn chế khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, nhận thức về việc sử dụng hiệu quả nguồn lợi tôm hùm ngoài tự nhiên, cũng như tìm hiểu và xác định những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của quá trình ương nâng cấp tôm giống. Có tới 60% hộ ương tôm giống được điều tra cho rằng, tỷ lệ sống của tôm ương phụ thuộc vào con nước, nguồn gốc khai thác cũng như kích thước con giống đưa vào ương không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm ương. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Võ Văn Nha (2007) chỉ ra, hình thức đánh bắt khác nhau có tác động tới sức khỏe của tôm nuôi từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi. Sau 60 ngày ương nuôi tôm có kích thước và nguồn gốc khai thác khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau: tôm giống khai thác bằng hình thức lưới mành có tỷ lệ sống thấp nhất 69,3%; tôm giống khai thác bằng bẫy có tỷ lệ sống 76%; tôm giống khai thác bằng hình thức lặn có tỷ lệ sống cao nhất 88%.