Sự tác động của khai thác giống đến nguồn lợi tôm hùm

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 69 - 115)

L ời cảm ơn

3.3.1Sự tác động của khai thác giống đến nguồn lợi tôm hùm

Mỗi một hình thức khai thác mành, sâm, bẫy, lặn đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tất cả các hình thức khai thác này đã tạo nên một chu kì khép kín, khai thác triệt để tôm hùm giống từ giai đoạn ấu trùng Puerulus đến tôm trưởng thành. Khi ấu trùng Puerulus mới xuất hiện ở ngoài cửa vịnh, đầm đã bị đánh bắt bằng lưới mành kết hợp với đèn chiếu sáng để nhử tôm, những con di chuyển được vào gần bờ thì mắc phải đủ các loại bẫy (lọc, đá san hộ, lưới trủ, mút), một số ít thoát khỏi lưới mành, bẫy thì bị ngư dân lặn bắt gần như quanh năm.

Khai thác bằng lưới mành đạt được số lượng con giống lớn, cỡ giống đồng đều nhưng có tỷ lệ tôm chết cao (1,2%). Thêm vào đó, lưới mành, sâm có kích thước mắt lưới nhỏ (2a ≤ 5mm) bắt được tôm con ở giai đoạn Puerulus, chất lượng con giống không cao, kết hợp với phương thức lưu giữ và vận chuyển không đúng kỹ thuật đã làm tôm giống yếu đi và bị chết nhiều khi đưa vào ương. Mặt khác, những con giống không đảm bảo chất lượng đưa vào nuôi thương phẩm thường hay bị bệnh, nên có tỷ lệ hao hụt lớn trong quá trình nuôi. Do đó, ngư dân hay thả ương nuôi với mật độ cao hơn khuyến cáo của các nhà kỹ thuật để tránh lãng phí lồng bè. Chính điều này làm cho nhu cầu con giống của người ương luôn cao hơn thực tế, đẩy giá bán con giống tăng, kích thích ngư dân khai thác tìm mọi cách để bắt được càng nhiều tôm hùm giống càng tốt mà không quan tâm đến chất lượng con giống. Kết qủa đã làm lãng phí một số lượng lớn tôm hùm giống, tác động làm suy giảm số lượng cá thể trong quần thể tôm hùm ở tất cả các giai đoạn sống, từ giai đoạn ấu trùng Puerulus đến giai đoạn trưởng thành. Do mỗi một giai đoạn sống của tôm hùm gắn với một điều

Các hình thức khai thác không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng con giống mà còn ảnh hưởng tới sinh cảnh đáy biển bao gồm cả rạn ngầm, vùng đáy sỏi, rạn san hô, thảm cỏ biển, bọt biển là nơi cư trú và phát triển tốt của các loài thủy sản sống đáy, đặc biệt là đối với tôm hùm ở giai đoạn tôm con (Juvenile). Mức độ tác động của mỗi hình thức khai thác có khác nhau: lưới mành nằm sát đáy suốt đêm cộng thêm 4 neo cố định lưới và thuyền làm cho nền đáy bị tác động rất lớn; bẫy đá, lọc, lưới trủ, mút thả trong nước suốt vụ khai thác từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau, có thể tạo hình thức bẫy giả khi các bẫy bị đứt mất hoặc thải bỏ ra biển khi không còn sử dụng; hình thức lặn ảnh hưởng rất lớn tới hệ sinh thái san hô do tác động cơ học, làm biến đổi nơi cư trú của tôm hùm. Đặc biệt, khi ngư dân sử dụng thuốc gây mê để bắt tôm, gây tác động hóa học có thể làm chết sinh vật tầng đáy hoặc làm giảm tốt độ sinh trưởng và phát triển của chúng.

3.3.1.2 Cường độ khai thác

Hoạt động khai thác của tất cả các hình thức diễn ra cường độ cao vào mùa tôm hùm giống xuất hiện. Trung bình các hộ khai thác mành khai thác 23,7 ngày/tháng, ngư dân khai thác bằng bẫy họat động 27 ngày/ tháng, ngư dân chuyên lặn bắt tôm tiến hành 18 ngày/tháng. Khai thác triệt để nguồn tôm giống đã và đang gây nên hiện tượng suy giảm số lượng cá thể trong quần thể từ đó ảnh hưởng tới sản lượng và năng suất khai thác. Thực tế cho thấy, số lượng con giống tôm hùm khai thác được trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh. Mùa vụ khai thác giống năm 2009-2010, trung bình mỗi tàu chỉ khai thác được 141 con tôm giống bằng 1/3 so với năm 2008-2009 (455 con) và chỉ bằng 1/5 so với năm 2007-2008 (694 con). Tương tự, bình quân số lượng con giống khai thác được /100 bẫy trong mùa vụ khai thác năm 2009-2010 là 8 con, bằng 36,4% so với năm 2008-2009 (22 con/100 bẫy), 26,6% so vớinăm 2007-2008 (30 con/100 bẫy).

