Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 47 - 122)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua phân tích thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước trên thế giới nêu trên, nhất là các nước trong khu vực. Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, khuyến khích nông dân đẩy mạnh phát triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở nhà nước tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, hỗ trợ tín dụng, khoa học và công nghệ, giảm thuế nông nghiệp để nông dân có điều kiện mở rộng sản xuất từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung cô quy mô lớn.

Thứ hai, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến thông qua nhà nước quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh kèm theo chính sách khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến, phát triển hệ thống tín dụng và thông tin thị trường ngay tại địa bàn vùng sản xuất nhằm đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho nông dần.

Thứ ba, ưu tiên cho đầu tư khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống có năng suất và chất lượng cao, hỗ trợ tín dụng để nông dân mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản xuất nông sản.

Thứ tư, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tham gia vào thu mua, xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa trong sản ngay tại địa bàn nông thôn để nông dần yên tâm đầu tư vào sản xuất, giảm bớt rủi ro.

Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn phát triển, nhất là kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân thông qua chính sách thuế, kiến lập thị trường tín dụng, thị trường buôn bán vật tư và nông sản, nhằm từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa, đảm bảo cả về quy mô số lượng cũng như chất lượng nông sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.

Thứ sáu, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng hội nhập, chú trọng nâng cao chất lượng nông sản, nâng cao ý thức xây dựng thương hiệu; sử dụng hiệu quả tài nguyên theo hướng bền vững; giảm dần các khoản hỗ trợ ưu đãi về thuế, tín dụng đối với nông dân và doanh nghiệp; tăng các khoản đầu tư phát triển, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; phát huy sự tham gia xây dựng nông thôn của cộng đồng dân cư.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1.Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự trong vùng, từ lâu thành phố Cần Thơ được xem là một cực tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nam bộ.

Thành phố Cần Thơ được thành lập trên cơ sở tách từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) và các quận, huyện trực thuộc theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ; là thành phố đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Trung ương, một cực phát triển, đóng vai trò động lực, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng. Tổ chức hành chính, thành phố Cần Thơ gồm 05 quận là: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và 04 huyện là: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai.

Thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn 105013'38" – 105050'35" kinh độ Đông và 9055'08" – 10019'38" vĩ độ Bắc.

Ranh giới hành chính:

TP Cần Thơ có phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển thành đô thị lớn của vùng, thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam; là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng.

- Về đường bộ: Trục thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ; từ Cần Thơ rẽ các nhánh đi Cà Mau, Kiên Giang và Long Xuyên - Châu Đốc hướng về thủ đô Phnôm-Pênh (Campuchia).

- Về đường thủy: Trục sông Hậu nối từ biển Đông đến Phnôm-Pênh, có trên 55 km ngang qua Cần Thơ; ngoài ra còn có 2 trục đường thủy quốc gia quan trọng hướng về thành phố Hồ Chí Minh là trục Cái Sắn (từ Rạch Giá ra sông Hậu) và trục Xà No (từ Cà Mau qua Cần Thơ).

2.1.1.2.Điều kiện tự nhiên

- Đồng bằng bãi bồi: nằm dọc theo sông Hậu, gồm địa phận các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng và Thốt Nốt. Nhờ có phù sa bồi đắp nên đây là khu vực cao nhất thành phố, nhất là ở các gờ đất ven sông. Quá trình uốn khúc và thay đổi lòng sông làm cho khu vực này còn tồn tại nhiều gờ sông cũ nằm xa sông hiện tại. Phía sau bờ sông là vùng đồng bằng phù sa rộng lớn. Giữa sông Hậu có nhiều cồn nổi như: cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế. Một số cồn có xu hướng dính liền vào bờ sông, như cồn Cái Khế, nay đã nối liền với hữu ngạn sông Hậu, trở thành khu đô thị của thành phố.

- Bồn trũng xa sông: nằm cách xa sông Hậu, do không được bồi đắp phù sa nên có địa hình trũng thấp, chủ yếu ở huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Phong Điền. Do địa hình trũng thấp, khó thoát nước nên thường xuyên bị ngập lâu trong suốt mùa mưa và đầu mùa khô. Cuối mùa khô, có thể chỉ còn lại các vùng nước nhỏ.

