Thành phần loài và kích cỡ tôm hùm khai thác được

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 49 - 115)

L ời cảm ơn

3.1.5 Thành phần loài và kích cỡ tôm hùm khai thác được

3.1.5.1 Thành phần loài

Theo kết quả điều tra, ngư dân đều khai thác được nhiều loài tôm hùm khác nhau: tôm hùm bông (P. ornatus), tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni) và tôm hùm đỏ(P. longipes). Trong đó, tôm hùm sỏi và tôm hùm đỏ có giá trị thấp hơn rất nhiều so với tôm hùm bông và tôm hùm đá, nên họ chỉ chú tâm khai thác tôm hùm bông và tôm hùm đá. Tỷ lệ khai thác của hai loài tôm này thay đổi theo các tháng trong mùa vụ khai thác. Theo kinh nghiệm khai thác của ngư dân lâu năm thì đầu vụ (cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch) tôm hùm xanh thường xuất hiện nhiều hơn tôm hùm bông, vào những tháng chính vụ tôm hùm bông xuất hiện nhiều hơn. Trung bình toàn vụ tôm hùm bông chiếm khoảng 71%, tôm hùm đá chiếm 29%. Tuy nhiên, giá trị của tôm hùm đá chỉ bằng 1/5 tôm hùm bông nên ngư dân thường ít để ý tới việc tính chính xác số lượng con giống tôm hùm đá khai thác được. Vì vậy, tỷ lệ tôm hùm đá theo kết quả điều tra có thể thấp hơn so với thực tế đánh bắt.

3.1.5.2 Kích cỡ tôm hùm khai thác

Kích cỡ con giống bắt được có sự sai khác giữa các hình thức khác. Khai thác bằng mành hoặc sâm, ngư dân sử dụng lưới có cỡ mắt nhỏ (2a ≤ 5 mm), bắt được con giống cỡ nhỏ đồng đều có chiều dài giáp đầu ngực từ 7÷8 mm, 100% con giống có màu trắng hoặc trắng hồng. Nhử tôm bằng bẫy bắt được con giống có kích cỡ lớn hơn: 95% tôm giống có màu trắng hồng và 5% tôm con có màu sắc gần giống tôm trưởng thành. Hình thức lặn khai thác được con giống có kích

thước đa dạng nhất từ tôm trắng hồng, tôm ”bọ cạp” đến tôm giống có kích thước lớn hơn kể cả tôm trưởng thành hoặc đang mang trứng.

Hiện nay, nhà nước mới có quy định về kích cỡ khai thác tôm thương phẩm, chưa có quy định cụ thể về kích thước tôm giống. Do đó, ngư dân khai thác tất cả kích thước tôm giống, từ những con giống có kích thước nhỏ ở giai đoạn ấu trùng (Puerulus) đến tôm con (Juvenile). Con giống ở giai đoan ấu trùng Puerulus dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ học, lý học như: xây xát do va chạm với lưới, dập mình do bị nhiều lớp lưới đè lên, nổ mắt do sức nóng của đèn chiếu sáng. Vì vậy, tôm thường có sức đề kháng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi các yếu tố môi trường, nên khi đưa vào ương, nuôi tỷ lệ sống thấp và khả năng chống chịu bệnh tật là không cao. Chính điều này, đã làm giảm hiệu quả của việc sử dụng nguồn lợi từ tự nhiên.

3.1.6 Số lượng con giống khai thác được

3.1.6.1 Số lượng con giống khai thác trên một tàu

Từ năm 2007 – 2010, trung bình số lượng con giống khai trên một thuyền ở tất cả các vùng biển trong tỉnh đều có xu hướng giảm. Theo kết qủa điều tra, 64% ngư dân cho rằng nguyên nhân của vấn đề này là do tác động của điều kiện thời tiết. Vụ khai thác tôm giống năm 2007-2008 được mùa (trung bình mỗi tàu trong tỉnh khai thác được 694 con/vụ gấp 1,5 lần so với năm 2008- 2009, 5 lần so với năm 2009-2010), vì thời tiết năm 2007 khá bất thường, biển

Hình 3. 5: A Cỡ tôm “trắng”, B cỡ tôm đen “tôm bọ cạp”

ương,năm 2007 có12 xoáy thuận nhiệt đới trong đó có 7 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông, thấp hơn trung bình trung khoảng 1 cơn. Nhưng số áp thấp nhiệt đới và bão ảnh hưởng đến Việt Nam là 9 cơn, cao hơn trung bình trung gần 2 cơn. Riêng tháng 10 và tháng 11 có tới 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực biển miền trung, gây sóng lớn. Đây có thể là yếu tố đưa nguồn tôm giống của khu vực Biển Đông dồn vào vùng biển nước ta bởi vì sự phát tán của ấu trùng tôm hùm phụ thuộc nhiều vào sóng biển và dòng chảy của hải lưu.

