L ời cảm ơn
3.2.2.7 Bệnh và cách phòng trị bệnh cho tôm giống
Theo kết quả điều tra, hầu hết ngư dân cho rằng tôm giống ở giai đoạn ương không bị bệnh. Tôm thường chết nhiều trong vòng 15 ngày đầu thả ương, nhưng kích thước của tôm còn quá nhỏ khó xác định được bệnh. Hơn nữa, trong vòng 15 ngày đầu thả ương tôm chết có thể do sức khỏe yếu, bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, lưu giữ và vận chuyển tôm không đúng kỹ
Mặc dù, ngư dân nhận định tôm giống giai đoạn ương ít bị bệnh nhưng họ luôn chăm sóc tôm cẩn thận và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ dịch bệnh cho tôm giống.
Theo kết quả điều tra, 100% các hộ chọn ương tôm ở vùng biển thích hợp, không bị ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc nông nghiệp. Vùng biển có dòng chảy mạnh, khả năng lưu thông nước tốt. Hầu hết, các hộ đều có ý thức tiến hành thu gom thức ăn dư thừa, giữ gìn môi trường vùng ương.
Kết quả điều tra cho thấy, 77,2% số hộ mua giống khai thác tại địa phương, tôm con có màu sắc vỏ sáng bóng, kích cỡ đồng đều, thời gian lưu giữ ngắn, hạn chế được thời gian vận chuyển và tránh được sự sai khác lớn về điều kiện môi trường. Tất cả các hộ vận chuyển tôm theo phương pháp vận chuyển hở, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm trong suốt thời gian vận chuyển đến khi thả ương. Do đó, đàn tôm thả ương khỏe mạnh, thích nghi nhanh với môi trường vùng ương, cho tỷ lệ sống cao.
Đa số (65,7%) hộ ương vệ sinh lồng ương hàng ngày, 34,3% số hộ vệ sinh lồng ương theo chu kỳ (7 – 10 ngày/lần). Toàn bộ số hộ điều tra sử dụng thức ăn còn tươi và được khai thác tại địa phương hoặc vùng không có dịch bệnh. Đảm bảo thức ăn đưa vào lồng ương có chất lượng tốt, không mang theo mầm mống của các tác nhân gây bệnh.