3.3.1.3 Thành phần loài và kích cỡ tôm khai thác

Theo kết quả điều tra và tìm hiểu thực tế cho thấy, ngư dân chỉ bắt chính hai loài tôm hùm bông (tôm hùm sao) và tôm hùm xanh (tôm hùm đá), do chúng có giá bán cao. Điều này, đã làm mất cân bằng số lượng mỗi loài

chưa đến tuổi trưởng thành dẫn tới suy giảm nguồn giống bổ sung vào quần thể tôm hùm trưởng thành trong tự nhiên, làm giảm khả năng tái sản xuất thế hệ mới của quần thể.

Mặc dù, ngư dân chỉ bắt tôm hùm bông và tôm hùm xanh nhưng nguồn lợi của nhiều loài tôm hùm khác bị ảnh hưởng. Trong quá trình khai thác bằng lưới mành, sâm (có cỡ mắt lưới 2a ≤ 5 mm) thì nhiều loài tôm khác nhau cũng bị mắc vào lưới. Ngoài hai loài tôm chính tôm hùm bông và hùm xanh được ngư dân bắtđể làm giống, phần lớn các loài còn lại được ngư dân thu gom như nguồn cá tạp để sử dụng với mục đích khác nhau. Một số con được ngư dân thả lại biển nhưng cũng bị ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị chết do lưới đè, sự bất cẩn của người khai thác trong quá trình tìm kiếm tôm hùm bông và hùm xanh. Do đó, nguồn lợi của các loài tôm khác cũng bị ảnh hưởng.

Kích thước tôm hùm khai thác được bằng hình thức lưới mành là rất nhỏ. Một trăm phần trăm tôm hùm giống có màu trắng hoặc trắng hồng, chúng có thể còn ở giai đoạn ấu trùng hoặc hậu ấu trùng Puerulus, có sức đề kháng kém, nhạy cảm đối với những biến đổi của môi trường khi đưa vào ương nên tỷ lệ sống và khả năng chống chịu bệnh tật không cao. Theo kết quả điều tra cho thấy, có tới 60% hộ cho rằng tôm giống hao hụt nhiều trong vòng 15 ngày đầu thả nuôi. Thời gian này, tôm trải qua quá trình chuyển giai đoạn thì sự hao hụt về số lượng là khó tránh khỏi và tỷ lệ chết cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố quyết định vẫn là chất lượng con giống. Do vậy, việc khai thác tôm giống còn quá nhỏ, có sức đề kháng kém có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lãng phí số lượng không nhỏ con giống tôm hùm.

3.3.2 Sự tác động của quá trình ương nâng cấp đến nguồn lợi tôm hùm

Quá trình ương nâng cấp tôm giống từ giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng Puerulus, tôm con lên con giống có kích cỡ lớn hơn đã và đang góp phần làm tăng tỷ lệ sống của tôm hùm con. Con giống ngoài tự nhiên khi đưa vào ương nâng cấp được chăm sóc cẩn thận, cung cấp đầy đủ thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao (giáp xác, nhuyễn thể). Trong lồng ương, chúng không phải cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với các loài khác như ở ngoài tự

nhiên. Đặc biệt, chúng không bị các loài ăn thịt ngoài tự nhiên tấn công. Do đó, quá trình ương nâng cấp tôm hùm giống đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn giống khai thác từ tự nhiên.

Tuy nhiên, không phải vùng biển nào cũng có thể đặt lồng ương nâng cấp tôm hùm giống. Một số vũng, vịnh có dòng triều và dòng chảy mạnh mới có khả năng ương tôm hùm con đạt tỷ lệ sống cao và nhanh lớn [6]. Ngược lại, những vùng biển kín gió, có dòng chảy yếu, nước trao đổi kém thuận lợi cho việc lắp đặt công trình nuôi thương phẩm (lồng, bè) nhưng không thích hợp cho việc ương tôm giống. Con giống ương ở khu vực này thường có tỷ lệ hao hụt cao, chậm lớn. Do đó, việc lựa chọn vùng ương nâng cấp tôm hùm là khâu quan trọng để nâng cao tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của con giống. Nhiều ngư dân đưa hậu ấu trùng Puerulus vào ương trong giai ở lồng, bè nuôi thương phẩm đặt ở vùng biển kín gió, nước trao đổi kém đã làm giảm tỷ lệ sống của tôm con. Điều này có thể làm giảm hiệu qủa sử dụng con giống ngay từ giai đoạn ương nâng cấp.