Vụ khai thác tôm giống năm 2009-2010, trung bình số lượng con giống khai thác/tàu thấp (141 con), do thời tiết ôn hòa, biển động không mạnh, dòng chảy yếu.

Bảng 3.7: Trung bình số lượng tôm hùm giống khai thác

được/thuyền/năm tại mỗi vùng biển từ 2007 – 2010

Địa Điểm Năm Đại Lãnh- Đầm Môn Đầm Nha Phu- Vịnh Nha Trang

Bãi Dài Trung bình

2007-2008 840±294a 676±245a 281±118a 694±317a

2008-2009 568±253b 418±156b 188±52b 455±239b

2009-2010 169±70c 125±41c 94±23c 141±62c

(Số liệu trình bầy là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, trong cùng một cột các số khác nhau là sai số có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05)

Số lượng tôm hùm giống bình quân khai thác trên một thuyền từ năm 2007-2010 tại các vùng biển có sự khác nhau khá rõ. Trong đó, số lượng con giống khai thác của các thuyền ở vùng biển Đại Lãnh – Đầm Môn là cao nhất (trung bình 526 con/thuyền), tiếp đến là ở vùng biển Đầm Nha Phu-Vịnh Nha Trang (trung bình 406 con/thuyền), vùng biển Bãi Dài là thấp nhất (188 con/thuyền).

Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng con giống khai thác trên một tàu cho thấy, số con giống khai thác được trên mỗi tàu không phụ thuộc vào công suất tàu và diện tích lưới. Do đó, nguyên nhân chính của sự sai khác về số lượng con giống đánh bắt được trên mỗi tàu ở các vùng biển khác nhau có thể là sự phân bố không đồng đều của nguồn giống tôm hùm ở các vùng biển khác nhau.

3.1.6.2 Số lượng con giống khai thác được trên 100 bẫy

Phương pháp bắt tôm hùm bằng bẫy ở Khánh Hòa khá phổ biến và đa dạng. Do vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích bãi ngang lớn, thuận tiện cho việc đặt bẫy để nhử tôm hùm giống. Mặc dù, ngư dân đã cải tiến, sáng tạo ra nhiều kiểu bẫy khác nhau (bẫy đá, bẫy lọc gỗ, bẫy lưới trủ, bẫy kết hợp (đá, mút, lọc gỗ)) nhưng hiệu quả khai thác bằng bẫy vẫn có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Mùa vụ khai thác năm 2009-2010, trung bình mỗi ngư dân bắt được 8 con/100 bẫy, bằng 36,4% so với năm 2008-2009 (22 con/100 bẫy) và chỉ bằng 26,6% so với năm 2007-2008 (30 con/100 bẫy).

Hình 3. 6: Bình quân số lượng tôm hùm giống khai thác/tàu tại các vùng biển từ năm 2007-2010 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Đại Lãnh - Đầm Môn Đầm Nha Phu -Vịnh Nha Trang Bãi Dài

Vùng biển S l ư n g c o n g iố n g ( c o n )

Bảng 3.8 : Bình quân số lượng tôm giống khai thác/100 bẫy/năm tại các vùng biển khác nhau từ năm 2007 – 2010 Địa Điểm Năm Đại Lãnh- Đầm Môn Đầm Nha Phu- Vịnh Nha Trang

Bãi Dài Toàn tỉnh

2007-2008 39±3a 27±15a 32± 15 30 ± 14

2008-2009 30±5b 17±6b 27± 9b 22±8b

2009-2010 11±2c 6±2c 9± 3c 8±3c

(Số liệu trình bầy là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, trong cùng một cột các số khác nhau là sai số có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Bình quân số lượng con giống khai thác được/100 bẫy có sự khác biệt giữa các vùng biển khác nhau. Bởi vì, hiệu quả của việc khai thác bằng bẫy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại bẫy, mật độ đặt bẫy, chu kỳ kéo bẫy kiểm tra, nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự phân bố tôm hùm giống không đồng đều giữa các vùng biển. Số lượng con giống khai thác được/100 bẫy/năm từ 2007-2010 ở vùng biển Đại Lãnh-Đầm Môn luôn cao nhất. Có thể do, tôm giống phân bố nhiều ở vùng biển này kết hợp với số lượng ngư dân đặt bẫy bắt tôm ít, mật độ bẫy thưa dẫn đến hiệu quả nhử tôm của một bẫy cao. Trong khi đó, số lượng ngư dân vùng Đầm Nha Phu- Vịnh Nha Trang khai thác bằng bẫy lớn, mật độ thả bẫy dày (bẫy được thả từ ven bờ tới cách xa bờ vài nghìn mét), nên hiệu quả nhử tôm của bẫy luôn thấp nhất.