Khí hậu

Khí hậu Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương tới.

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn(khoảng 2,5 0C). Nhiệt độ trung bình năm là 26,60C; nhiệt độ thấp nhất là 19,70C; nhiệt độ cao nhất là 34,40C. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.300 giờ, tổng lượng bức xạ bình quân hằng năm là 150 kcal/cm2. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, khoảng 7,40C. Sự chênh lệch này thay đổi theo mùa, vào mùa hè do không khí ẩm nên mức chênh lệch thấp, chỉ trên dưới 60C; vào mùa đông do không khí khô hanh nên mức chênh lệch tăng cao, khoảng 8,90C.

- Ðộ ẩm trung bình của các tháng trong năm là 86,6%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là không lớn. Từ tháng 6 đến tháng 10 có độ ẩm cao nhất, những tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm là các tháng 2 và tháng 3.

- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.946 mm, số ngày mưa trung bình 189 ngày. Lượng mưa có sự phân hoá theo vùng nhưng không rõ rệt. Nhìn chung khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn hơn khu vực Đông Nam thành phố. Mưa ở Cần Thơ phân hoá theo mùa rất sâu sắc, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng 100 mm, chiếm khoảng 3 - 8% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 9, tháng 10, khoảng 270 mm. Tháng 2 ít mưa nhất, chỉ khoảng 2 mm.

Nhìn chung, khí hậu Cần Thơ khá ổn định, ít có thiên tai, nhưng sự phân hoá rõ rệt của khí hậu thường xuyên gây ra khó khăn cho sản xuất và đời sống. Mùa khô lượng mưa quá ít và thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống; mưa ít, độ ẩm không khí thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dậy phèn trong đất. Mùa mưa cung cấp nguồn nước ngọt dồi dào cho sản xuất và đời sống, góp phần cải tạo đất phèn mặn; tuy nhiên mùa mưa lại trùng với mùa lũ trên sông Hậu nên dễ gây ngập úng ở các vùng trũng như: Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh...Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương mù, giông, mưa đá, vòi rồng vẫn có thể xảy ra và gây ra những thiệt hại nhất định.

Thủy văn

Cần Thơ có hệ thống sông rạch dày đặc, ngoài các sông trong hệ thống sông Hậu còn có các sông nhỏ đổ ra vịnh Thái Lan. Các con sông này đều nối với nhau thành một hệ thống bao trùm toàn bộ lãnh thổ thành phố.

- Sông Hậu là một nhánh của sông Cửu Long, đoạn chảy qua thành phố Cần Thơ có chiều dài khoảng 60 km, chiều rộng khoảng 800 - 1.500 m. Tổng lượng nước đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 41% tổng lượng nước của cả hệ thống sông Cửu Long,. Lưu lượng nước bình quân của sông Hậu tại Cần Thơ là 14.800 m3/s. Chế độ nước của sông Hậu được chia thành 2 mùa: Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh điểm là vào tháng 9, tháng 10. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.

- Sông Cần Thơ chảy theo một vòng cung bao quanh các quận Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều rồi đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Ở nơi giao nhau với sông Hậu, chiều rộng mặt sông lên đến 200 m. Sông có nguồn nước ngọt quanh năm nên có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với thành phố như: cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; giao thông; du lịch....Sông Cần Thơ nếu được khai thác và bảo vệ tốt sẽ góp phần làm tăng vẻ mỹ quan cho thành phố Cần Thơ, trở thành con sông biểu tượng của thành phố.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có nhiều sông rạch khác như: sông Ô Môn, sông Bình Thủy, sông Thốt Nốt, rạch Cái Khế, rạch Đầu Sấu....Bên cạnh các sông rạch tự nhiên, thành phố cũng có nhiều kênh rạch nhân tạo như: kênh Cái Sắn, kênh Xà No, kênh Thị Đội, kênh Bốn Tổng....Các con kênh này nối liền hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố, tạo thành mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc. Tuy nhiên, những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đã lấp dần nhiều kênh rạch, khiến cho mật độ kênh rạch trên địa bàn thành phố giảm đi đáng kể. Rạch Cái Đôi lúc trước chiều ngang khoảng 20 m, dài hơn 4 km, xuồng ghe qua lại dễ dàng,

