Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu hai khu vực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 25 - 30)

2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.2.2. Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu hai khu vực

Lý thuyết hai khu vực của A. Lewis: Nền kinh tế ở các nước đang phát triển song song tồn tại hai khu vực kinh tế, đó là khu vực kinh tế truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khu vực kinh tế hiện đại, chủ yếu là sản xuất công nghiệp. Khu vực nông nghiệp có năng suất cận biên bằng không và luôn thặng dư lao động. Số lao động thặng dư này có thể rút ra khỏi khu vực nông nghiệp mà vẫn không làm sản lượng nông nghiệp giảm. Việc chuyển bớt lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ làm cho năng suất lao động và lợi nhuận trong khu vực nông nghiệp tăng lên. Khu vực công nghiệp, có năng suất lao động và mức tiền lương cao hơn khu vực nông nghiệp nên có thể thu hút số lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp chuyển đến, nhờ đó tổng sản phẩm và lợi nhuận tăng vì tiền lương công nhân không đổi. Lợi nhuận được tái đầu tư mở rộng sản xuất, lại thu hút thêm lao động từ khu vực nông nghiệp và tổng sản phẩm tăng. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi thu hút hết lao động thặng dư của khu vực nông nghiệp.

Mô hình Lewis cho thấy, tăng trưởng của công nghiệp thông qua tích lũy vốn từ thu hút lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp, không chỉ tạo điều hẹn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, mà còn tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động và gia tăng năng suất lao động trong khu vực

nông nghiệp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế còn chủ yếu là nông nghiệp như nước ta.

Lý thuyết về thay đổi cơ cấu của Chenery: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp có xu hướng tăng tương ứng với GDP bình quân đầu người tăng dần. Ở mức GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp cao hơn công nghiệp. Ở mức GDP bình quân đầu người đạt 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp bằng với công nghiệp và ở mức GDP bình quân đầu người trên 600 USD thì tỷ trọng GDP của nông nghiệp thấp hơn công nghiệp. Những quốc gia có mức GDP bình quân đầu người nhỏ hơn 600 USD được xếp vào giai đoạn kém phát triển, còn những quốc gia có mức GDP bình quân đầu người 500 - 3.000 USD được xếp vào giai đoạn chuyển tiếp phát triển và GDP bình quân đầu người trên 3.000 USD được xếp vào giai đoạn phát triển. Như vậy, theo lý thuyết của Chenery đặc trưng của các giai đoạn phát triển chính là cơ cấu GDP và sự thay đổi qua các giai đoạn từ thấp lên cao dựa vào sự thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần.

Lý thuyết hai khu vực của Harry T. Oshima: Tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ xảy ra khi thời vụ không căng thẳng và đối với các nước đang phát triển, đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động của các nước này có hạn, từ đó ông đã đưa ra mô hình thay đổi cơ cấu kinh tế hai khu vực theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: đầu tư nông nghiệp theo chiều rộng nhằm tạo ra việc làm cho nông dân trong lúc nông nhàn bằng cách đa dạng hóa cây trồng, phát triển các ngành nghề về chăn nuôi và chế biến ngay trong địa bàn nông thôn. Nhờ đó, lao động dư thừa trong nông nghiệp mới sử dụng hết, mà vẫn

đảm bảo yêu cầu lao động lúc thời vụ, đồng thời còn phù hợp với khả năng vốn không lớn, trình độ kỹ thuật nông nghiệp không cao của lao động ở các nước đang phát triển. Kết quả của giai đoạn này là chủng loại nông sản đa dạng với quy mô sản lượng tăng lên, chế biến nông sản tăng, thúc đẩy xuất khẩu tạo ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển.

Giai đoạn 2: đầu tư phát triển theo chiều rộng cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. trong đó tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn và ứng dụng công nghệ sinh học để gia tăng sản lượng, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng việc làm cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động

Giai đoạn 3: phát triển tất cả các ngành theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động, trong đó đối với nông nghiệp. Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao động, tạo điều kiện rút bớt lao động ra khỏi khu vực này mà không làm giảm sản lượng; còn đối với công nghiệp, thu hẹp công nghiệp thâm dụng lao động, mở rộng công nghiệp thâm dụng vốn để nâng sức cạnh tranh của sản phẩm và giảm nhu cầu lao động.