3.1.6.3 Lặn Bắt

Số lượng con giống khai thác được bằng hình thức lặn bắt thường thấp. Trung bình từ năm 2007-2010, mỗi tàu chuyên lặn bắt chỉ bắt được 115 con/năm bằng 26,7% so với tàu khai thác bằng mành hoặc sâm (430 con/tàu/năm). Số lượng con giống bắt được mỗi năm cũng giảm đáng kể: vụ khai thác năm 2009-2010 trung bình mỗi tàu bắt được 53 con bằng 46,8% so với năm 2008-2009 (113 con/tàu) và 29,6% so với năm 2007-2008 (179 con/tàu). Kết quả này có thể là hậu quả của việc khai thác triết để nguồn giống từ nhiều năm nay.

3.2 Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống

3.2.1. Những thông tin về chủ hộ ương tôm

3.2.1.1 Cấu trúc tuổi của chủ hộ

Tuổi trung bình của 35 ngư dân làm nghề ương nâng cấp tôm hùm giống được điều tra là 43,5 tuổi. Độ tuổi của người ương tôm dao động từ 25 ÷ 61 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi có duy nhất một người (2,9%), từ 30÷55 tuổi có số lượng lớn nhất 30 người (85,7%), trên 55 tuổi có 4 người (11,4%).

Kết quả điều tra, chỉ có 2,9% người ương tôm giống nhỏ hơn 30 tuổi, điều này cho thấy thanh niên của tỉnh Khánh Hòa ít tham gia vào nghề ương nâng cấp tôm hùm giống. Vì đây là nghề đòi hỏi sự cẩn thận từ khâu chọn con giống đến chuẩn bị thức ăn và chăm sóc tôm. Thêm vào đó, nghề ương tôm hùm giống đỏi hỏi nhiều vốn và có bề dầy kinh nghiệm. Tuy nhiên, số người lớn tuổi (trên 55 tuổi) có vốn và kinh nghiệm tham gia ương nâng cấp tôm giống cũng rất thấp (11,4%). Do nghề này yêu cầu người tham gia có sức khỏe tốt, chịu đựng được nắng, gió và sóng biển.

Ngư dân trong độ tuổi trung niên từ 30 ÷ 55 tuổi chiếm 85,7 % là lực lượng chủ đạo trong nghề ương nâng cấp tôm hùm. Họ hội tụ đủ các yếu tố cân thiết của nghề ương nâng cấp tôm hùm giống: có kinh nghiệm, kiên chì, cẩn thận, chịu khó, có tiềm lực kinh tế để đầu tư làm lồng bè, mua con giống và có sức khỏe tốt.

Bảng 3. 9: Phân bố độ tuổi của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống

STT Chỉ tiêu Tổng thể 1 Tuổi trung bình 43,5 2 Khoảng dao động 27÷61 3 Phân bố (n=35) Dưới 30 tuổi Từ 30-55 tuổi Trên 55 tuôi 2,9% 85,7% 11,4%

3.2.1.2 Trình độ học vấn của người ương nâng cấp tôm hùm giống

Ngư dân tham gia ương nâng cấp tôm hùm có trình độ văn hóa thấp, tiểu học là 42,9%, trung học cơ sở là 31,4%, có tới 11,4% không đi học, hầu hết số ngư dân không đi học đều sống ở thôn Ninh Đảo (đây là một thôn đảo) của xã Vạn Thạnh. Trình độ văn hóa thấpảnh hưởng tới khả năng tư duy, sự tiếp nhận kỹ thuật ương nâng cấp tôm giống cũng như ý thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh khu vực ương nuôi. Trong điều kiện, số lượng hộ ương nâng cấp ít và không tập trung, các lớp tập huấn về kỹ thuật ương nâng cấp của Trung tâm Khuyến ngư chưa có (hiện nay, Trung tâm Khuyến ngư tập trung chủ yếu vào việc tập huấn kỹ thuật và phương pháp phòng bệnh trong nuôi thương phẩm tôm hùm lồng), trình độ văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin về kỹ thuật ương tôm giống thông qua sách, báo, tài liệu khuyến ngư, giúp ngư dân nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống.

