Hệ thống lồng ương

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 58 - 60)

L ời cảm ơn

3.2.2.2 Hệ thống lồng ương

Hiện nay, có rất nhiều kiểu lồng ương nâng cấp tôm giống khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng vùng biển, kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của người ương. Đa số, lồng ương có khung hình vuông hoặc hình chữ nhật. Một số hộ ở khu vực Đường Đệ phường Vĩnh Hòa ương tôm giống trong khung lồng tròn, kiểu lồng này có thể gập lại được sau mỗi vụ ương. Đặc biệt, một số hộ ở thôn Ninh Đảo xã Đại Lãnh ương tôm trắng trong lồng bàn. Họ sử dụng hai lồng bàn cùng kích cỡ ghép mí ở phần miệng vào nhau, sau đó cắt một phần nhỏ trên đỉnh lồng bàn làm cửa để đưa tôm và thức ăn vào trong. Các cặp lồng bàn này được treo vào trong các vinh trên bè nuôi.

Theo kết quả điều tra thì có 2 dạng lồng chính được sử dụng trong

nghề ương nâng cấp tôm hùm giống

mặt, được bọc hai lớp lưới xung quanh. Lớp trong là lưới ru có mắt lưới nhỏ 2a ≤ 5 mm, lớp lưới ngoài mắt lưới lớn hơn, một cạnh khoảng 1 cm. Mặt trên cùng của lồng có nắp ở giữa và có một ống nhựa đường kính 12 mm để đưa thức ăn vào lồng ương. Đây là hình thức ương chính của ngư dân thôn Cát Lợi – xã Lương Sơn, thôn Đông Bắc, Đông Nam – xã Đại Lãnh.

+ Ương bằng bè nổi: đối với các hộ ương bằng bè thường đặt lồng theo một trong hai cách sau:

- Ương trong giai: Giai ương có kích thước (1,5x1,5x2 m), (2x2x2 m), (2x2x2,5 m). Ngư dân chia các ô bè lớn ra làm nhiều ô nhỏ để mắc giai ương, trên bề mặt các giai ương có phủ tấm bạt hoặc cót để che mát cho tôm giống.

- Ương trong lồng: Lồng ương có hình tròn, đường kính lồng 1,2÷1,6 m, chiều cao 1,0÷1,2 m hoặc do hai lồng bàn úp miệng vào nhau. Chúng được treo ngập trong nước khoảng 1-2 m.

Mỗi kiểu lồng nuôi đều có ưu, nhược điểm khác nhau

Lồng chìm có thể di chuyển được, chúng thích hợp với vùng biển nhiều sóng gió và có độ sâu cao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lồng này là khó thao tác khi chăm sóc và quản lý. Do đó, số ngư dân được điều tra ương tôm giống trong lồng chìm chỉ chiếm 34,3% và tập trung chủ yếu ở xã Lương Sơn và xã Đại Lãnh. Ngư dân ở vùng này ương theo thói quen và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm. Mặt khác, điều này cũng phản ánh việc tập huấn kỹ thuật ương nâng cấp tôm hùm của cán bộ khuyến ngư còn hạn chế, hầu hết công tác khuyến ngư chú trọng vào kỹ thuật và phương pháp phòng trị bệnh đối với tôm hùm thương phẩm.

Lồng bè nổi là hình thức ương có nhiều ưu thế hơn so với lồng chìm. Người ương có thể di chuyển các ô lồng đến vùng nước sạch một cách dễ dàng, tránh được ô nhiễm từ nguồn thức ăn thừa. Một ưu điểm khác của lồng bè nổi là thuận tiện trong việc chăm sóc và quản lý: đối với lồng treo ở bè, người nuôi có thể kéo lồng lên kiểm tra tôm và vệ sinh lồng nuôi hàng ngày, điều chỉnh độ sâu của lồng nuôi cho phù hợp với đặc tính sinh thái của tôm con; đối với giai ương, người nuôi có thể lặn xuống kiểm tra thức ăn thừa, vệ sinh lồng nuôi một cách dễ dàng. Do những ưu điểm trên rất nhiều hộ ương (65,7%) đã chọn hình thức ương nâng cấp tôm giống trong lồng bè nổi.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)