Thuận lợi

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 26 - 27)

L ời cảm ơn

1.4.2.1 Thuận lợi

Do điều kiện địa hình phức tạp, bờ biển dốc có nhiều nhánh núi đâm ra biển tạo tạo thành dãy núi ngầm dạng rạn ghềnh dài 160 km nằm ở chân các đảo ven bờ, 12.740 km2 rạn ngầm là nơi cư trú lý tưởng của tôm hùm. Trong thành phần tôm khai thác tại các rạn ghềnh, tôm con chiếm tỷ lệ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác giống từ tự nhiên đưa vào ương nuôi[1, 21].

Vị trí địa lý Khánh Hòa tạo thế mạnh cho nghề nuôi tôm hùm lồng: Khánh Hòa là một trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi về dao lưu kinh tế, khoa học với các vùng kinh tế trong cả nước và quốc tế để tiếp nhận và nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất, khả năng nắm bắt mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm [17].

Đặc điểm thủy văn trong mùa gió đông bắc (họat động của sóng biển theo hướng bắc hoặc đông bắc; dòng hải lưu chảy từ biển khơi Biển Đông ép sát vào bờ) đã phát tán và đưa ấu trùng tôm hùm vào các vùng rạn ven bờ biển Khánh Hòa, cung cấp giống cho nghề nuôi tôm hùm lồng của tỉnh.

Một số vùng biển khu vực Đường Đệ - Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Lương, xã Đại Lãnh, Vạn Thạnh có dòng triều và dòng chảy đáy mạnh dễ dàng ương nuôi tôm hùm con đạt tỷ lệ sống cao và nhanh lớn.

Bên cạnh đó, vùng biển của tỉnh có nhiều vịnh (vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh) có điều kiện khí hậu nóng ấm quanh năm, tổng lượng bức xạ cao, ít bão gió là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi tôm hùm lồng.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)