3.2.1.3 Trình độ chuyên môn của người ương nâng cấp tôm hùm giống

Theo kết quả điều tra, 97,1% ngư dân tham gia ương nâng cấp tôm hùm giốngkhông qua đào tạo chuyên môn. Họ ương theo kinh nghiệm đã tích lũy được hoặc học hỏi kinh nghiệm của các hộ ương trong vùng. Do vậy, kiểu đặt lồng ương, quá trình quản lý và chăm sóc tôm giống, thời điểm bắt đầu cho tôm ăn, số lần cho tôm ăn trong ngày của các ngư dân trong một vùng là tương đối giống nhau: Ở khu vực Đường Đệ - Vĩnh Hòa, ngư dân thường ương tôm trong lồng tròn, sau từ 1-3 ngày thả ương tôm trắng bắt đầu cho tôm ăn; ngư

Hình 3. 7: Trình độ học vấn của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống (n=35)

11.4%

42.9% 31.4%

14.3%

trắng từ 1-3 ngày bắt đầu cho tôm ăn; trong khi đó, ngư dân khu vực xã Đại Lãnh, Vạn Thạnh ương tôm trong lồng chìm hoặc lồng vuông treo ở bè, nhưng sau 5-7 ngày thả ương tôm trắng mới bắt đầu cho tôm ăn.

Đồng thời, người ương tôm giống không qua đào tạo chuyên môn đã phần nào làm hạn chế khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, nhận thức về việc sử dụng hiệu quả nguồn lợi tôm hùm ngoài tự nhiên, cũng như tìm hiểu và xác định những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của quá trình ương nâng cấp tôm giống. Có tới 60% hộ ương tôm giống được điều tra cho rằng, tỷ lệ sống của tôm ương phụ thuộc vào con nước, nguồn gốc khai thác cũng như kích thước con giống đưa vào ương không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm ương. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Võ Văn Nha (2007) chỉ ra, hình thức đánh bắt khác nhau có tác động tới sức khỏe của tôm nuôi từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi. Sau 60 ngày ương nuôi tôm có kích thước và nguồn gốc khai thác khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau: tôm giống khai thác bằng hình thức lưới mành có tỷ lệ sống thấp nhất 69,3%; tôm giống khai thác bằng bẫy có tỷ lệ sống 76%; tôm giống khai thác bằng hình thức lặn có tỷ lệ sống cao nhất 88%.

3.2.1.4 Thời gian làm nghề ương nâng cấp tôm hùm giống

Số năm kinh nghiệm của người ương nâng cấp tôm hùm giống dao

Hình 3. 8: Trình độ chuyên môn của hộ ương nâng cấp tôm giống

97.1% 2.9%

0.0% 0.0%

năm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%); những người ương có kinh nghiệm trên 10 năm chỉ chiếm 14,3%.

Kết quả điều tra cho thấy, hàng năm số ngư dân mới tham gia vào nghề ương nâng cấp tôm hùm giống ít. Đặc biệt, năm 2009 -2010 không có ngư dân mới gia nhập nghề ương nâng cấp tôm hùm giống. Do nghề này đòi hỏi người ương phải có kinh nghiệm và nhiều vốn. Hơn nữa, những năm gần đây, số lượng con giống khai thác ngoài tự nhiên suy giảm, giá con giống tăng cao, người mới vào nghề hoặc có ý định tham gia ương giống ngại đầu tư, họ thường chuyển hướng nuôi đối tượng khác. Đây chính là dấu hiệu không tốt đối với nghề nuôi tôm hùm lồng. Bởi lẽ, trong điều kiện chúng ta chưa cho tôm hùm sinh sản nhân tạo được, nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng suy giảm thì việc phát triển ương nâng cấp tôm hùm giống từ ấu trùng, hậu ấu trùng Puerulus, tôm con lên cỡ giống lớn hơn, có sức khỏe tốt, dễ thích nghi với điều kiện nuôi lồng, tăng tỷ lệ sống khi đưa vào nuôi thương phẩm là giải pháp hữu hiệu nhất để sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tôm hùm giống.

3.2.2. Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống3.2.2.1 Địa điểm ương nâng cấp 3.2.2.1 Địa điểm ương nâng cấp

Do đặc tính sống của tôm con nên chỉ có một số vùng vịnh ít chịu ảnh hưởng của sóng gió nhưng lại có dòng triều và dòng chảy đáy mạnh mới có thể dễ dàng ương nuôi tôm hùm con đạt tỷ lệ sống cao và nhanh lớn [6]. Do đó, một số vùng biển thích hợp cho việc nuôi tôm hùm thương phẩm nhưng lại không phù hợp đối với ương nâng cấp tôm hùm giống. Ở Khánh Hòa tôm hùm

Hình 3. 9: Số năm kinh nghiệm ương nâng cấp tôm hùm giống

28.6%

57.1% 14.3%

con được ương nâng cấp chủ yếu tại các khu vực sau: vùng biển Đường Đệ - phường Vĩnh Hòa, vùng biển Đầm Nha Phu thuộc thôn Cát Lợi –xã Lương Sơn; thôn Tân Thành, Ngọc Diêm –xã Ninh Ích; vùng biển Đại Lãnh – Đầm

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 49 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)