nay nó bị san lấp gần hết. Rạch Cái Khế trên địa bàn quận Ninh Kiều không chỉ đóng vai trò tiêu thoát nước trong thành phố mà còn có cảnh quan rất đẹp. Theo sách Cần Thơ xưa, con rạch này chảy từ cầu Đôi đến cầu Đầu Sấu (dài khoảng 5 km), nước trong xanh, quang cảnh nên thơ và đầy quyến rũ. Nhưng ngày nay, rạch Cái Khế đã mất đi vẻ đẹp xưa vì ô nhiễm nặng nề. Các rạch, hồ khác như Tham Tướng, Bần, Xáng Thổi... lại càng ô nhiễm hơn. Người dân đua nhau cất nhà cửa lấn chiếm sông rạch. Các chủ đầu tư thì san lấp để mở rộng diện tích đất của dự án. Khu đô thị Nam Cần Thơ (quận Cái Răng) có nhiều sông rạch như: Cái Đôi, Bà Chạy, Đình Sang... cũng đã bị nhiều dự án san lấp gần hết.

Thực vật

Tài nguyên thực vật của Cần Thơ không nhiều. Thành phố không có rừng, ngoại trừ một số vườn sinh thái. Thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng....

Động vật

Động vật của Cần Thơ chủ yếu là thủy sản nước ngọt. Cá, tôm và một số loài nhuyễn thể sống chủ yếu trên các sông rạch. Các loại cá đen như: lóc, rô, trê, bống có số lượng nhiều, sinh trưởng nhanh, sống chủ yếu ở hồ ao, mương đìa. Các loại cá trắng như: chày, mè, năng....thường sống ở các sông lớn như: sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Cái Sắn. Các loài tôm tép như: tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất....sống trên sông sạch và đồng ruộng. Thành phố có vườn cò Bằng Lăng là nơi sinh sống của một số loài thực vật tự nhiên và các loài chim, cò. Ngoài ra, thành phố cũng có các

điểm du lịch sinh thái như: Ngọc Sinh, Tân Long, Mỹ Khánh....là nơi cư ngụ của một số loài động thực vật.

Khoáng sản

Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ không nhiều. Trên địa bàn Cần Thơ đã tìm thấy một số loại khoáng sản như:

- Than bùn có nhiều nhiều mỏ nhỏ, vỉa dày trên 1 m, rộng 15 - 30 m, kéo dài khoảng 30 km, trữ lượng 30 - 150 nghìn tấn, tập trung ở Ô Môn và Thốt Nốt.

- Sét gạch ngói đã phát hiện được 3 điểm lớn, chất lượng tốt với tầng đất dày 1 - 2 m và tổng trữ lượng khoảng 16,8 triệu m3.

- Sét dẻo nằm cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày 5 - 6 m, chứa nhiều khoáng vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp.

- Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế. Nước khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lưu áp 16 lít/s.

2.1.2. Nguồn lực Kinh tế-xã hội

Nền kinh tế của thành phố Cần Thơ phát triển ổn định và có bước chuyển biến mới về phát huy các nguồn lực và lợi thế của thành phố, chú trọng nhiều hơn cho mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP Cần Thơ đạt mức 15,03%. Đây là mức tăng trưởng cao so với các địa phương trong cả nước. Năm 2010, tăng trưởng GDP của Thành phố đạt 15,03%, thu nhập bình quân đầu người 1.950 USD/người, tăng 200 USD so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt trên 919 triệu USD; thu ngân sách nhà nước 4.710 tỉ đồng (vượt 9,08% dự toán Trung ương giao); tổng vốn đầu tư toàn xã hội 26.282 tỉ đồng; giảm 1% tỷ lệ hộ

nghèo... Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; Huy động được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; các lĩnh vực xã hội đều có những chuyển biến tích cực.

Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người thành phố Cần Thơ ước đạt 1.950 USD, tăng 437 USD so với năm 2009, gấp 2 lần mức tăng bình quân toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đầu toàn khu vực về lĩnh vực trên.

Cần Thơ nâng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 44,1% trong cơ cấu GDP, thương mại- dịch vụ chiếm 45,2%; giảm tỷ trọng nông-lâm- thủy sản xuống còn 10,6%. Thành phố đổi mới máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt gần 20.000 tỷ đồng; nâng cao

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 47 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w