3.3.3 Đề xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn giống tôm hùm

Qua phân tích tác động của hiện trạng khai thác, ương nâng cấp đến nguồn lợi tôm hùm giống chúng tôi đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững nguồn giống tôm hùm:

3.3.3.1 Giải pháp về kỹ thuật

Đối với khai thác

Để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lợi tôm hùm giống thì quá trình khai thác, lưu giữ và vận chuyển con giống đúng kỹ thuật và đạt tỷ lệ sống cao là những vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm:

Quá trình khai thác

- Đối với khai thác bằng mành

Ngư dân cần thao tác nhanh, cẩn thận tránh làm tôm bị xây xát mạnh, làm giảm sức đề kháng của tôm.

Không sử dụng lưới mành có kích thước mắt lưới nhỏ (2a ≤ 5 mm), nên sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới lớn hơn đảm bảo tôm giống khai thác

được có chiều dài giáp đầu ngực lớn hơn 7-8 mm, có sức khỏe tốt, khi đưa vào ương đạt tỷ lệ sống cao.

Ngư dân nên giăng lưới bẫy tôm ở vùng nước trong sạch, không khai thác tôm giống bằng mành ở vùng nước có độ đục cao. Do lưới mành có kích thước mắt lưới nhỏ khả năng các chất vẩn hữu cơ bám vào lưới rất cao. Khi lưới bị vẩn hữu cơ bám vào đè lên con giống làm tôm giống bị xây xát mạnh, thiếu oxy dẫn tới tỷ lệ chết trong khi khai thác cao. Con giống khai thác được có sức khỏe yếu, khi đưa vào ương có tỷ lệ sống thấp.

- Đối với khai thác bằng bẫy hoặc lặn bắt

Tuyệt đối không sử dụng thuốc gây mê để bắt tôm. Con giống khai thác bằng thuốc gây mê thường yếu, chết rải rác đến hàng loạt ở giai đoạn đầu thả ương [5].

Thu gom toàn bộ bẫy sau mỗi vụ khai thác, tránh tạo bẫy ma làm ảnh

hưởng tới sự phục hồi và phát triển của sinh cảnh nền đáy. - Chọn ngư cụ khai thác hợp lý

Các nhà khoa học cần đi sâu nghiên cứu cải tiến ngư cụ khai thác cho phù hợp, có tính chọn lọc cao nhằm mục địch vừa khai thác hiệu quả vừa bảo vệ được nguồn lợi giống của các loài khác và hệ sinh thái liên quan.

Chính quyền địa phương nên khuyến khích ngư dân chuyển đổi hình thức khai thác bằng mành, sâm sang hình thức khai thác bẫy. Do con giống khai thác bằng bẫy có kích thước lớn hơn khai thác bằng mành. Chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt nên cho tỷ lệ sống cao trong khi ương nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình lưu giữ tôm giống

Hạn chế lưu giữ tôm với mật độ cao và thời gian dài sau khi khai thác. Giảm tối đa thời gian nhốt tôm trong chai nhựa không có sục khí. Ngư dân cần phải che mát cho tôm giống trong suốt thời gian lưu giữ tôm trong thùng xốp hoặc chai nhựa.

Quá trình vận chuyển tôm giống

Tôm giống có kích thước nhỏ, mới khai thác ngoài tự nhiên rất nhạy cảm đối với biến đổi của môi trường như nhiệt độ, độ mặn. Do đó, ngư dân

nên đảm bảo điều kiện vận chuyển tốt nhất: cung cấp đủ oxy và duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian vận chuyển.

Đối với ương nâng cấp:

 Chọn vị trí ương nâng cấp thích hợp. Đây là bước quan trọng đầu tiên của quá trình ương nâng cấp tôm hùm giống. Vị trí ương nâng cấp thích hợp nhất là vùng vịnh ít chịu ảnh hưởng của sóng gió, có nguồn nước trong sạch, lưu thông tốt, không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.

 Chọn con giống khỏe mạnh màu sắc sáng bóng. Tốt nhất là con giống khai thác tại địa phương theo hình thức bẫy hoặc lặn bắt không qua sử dụng bất cứ chất gây mê nào, có thời gian lưu giữ và vận chuyển ngắn. Trước khi thả con giống vào lồng ương cần thuần dưỡng con giống cho quen với điều khiện môi trường khoảng 30 phút.