Qua mô hình Harry T. Oshima cho thấy: (i) việc sử dụng vốn phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động; (ii) kết hợp đa dạng hóa sản xuất với. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, vừa gia tăng sản lượng, vừa giải quyết tốt nhu cầu lao động thời vụ trong nông nghiệp và giảm áp lực di chuyển lao động đến khu vực phi nông nghiệp; (iii) phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với phát triển công nghiệp chế biến ngay trên địa bàn nông thôn là

hướng đi cho các nước đang phát triển; và (iv) nâng cao năng suất lao động nông nghiệp là yếu tố quyết định đề nâng cao tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trong giai đoạn phát triển theo chiều sâu.

Mô hình Todaro: quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là một cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp gắn với vai trò tác động của các nhân tố.

Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp: đất đai và lao động là những yếu tố chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, đầu tư vốn không cao. Sản lượng nông nghiệp tăng trong giai đoạn này chủ yếu do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, lợi nhuận nông nghiệp có xu hướng giảm dần và thể hiện rõ khi mở rộng sản xuất trên diện tích đất không màu mỡ.

Giai đoạn 2: Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa: đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở cải tiến kỹ thuật canh tác. Sử dụng giống mới, tăng bón phân hóa học và mở rộng diện tích tưới tiêu chú động để gia tăng năng suất cây trồng và năng suất đất đai trong nông nghiệp, dẫn tới sản lượng lương thực tăng, đủ đáp ứng nhu cầu xã hội và tạo điều kiện chuyển một phần diện tích sản xuất lương thực sang sản xuất các sản phẩm hàng hóa khác theo nhu cầu thị trường và mức tăng thu nhập của dân cư.

Giai đoạn 3: Nền nông nghiệp hiện đại: phát triển sản xuất ở quy mô trang trại lớn theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng tối đa công nghệ mới vào sản xuất một số loại sản phẩm riêng biệt có lợi thế cạnh tranh cao. Do đó, vốn và công nghệ trở thành các yếu tố có tính chất quyết định đối với việc gia tăng sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn này.

Như vậy, Todaro nhấn mạnh vai trò tác động của các yếu tố đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp qua các giai đoạn từ độc canh chuyển sang đa canh và sang chuyển môn hóa ở mức cao.

Mô hình Sung Sang Park: quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn, gồm: sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển. Sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và được mô tả dưới dạng hàm sản xuất.

Giai đoạn sơ khai: sản lượng nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tế tự nhiên và lao động, được khái quát bằng hàm sản xuất: Y = F (N, L). trong đó Y là sản lượng nông nghiệp, N là các yếu tố tự nhiên và L là lao động. Trong giai đoạn này, quy luật năng suất cận biên có xu hướng tăng dần là do lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra chậm.

Giai đoạn đang phát triển: sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp (phần bón, thuốc trừ sâu), hàm sản xuất được khái quát: Y = F (N, Li + P(R), trong đó R là các yếu tố đầu vào do công nghiệp cung cấp. Trong giai đoạn này, nhờ sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào được sản xuất từ công nghiệp làm cho sản lượng tăng nhanh và đạt mức cao hơn nhiều so với giai đoạn sơ khai, sau đó sẽ giảm xuống theo quy luật năng suất biên giảm dần

Giai đoạn phát triển: sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn hay máy móc sử dụng trong nông nghiệp. Mối quan hệ này được khái quát trong hàm sản xuất: Y = F (N. Li + F(R) + F(K), trong đó K là vốn sản xuất. Trong giai đoạn này, sản lượng trên 1 lao động tăng lên tương ứng với lượng vốn sản xuất sử dụng tăng thêm, góp phần nâng cao thu nhập và tiết kiệm được lao động nông nghiệp.

Tóm lại, Sung Sang Park cho rằng, trong giai đoạn phát triển, để tăng năng suất đất nông nghiệp cần tăng cung ứng các yếu tố đầu vào được sản xuất từ công nghiệp, còn muốn tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp cần tăng đầu tư vốn cho nông nghiệp dưới dạng máy móc, trang thiết bị hay nói cách khác là yếu tố quyết định để nâng cao thu nhập của lao động là tăng năng suất lao động nông nghiệp thông qua hiện đại hóa các khâu trong quy trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w