 Cho tôm giống ăn phối hợp giữa giáp xác và nhuyễn thể với tỷ lệ 3 phần giáp xác + 1 nhuyễn thể. Chọn thức ăn còn tươi, được đánh bắt tại địa phương hoặc các vùng biển không có dịch bệnh. Thường xuyên điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của tôm ương, bảo vệ môi trường ương nâng cấp.

 Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, dọn thức ăn thừa hàng ngày. Đối với các hộ ương bằng lồng treo nên kiểm tra nhiệt độ môi trường nước thường xuyên, điểu chỉnh độ sâu của lồng nuôi cho phù hợp tránh để tôm bị sốc. Uơng trong giai cần sử dụng lưới hoặc bạt để che mát cho tôm con.

 Thu gom rác thải đưa vào bờ, không xả thức ăn thừa, xác chết của tôm bị bệnh ra vùng ương nuôi.

3.3.3.2 Giải pháp về quản lý

Đối với khai thác tôm hùm giống:

 Quy định về mùa vụ khai thác tôm giống nhằm giảm cường độ khai thác, hạn chế đến nghiêm cấm mọi hình thức khai thác tôm hùm giống trong mùa sinh sản của tôm hùm từ tháng 4 đến tháng 8. Không đánh bắt tôm giống xuất hiện cuối vụ hoặc trái vụ, nguồn giống này bổ sung vào quần thể tôm trưởng

 Quy định ngư cụ khai thác để giảm hình thức khai thác bằng lưới mành có kích thước mắt lưới nhỏ (2a ≤ 5 mm), giảm cường độ đến không khai thác tôm hùm giống ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng Puerulus, chỉ khai thác tôm giống khi đã chuyển sang giai đoạn tôm con và chuyển xuống sống ở đáy.  Quy định về việc bảo vệ sinh cảnh sống của tôm hùm: nghiêm cấm việc khai thác, phá hủy rạn san hô, bãi thực vật đáy và các sinh cảnh tự nhiên khác.  Khoanh vùng tôm hùm giống phân bố tự nhiên để thuận tiện cho việc bảo vệ, quy định khai thác luân phiên giữa các vùng, giữ lại nguồn giống bổ sung vào quần thể tôm trưởng thành.

 Khuyến khích người dân đa dạng hóa ngành nghề, tìm kiếm việc làm khác hoặc mở rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản mới tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai thác tôm hùm giống.

 Nâng cao ý thức của ngư dân khi sử dụng nguồn lợi tôm hùm thông qua các đợt tập huấn, hội thảo. Đề cao vai trò bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn giống tôm hùm của ngư dân. Giúp ngư dân có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của họ trong việc khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi tôm giống.  Đối với ương nâng cấp tôm hùm giống

 Chính quyền địa phương cần quy hoạch cụ thể vùng chuyên ương nâng cấp tôm hùm giống. Đồng thời khuyến cáo ngư dân chọn địa điểm ương thích hợp, vùng nướcít sóng gió nhưng có dòng chiều dòng chảy mạnh, thả ương với mật độ vừa phải để thuận tiện trong khâu quản lý và chăm sóc. Không nên ương tôm giống trong lồng bè nuôi thương phẩm đặt ở vùng biển kín gió, nước lưu thông kém.

 Mở lớp tập huấn kỹ thuật từ khâu tuyển chọn, vận chuyển và thả giống đến quá trình quản lý và chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho tôm ương trong suốt quá trình ương nâng cấp.

 Chính quyền địa phương nên giúp dân xây dựng mô hình quản lý cộng đồng. Thành viên là những ngư dân tích cực trong khai thác, ương nâng cấp và đại diện chính quyền địa phương. Mô hình hoạt động theo quy chế được soạn thảo bởi sự tham gia đóng góp ý kiến của ngư dân về việc khai thác và ương nuôi bền vững nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tôm hùm giống.

Chương 4

KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I Kết luận

1. Hiện trạng khai thác

1.1 Toàn tỉnh Khánh Hòa có 3 khu vực khai thác tôm hùm giống chính: vùng biển Đại Lãnh – Đầm Môn, Đầm Nha Phu – Vịnh Nha Trang, Bãi Dài.

1.2 Tuổi trung bình của ngư dân khai thác 42,9 tuổi. Trình độ văn hóa của ngư dân làm nghề khai thác thấp: 7,9% không qua trường lớp, 63,2% có trình độ văn hóa tiểu học, 27,1% trình độ văn hóa trung học cơ sở, chỉ có 1,8%

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 69 - 115)